Nguồn lực xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân khu vực nhà vườn phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 25 - 30)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3. Nguồn lực xã hội

Nguồn lực xã hội được xem xét trên các khía cạnh như: quan hệ trong gia đình, tập quán và văn hóa địa phương, các thiết chế cộng đồng, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của người dân đối với sản xuất và đời sống.

2.1.3.1. Những nhân tố thúc đẩy

(i) Mạng lưới quan hệ gia đình, dịng họ, bạn bè của người dân địa phương khá mạnh

Quá trình đơ thị hóa tác động rất mạnh đến sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và một số tập quán trong lao động sản xuất và sinh hoạt đời sống. Trong bối cảnh ấy, người dân phường Kim Long dường như đang tìm cách gắn kết với nhau hơn, giúp nhau trong đời sống và lao động sản xuất, tham gia vào các hoạt động của tập thể, của dịng họ và hàng xóm, láng giềng. Qua đó, họ tạo dựng được nguồn vốn xã hội với

biểu hiện cụ thể là niềm tin, có đi có lại, mở rộng mối quan hệ trong kinh doanh, làm ăn, buôn bán.

Biểu đồ 4. Liên kết hợp tác trong hoạt động kinh tế

Từ biểu đồ trên, có thể thấy mạng lưới quan hệ gia đình, dịng họ của người dân ở phường Kim Long khá tốt. Trong khi đó, một cộng đồng có tính đồn kết chặt chẽ lại là một yếu tố tích cực trong hoạt động kinh tế. Người dân đã biết cách khai thác nguồn vốn xã hội của mình trong các hoạt động cộng đồng tại địa phương để tìm kiếm các lợi ích trong phát triển kinh tế cho gia đình, chuyển đổi và phát triển sinh kế, thay đổi cuộc sống trong điều kiện mới.

(ii) Các cán bộ địa phương khá tích cực trong việc truyền thông

Việc lan toả thơng tin trong cộng đồng và hộ gia đình cũng đóng vai trị quan trọng đối với việc nâng cao vốn xã hội của người dân. Một khi thông tin được truyền tải kịp thời, đúng đối tượng sẽ giúp người dân hiểu biết tốt hơn về sản xuất, xu thế thị trường, hiểu biết xã hội, làm tăng sự tự tin, nâng cao hiệu quả sản xuất...

Có nhiều hình thức hợp tác, hỗ trợ nhau trong làm ăn kinh tế ngay cả khi không cần huy động nguồn vốn lớn. Nhưng để sản xuất có hiệu quả, sản phẩm có chất lượng thì cần một lượng tài chính nhất định để duy trì hoạt động. Như những quan điểm lý thuyết về cố kết cộng đồng - vốn xã hội đã khẳng định, vốn xã hội trong những điều kiện nhất định có thể được chuyển thành vốn kinh tế. Ở đây, người dân đã huy động nguồn vốn xã hội của mình trong mạng lưới xã hội để huy động nguồn vốn kinh tế.

Hình thức chung vốn để sản xuất - như một loại hình hợp tác này phổ biến nhất trong các quan hệ giữa anh em họ hàng, và chiếm 23,1%.

Ngoài chung vốn, dựa trên sự tin tưởng và các quan hệ quen biết, các gia đình ở phường Kim Long cũng cùng nhau tiến hành đầu tư thêm các dịch vụ trong du lịch như nhà hàng, quán café,… Đây cũng chính là sức mạnh của cộng đồng, dựa vào cộng đồng mà thúc đẩy sinh kế của người dân. Tuy nhiên vốn xã hội ở đây mới chỉ dừng lại ở mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng mà chưa có sự tham gia của nhiều hệ thống các tổ chức khác.

(iii) Qua hoạt động kinh doanh du lịch nhà vườn, quan hệ của người dân ngày càng tốt

Năm 2002, được sự quan tâm của tỉnh và thành phố, phường Kim Long đã xây dựng tuyến du lịch Phú Mộng và đưa vào hoạt động, một số gia đình đã mạnh dạn đầu tư một số dịch vụ du lịch. Mặc dù sau nhiều năm hoạt động, đa số các nhà vườn ở đây đã đóng cửa, và chỉ cịn một vài nơi cịn đón khách, nhưng qua những hoạt động này đã giúp người dân địa phương ở đây gắn kết hơn. Nhờ các hoạt động trên, mối quan hệ giữa các hộ gia đình trong địa phương được cải thiện rõ rệt. Người ta vẫn quan tâm, hỏi han nhau, khơng như tình trạng “đèn nhà ai nhà đấy sang” ở nhiều nơi khác. Qua đó, cũng có thể nhận thấy các mối tương quan ở phường Kim Long khá tốt. Đây hẳn là một lợi thế giúp phát triển sinh kế bền vững ở địa phương này.

(iv) Phong tục tập quán lạc hậu ở địa phương ngày càng hạn chế

Các phong tục tập quán ở địa phương hầu như khơng cịn xuất hiện các hủ tục. Các lễ tiệc, đám cưới, đám ma được tổ chức đơn giản hơn nhưng vẫn giữ nguyên được các nghi thức truyền thống. Đám cưới ngày nay cũng chỉ tổ chức ăn uống đơn giản, khơng cầu kì, kéo dài, người dân khơng tốn kém nhiều chi phí cho họat động này nữa. Các hủ tục địa phương ngày càng bị mờ nhạt, chỉ còn lại một số phong tục vẫn duy trì như: cúng, lễ hội…

Khơng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ của các nhóm hộ phân theo trình độ học vấn. Quan hệ gia đình, dịng tộc, làng xóm… là yếu tố ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc ra quyết định trong các hoạt động kinh doanh, buôn bán của người dân. Các hộ gia đình thường tham khảo ý kiến của nhiều đối tượng trước khi ra quyết định trong kinh doanh, sản xuất, buôn bán cũng như đời sống, tuy nhiên mức độ tham khảo của chủ

hộ đến các đối tượng có sự khác nhau. Trước khi ra quyết định sản xuất, kinh doanh 100% số chủ hộ đều tham khảo ý kiến cá nhân, đã bàn bạc với những người thân như vợ hoặc chồng, họ hàng, hàng xóm.. thậm chí nhiều chủ hộ cịn tham khảo ý kiến cán bộ địa phương hoặc cán bộ dự án… Tuy nhiên, một số họ trước khi đưa ra quyết định chỉ tham khảo ý kiến 1-2 người thân, được tin tưởng. Người được các chủ hộ trao đổi nhiều nhất chính là vợ hoặc chồng của chủ hộ. Đối tượng thứ 2 mà chủ hộ trao đổi là cán bộ địa phương - những người có trình độ hiểu biết cao và nắm được chủ chương, chính sách, các thông tin cần thiết. Đối tượng, thứ ba là họ hàng của chủ hộ, thứ tư là hàng xóm.

2.1.3.2. Những nhân tố cản trở

(i) Tình trạng mất cân bằng về giới tính vẫn cịn

Biểu đồ 5. Người thường tham gia các cuộc họp tổ dân phố

Dựa vào sơ đồ trên cho ta thấy rằng có đến 83% các ý kiến cho biết rằng nam giới đi họp trong các cuộc họp, thảo luận, truyền đạt các thơng tin về các chính sách, các tin tức, kiến thức về kinh doanh sản xuất. Trong khi đó chỉ có 14% số lượng tham gia là phụ nữ và 3% khơng tham gia. Cùng với đó thì số nguời tham gia phát biểu nam giới cũng chiếm đa số (chiếm 78%). Do hiện nay, thơng tin, chính sách hầu hết được cung cấp qua các cuộc họp ở địa phương, thì đây là điều thiệt thịi cho chị em. Chưa tính đến việc đi họp tiếp thu ý kiến của mỗi giới khác nhau như thế nào, và cách truyền đạt lại thông tin ra sao cho các thành viên khác trong hộ gia đình… Qua đó, có thể dễ dàng nhận ra được, mặc dù tình trạng gia trưởng ở địa phương hầu như khơng

cịn, nhưng đa số mọi người vẫn còn dành nhiều sự ưu tiên cũng như các quyền quyết định cho nam giới.

(ii) Nguồn lực xã hội chỉ dừng lại ở mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng

Từ khảo sát các người dân ở phường Kim Long, rõ ràng mạng lưới xã hội ở địa phương này khá nhiều và rộng. Như đã đê cập đến ở trên, nhờ có sức mạnh của cộng đồng, cà cũng dựa vào cộng đồng nên sinh kế của người dân được thúc đẩy phát triển hơn. Tuy nhiên, sự kết nối này chỉ dừng lại ở mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng mà chưa có sự kết nối với các nguồn vốn từ bên ngoài, từ các chính sách, hay sự tham gia của nhiều hệ thống các tổ chức khác.

(iii) Khả năng tiếp cận các lớp đào tạo, tập huấn kĩ thuật cịn ít, vận dụng kiến thức còn hạn chế

Tham gia các cuộc họp giúp hộ gia đình tiếp cận nhiều thơng tin các chủ trương đường lối của nhà nước, hoạt động sản xuất, thông tin kinh tế xã hội... Đây là nơi giúp người dân tiếp nhận và trao đổi các thông tin giữa những người dân trong địa phương. Tuy nhiên, đa số người dân vẫn chưa nắm bắt được các thơng tin về các chương trình, chính sách hỗ trợ… Bên cạnh đó, các buổi tập huấn để nâng cao kĩ thuật cho người dân địa phương cịn ít cũng một phần do thiếu kinh phí tổ chức, cũng như gặp phải khó khăn trong vấn đề sắp xếp thời gian phù hợp cho tất cả mọi người cùng tham gia. Trong các buổi tập huấn được tổ chức, mức độ tham gia đóng góp ý kiến của người dân khá cao, trong đó đa số người nghèo chỉ thỉnh thoảng phát biểu, thậm chí hiếm khi hoặc khơng bao giờ phát biểu ý kiến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này một phần là do nhận thức của người dân còn hạn chế nhưng một phần cũng là do nội dung khố học khơng đáp ứng nhu cầu của họ, nhiều gia đình đi tập huấn là để điểm danh, nhận tiền thù lao chứ khơng quan tâm đến nội dung khố học, một số khác khơng có điều kiện để áp dụng các kiến thức đã được tập huấn do thiếu tư liệu sản xuất nên mức độ quan tâm đến nội dung của các khố tập huấn giảm dần, có nhiều trường hợp sau khi kết thúc cuộc họp hoặc khố tập huấn đã khơng nắm được nội dung cuộc họp hoặc nội dung khố tập huấn, thậm chí có người cịn khơng biết đến nơi tập trung để làm gì.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân khu vực nhà vườn phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w