Đánh giá thực trạng sinh kế bền vững của người dân khu vực nhà vườn Kim

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân khu vực nhà vườn phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 38)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Đánh giá thực trạng sinh kế bền vững của người dân khu vực nhà vườn Kim

2.3.1. Điểm mạnh

Phường Kim Long là một phường nằm khá gần trung tâm thành phố, có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi và phù hợp cho việc phát triển trong các lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ du lịch, trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán,… Do vậy nguồn thi nhập đến từ nhiều khía cạnh, nhiều yếu tố khác nhau tạo nên sự đa dạng trong việc có nhiều nguồn thu nhập.

Hệ thống cầu đường được nâng cấp, rất thuận lợi cho việc đi lại của người dân địa phương. Hơn nữa, việc xây dựng đầu tư các tuyến đường cũng giúp cho việc kinh doanh, buôn bán của người dân nơi đây thuận lợi hơn. Thuận tiện cho việc đi lại, cũng đồng nghĩa với việc mở ra một lối đi mới giúp công việc Kinh doanh dịch vụ, hay giao lưu buôn bán phát triển hơn.

Trong khu vực nghiên cứu có nguồn lao động dồi dào, người dân cũng có tính cần cù chịu khó, ham học hỏi và có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực chăn ni, bn bán.

Có vị trí nằm gần sơng Hương, nên nguồn nước đảm bảo đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, cũng như cho chăn ni, trồng trọt và phát triển các mục đích kinh doanh dịch vụ…

2.3.2. Điểm yếu

Mặc dù có nguồn lao động trẻ nhiều, đa số có trình độ ngang mức cao đẳng, trung học phổ thơng nhưng một số có kỹ năng, có kiến thức lại đi làm ăn xa, số cịn lại đang thất nghiệp hoặc chưa có cơng việc làm ổn định. Đây là một trong những điểm hạn chế mà địa phương đang gặp phải. Bên cạnh đó, lối suy nghĩ của người dân nơi đây chưa thực sự mong muốn khai thác, đầu tư vào những nguồn vốn có sẵn ở địa phương mình. Những người có ý tưởng, mong muốn phát triển thì lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư.

Thời tiết ở đây khá thất thường- mùa mưa thì lũ lụt, thiên tai, mùa hè thì nắng gắt, khô hạn- không đảm bảo cho việc trồng trọt chăn nuôi sản xuất, cũng như cho các kinh doanh dịch vụ. Chưa kể đến việc thay đổi thời tiết thất thường trong các khoảng thời gian giao mùa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Dù trường hợp này không nhiều, nhưng vẫn có một số thay đổi đến nhịp sinh hoạt của người dân và các hộ gia đình.

Đa số nguồn vốn chủ yếu là do người dân tự cung tự cấp, nên hầu hết các dịch vụ kinh doanh, bn bán đều có quy mơ nhỏ. Các hoạt động kinh doanh buôn bán ở đây mới chỉ trong phạm vi sinh sống chứ chưa mở rộng, phát triển sang các địa phương khác hay các tỉnh thành, vùng miền lân cận.

2.3.3. Cơ hội

Phường Kim Long cũng là một trong những địa phương đang trong q trình phát triển của thành phố, do đó nơi đây được các cấp, các ban ngành trong và ngoài tỉnh quan tâm, và có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong nhiều linh vực khác nhau.

Tìm hiểu và có những biện pháp giải quyết những khó khăn, thực trạng hiện nay mà phường đang gặp phải. Từ đó từng bước tạo điều kiện cho các ban tổ chức, những người hữu trách có khả năng điều hành cơng việc cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó,cần phát huy những yếu tố tự nhiên có sẵn, mà chủ yếu các nhà vườn trong khu vực phường Kim Long để kinh doanh các dịch vụ du lịch và trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hiện đại. Hơn nữa, việc tích cực tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về giá trị, các chính sách bảo tồn và phát triển nhà vườn đến người dân là rất cần thiết. Hỗ trợ, khơi phục các nhà vườn trong nhóm có tiềm năng khơi phục. Và việc xây dựng thêm một số hình ảnh nhà vườn mới phù hợp với xu thế thời đại, vừa giữ được nét văn hóa của nhà vườn cũ, đảm bảo được các yếu tố đặc trưng, không gian xanh, kiến trúc xanh… cũng đáng được quan tâm đúng mức. Đối với hệ cây có giá trị, cần có những nghiên cứu của các nhà sinh thái học để bảo tồn và phát triển hợp lý. Hơn thế nữa, cần có những biện pháp triển khai rõ ràng, cụ thể và có hướng đầu tư phát triển trong lĩnh vực kinh doanh du lịch nhà vườn

2.3.4. Thách thức

Như đã biết, nguồn nhân lực ở đây đa số có trình độ từ trung cấp, trung học phổ thông trở xuống. Đây là một trong số những hạn chế làm cho khả năng tiếp thu, học hỏi của các lao động gặp khó khăn hơn so với những người có trình độ dân trí cao. Cũng vì trình độ cịn chưa cao nên thiếu kinh nghiệm trong việc đầu tư phát triển, dẫn đến kết quả chưa thực sự thuận lợi và chưa có tính bền vững. Một cản trở trong việc phát triển dịch vụ du lịch nhà vườn ở phường Kim Long là q trình đơ thị hóa là biến đổi nhiều kiến trúc của các nhà vườn truyền thống. Vì nhiều yếu tố khách quan

và chủ quan mà phần lớn số lượng những ngôi nhà vườn dần dần bị biến dạng, hay biến mất hồn tồn. Do đó, việc đầu tư và tận dụng những điều kiện tự nhiên có sẵn để phát triển sinh kế bền vững cho người dân cũng gặp nhiều khó khăn hạn chế. Tuy nhiên với những điều kiện, cơ sở vật chất có sẵn ở địa phương như các nhà vườn xưa cịn ngun trạng, các nhà có chăn ni trồng trọt lại đang thu hút nguồn nhân lực cũng như các nhà đầu tư từ bên ngồi đến cùng góp vốn xây dựng, đổi mới và phát triển. Nếu những hộ gia đình này có hình thức chăn ni phù hợp và biết cách kết hợp với dịch vụ du lịch để cùng phát triển, thì sẽ thu hút được nhiều du khách đến từ trong và ngồi nước. Nhưng để có thể có được những mơ hình phát triển nhà vườn theo hướng dịch vụ du lịch lại là một thách đố cho người dân và cả cán bộ địa phương nơi đây.

Nguồn vốn mà người dân dễ dàng vay mượn là vay từ họ hàng, anh em, bạn bè… tuy nhiên, nếu vay từ những đối tượng này thì chỉ được một khoản khơng nhiều với mục đích chính là để phục vụ chi tiêu sinh hoạt trước mắt chứ chưa hoàn toàn để dùng cho nhu cầu cho sản xuất. Qua đó, có thể thấy cách sử dụng vốn của người dân và các hộ gia đình chưa thực sự là hợp lí. Việc dùng vốn sai mục đích làm cho trình trạng kinh tế của người dân phường Kim Long không những không tốt hơn mà cịn làm ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh tế của mỗi hộ gia đình nữa.

Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống con người cũng dần thay đổi. Nếu trước đây người ta chỉ lo lắng sao cho có thể “ăn no mặc ấm”, thì ngày nay con người lại mong muốn được “ăn ngon mặc đẹp”. Dù ở đâu, hồn cành sống như thế nào thì nhu cầu ăn uống luôn được con người quan tâm. Kim Long cũng được nhiều người biết đến với nhiều đặc sản như: bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ướt thịt nướng, mứt gừng,… Kèm theo những yêu cầu, đòi hỏi cao trong nhu cầu ăn uống do đó vệ sinh an tồn thực phẩm trong kinh doanh ẩm thực gặp khơng ít thử thách.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN KHU VỰC NHÀ VƯỜN PHƯỜNG KIM LONG, THÀNH PHỐ HUẾ,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hướng phát triển sinh kế bền vững

Q trình đơ thị hóa đã khiến Huế mang đặc điểm của một nền văn hóa đơ thị. Điều dễ nhận thấy, các nguồn lực rất thuận lợi giúp phát triển sinh kế nơi đây, qua đó có thể giúp ngày càng kích thích quan hệ tương tác văn hóa ở địa phương diễn ra nhanh hơn. Nhà vườn Huế cũng vậy, lối kiến trúc và cách bài trí từ ngoại thất đến nội thất nhà ở truyền thống của Huế ngày càng biến dạng, nhường chỗ cho kiến trúc và lối bài trí hiện đại. Bên cạnh đó, tính thực dụng và nhu cầu về nhà ở, sinh kế đã khiến nhiều gia đình ở Huế phá bỏ khơng gian cư trú truyền thống để chuyển đổi theo mục tiêu mới. Hơn thế nữa, trình độ dân trí của nguồn lực lao động nơi đây là điều đáng được quan tâm và đầu tư thích hợp. Vì có được lực lượng lao động có trí thức thì sinh kế ở địa phương mới bến vững và phát triển. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, việc đón nhận được đầy đủ thơng tin cũng như đầu tư hơn trong việc quảng bá hình ảnh, cung cấp thơng tin đến các nhà đầu tư thì sẽ huy động và thu hút được nhiều nguồn vốn, giúp nâng cấp, đầu tư và phát triển trong các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi…

3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững

Kết quả đánh giá chỉ ra các nguồn lực sinh kế của người dân trong khu vực nhà vườn phường Kim Long ở mức trung bình. Trong nguồn lực sinh kế, có những nguồn lực người dân địa phương có thể tự mình cả thiện được, tuy nhiên cũng có những nguồn lực cần tới sự hỗ trợ từ bên ngoài cho phát triển sinh kế bền vững.

3.2.1. Giải pháp bền vững về sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn để đầu tư phát triển sinh kế bền vững và hợp lí. Phát huy thế mạnh của những điểm nhà vườn trong khu vực phường Kim Long, cần huy động và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương tham gia các hoạt động đón tiếp và hương dẫn khách tham quan, du lịch, kết hợp với các dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng. Việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nơng nghiệp sạch, an tồn thực phẩm, các loại quà lưu niệm và các món ăn đặc sản dân tộc… Khai thác, phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng hay du lịch trải

nghiệm tại các homestay ở khu vực này như một giải pháp sinh kế mới, mang lại nguồn thu nhập ổn định để cải thiện đời sống.

Đối với hệ thống cây xanh đặc biệt là những cây có giá trị, cần có những nghiên cứu nhằm đưa ra cơng tác bảo tồn và phát triển hợp lý. Việc khôi phục lại những hàng rào cây xanh, cây chè tàu sẽ thu hút sự chú ý, giúp tạo ấn tượng trong lòng của du khách khi đến đây. Bên cạnh đó, cần chú ý đên các loại cây trồng trong vườn như cây ăn quả, các loại rau, hay các loại hoa, cây cảnh… những loại cây này cũng góp phần khơng nhỏ vào việc tạo nên cảnh quan cho ngơi nhà vườn. Do đó, cần có những cách thức chăm sóc, tưới tiêu phù hợp giúp giữ được hệ thống cây trong vườn dưới sự khắc nghiệt của thời tiết, hay những tác động của nhiều yếu tố bên ngoài.

3.2.2. Giải pháp bền vững về sử dụng nguồn lực con người

Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động thông qua các lớp tập huấn về thị trường, kinh doanh, các kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt theo các phương pháp hiện đại. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện sâu, rộng công tác tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp cho các hộ gia đình ở khu vực nhà vườn phường Kim Long.

Các hoạt động tập huấn kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm kinh doanh các dịch vụ cần có sự hướng dẫn, giám sát việc ứng dụng các kiến thức được trình bày vào thực tế, không nên chỉ dừng lại ở việc truyền đạt lý thuyết hay chuyển giao kỹ thuật. Hơn thế nữa, nên hình thành các tổ nhóm tương trợ với quy mơ nhỏ để dễ dàng làm việc, và để sự giúp đỡ được thiết thực, tránh tình trạng hình thức, khơng hiệu quả.

Giải quyết lao động cịn thiếu việc làm thơng qua việc mở rộng phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch như: nhà hàng; phát triển du lịch nhà vườn ở các nhà vườn có tiềm năng hoạt động du lịch; đầu tư các nơng trại có quy mơ nhỏ để du khách có thể tham gia du lịch trải nghiệm; mở thêm các dịch vụ massage chăm sóc khách hàng đi kèm với các dịch vụ nghỉ ngơi ở các nhà nghỉ, homestay …

Việc đầu tư vào các nguồn lực tự nhiên để giải quyết lượng lao động thất nghiệp ở địa phương là khá hợp lý và cần thiết. Chính vì vậy, phát triển các ngành nghề hiện có và du nhập thêm các ngành nghề mới là giải pháp hữu hiệu để tăng thu nhập cho người dân nơi đây. Việc nghiên cứu để phát triển các dịch vụ này sao cho có tính độc đáo, mới lạ sẽ thu hút được nhiều khách du lịch, và góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong khu vực nhà vườn phường Kim Long.

3.2.3. Giải pháp bền vững về sử dụng nguồn lực xã hội

Đảm bảo nhóm thương mại dịch vụ, hỗ trợ hình thức cho vay vốn ban đầu, hỗ trợ phương tiện sinh kế ban đầu để tạo điều kiện cho họ làm dịch vụ và buôn bán; Hình thành các du lịch có tính thương mại và dịch vụ, liên kết các cơng ty du lịch lữ hành; Hình thành các nhóm sinh kế … Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực cán bộ tổ chức, đồn thể thơng qua các lớp đào tạo, tập huấn về kiến thức khoa học, kỹ thuật kỹ năng tiếp cận cộng đồng. Hơn thế nữa, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho các hộ gia đình. Tạo mối liên kết giữa người dân với chính quyền địa phương, giữa người dân với cấc doanh nghiệp, các hộ kinh doanh nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của người dân.

Liên kết với các ban ngành liên quan đến kinh doanh du lịch để triển khai các loại hình du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng dựa vào các lợi thế nhà vườn có sẵn trong địa phương. Và điều quan trọng là cải thiện hệ thống thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ và thông tin thị trường cho người dân.

3.2.4. Giải pháp bền vững về sử dụng nguồn vốn tài chính

Đa dạng hóa các hoạt động sinh kế để nâng cao thu nhập bằng cách tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tổ chức cho người trong độ tuổi lao động học nghề và học cách ứng dụng kỹ thuật vào các cộng việc liên quan và phù hợp. Nhờ đó, từng bước làm thay đổi tư duy, nhận thức và cách thức kinh doanh, sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức kinh doanh liên quan trong và ngoài nước.

3.2.5. Giải pháp bền vững về sử dụng nguồn lực vật chất

Qua nhiều thời kì biến đổi, nhiều tác động của q trình đơ thị hóa, các cơ sở vật chất, trang thiết bị công cộng ở đây cũng dần bị hư hại. Do đó cần kiểm tra định kì và có nguồn quỹ chung để có thể nâng cấp, sửa chữa, hay thay mới các thiết bị công cộng nhằm mang lại sự thoải mái khi sử dụng, cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng. Cần tránh và lưu ý sử dụng những trang thiết bị, những cơ sở vật chất đã xuống cấp.

Từ thực trạng của các nhà vườn ở Huế cho thấy, sự xuống cấp ngày càng nhanh và sự biến dạng ngày càng phức tạp do kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để bảo tồn và phát triển nhà vườn Huế cần có sự quan tâm đầu tư của

chính quyền địa phương và các chủ nhà vườn nhằm gìn giữ các giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của đất nước. Qua đó có thể thu hút sự chú ý của du khách đến với Huế và phát triển hơn trong du lịch nhà vườn ở Thành phố Huế.

Hơn nữa, cần tích cực tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về giá trị, các chính sách bảo tồn và phát triển nhà vườn đến người dân. Nghiên cứu, triển khai áp dụng chính sách về hỗ trợ nhà ở, đất, mua lại khu nhà vườn, nhằm giảm nhẹ và khắc phục mức độ biến dạng tại các nhà vườn, hạn chế tình trạng cắt bán, cơi nới, xây thêm nhà ở

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân khu vực nhà vườn phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w