Mơn học Tiếng Việt Tốn Khoa học Lịch sử - Địa lí Ngoại
ngữ Tin học Tiếng dân tộc Tỉ lệ % Hoàn thành tốt 50 50,5 45,3 47,5 45,5 57,7 Hoàn thành 49,5 49 54,2 52,2 54,4 42,3 Chưa hoàn thành 0,5 0,5 0,5 0,3 0,1 + Kết quả về năng lực, phẩm chất Bảng 3.2: Bảng năng lực, phẩm chất
Nội dung đánh giá Từng năng lực, phẩm chất Tỉ lệ mức đạt được (%)
Tốt Đạt Cần cố gắng Năng lực Tự phục vụ, tự quản 52 47,7 0,3 Hợp tác 49 50.7 0.3 Tự học, GQVĐ 47 52 ,5 0,5 Phẩm chất Chăm học, chăm làm 49 50,5 0,5 Tự tin, trách nhiệm 50 49,5 0,5 Trung thực, kỉ luật 57 42.2 0.3
+ Trung học cơ sở
Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục: Tiếp tục thực hiện giảm tải chương trình giáo dục phổ thơng bằng việc giao quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cho các cơ sở giáo dục trung học; thực hiện sắp xếp lại nội dung dạy học để khắc phục những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh.
Tiếp tục triển khai mơ hình trường học mới ở 3 trường (THCS Chu Văn Thịnh. THCS
Tô Hiệu, THCS 19/5) đã thực hiện trong những năm học trước.
Khuyến khích các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo Công văn số 7291/BGDĐT- GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn học 2 buổi/ngày ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú. Nội dung dạy học 2 buổi/ngày tập trung vào phụ đạo học sinh yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi; giãn thời gian với các nội dung dài, khó dưới sự hướng dẫn của giáo viên; tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; hoạt động văn nghệ, thể thao phù hợp đối tượng học sinh.
Thực hiện tốt việc dạy học tự chọn, cụ thể:
+ Dạy học môn Tin học và chủ đề tự chọn bám sát để ơn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao.
+ Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chủ đề tự chọn bám sát các môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông của Bộ GD&ĐT.
- Tổ chức dạy học môn tiếng Anh. Tiếp tục thực hiện dạy học ngoại ngữ trong trường Trung học cơ sở; tích cực chuẩn bị điều kiện để có thể sớm chuyển sang dạy theo chương trình mới.
* Về việc thực hiện các hoạt động giáo dục
- Tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện tích hợp giữa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, môn Công nghệ.
- Tăng cường đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc, giáo dục an tồn giao thơng, phịng chống ma tuý học đường.
- Tiếp tục thực hiện tích hợp ở một số nội dung môn học và các hoạt động giáo dục: tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục phòng chống tham nhũng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, những học sinh khơng tiếp tục học chương trình phổ thơng có thể đăng ký tham gia học nghề.
* Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học sâu rộng hơn, triệt để hơn ở tất cả các cơ sở giáo dục trung học; quán triệt sâu sắc đến từng cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thơng cấp Trung học cơ sở. Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; Khuyến khích và chỉ đạo các đơn vị trường tổ chức dạy học theo trường học kết nối.
* Cơng tác duy trì sĩ số, bồi dưỡng học sinh giỏi: Các đơn vị trường cần nắm bắt tình
hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số. Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi từ
khối lớp 6 đến lớp 9, tổ chức thi chọn học sinh giỏi cấp trường ở tất cả các khối, lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 tham gia thi cấp huyện. Tổ chức thi giao lưu học sinh giỏi từ lớp 6 đến lớp 8 cấp huyện.
* Phấn đấu chỉ tiêu chuyển lớp sau thi lại 98,7% trở lên, duy trì sĩ số 99% trở lên, tốt nghiệp
THCS 99,8% trở lên.
* Chỉ tiêu phấn đấu xếp loại chất lượng 2 mặt giáo dục cấp trung học cơ sở năm 2019 - 2020.
Xếp loại hạnh kiểm: Tốt 75%, Khá 23%, Trung bình 2%, khơng có học sinh xếp loại hạnh kiểm Yếu.
Xếp loại học lực: Giỏi 10,3%; Khá 41,2%; TB 48%, Yếu 0,5%; khơng có học sinh xếp loại kém.
* Tổ chức và tham gia các kỳ thi do các cấp tổ chức:
Tổ chức cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Chọn 3-5 dự án tham gia vòng thi cấp tỉnh và phấn đấu từ 1-2 dự án thi cấp quốc gia.
Tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện bậc THCS; lựa chọn 130 - 135 học sinh dự thi cấp tỉnh. Phấn đấu có 80 em đạt giải trở lên.
Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Tổ chức thi Giai điệu tuổi hồng cấp huyện; lựa chọn đội tham gia thi cấp tỉnh. Tổ chức Giải Điền kinh học sinh truyền thống lần thứ XIV, năm 2020; lựa chọn đội tuyển tham gia giải cấp tỉnh.
Tổ chức Giải Cờ vua, Bóng đá thiếu niên, nhi đồng cấp huyện; lựa chọn đội tuyển tham gia giải cấp tỉnh.
3.1.2 Trung học phổ thông
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.
Tăng cường đổi mới đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên nhằm thúc đẩy khả năng tự học, tự bồi dưỡng. Gắn với công tác đánh giá xếp loại với việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lí, điều động, luân chuyển giáo viên; gắn với công tác thi đua, khen thưởng: đảm bảo sự đánh giá, khen chê đúng mức, chống chạy theo thành tích.
Thực hiện các cơ chế, chính sách về tuyển dụng, luân chuyển, sàng lọc giáo viên, đãi ngộ, sử dụng cán bộ quản lý.
Giáo dục chính sách pháp luật thuế: Tổ chức tốt sinh hoạt ngoại khố, dạy lồng ghép vào mơn giáo dục cơng dân theo đúng qui định. Tổ chức tốt giáo dục Quốc phòng - An ninh: học sinh được học đủ số tiết theo quy định chung.
Giữ vững, nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, coi trọng giáo dục chính trị, giáo dục về pháp luật, phẩm chất lối sống trong thanh niên học sinh.
Thực hiện giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, giáo dục luật an tồn giao thơng, giáo dục thẩm mỹ, đẩy mạnh phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội. Xây dựng nếp sống văn hố, chống thói hư tật xấu, thực hiện giáo dục dân số - Sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giữ gìn trật tự an ninh ở trường và nơi cư trú.
Tổ chức học nghề phổ thông cho học sinh khối 11, thi vào cuối tháng 4/2019. Chỉ đạo dạy học phân hóa, bám sát đối tượng, phù hợp và phát huy được sự tích cực của nhiều đối tượng trong cùng một lớp học.
Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng nội dung đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, tạo niềm tin và sự hứng thú học tập của học sinh; khuyến khích học sinh tham gia học tập theo “trường
học kết nối”.
Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng, bồi dưỡng giáo viên giỏi dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; xây dựng hệ thống câu hỏi học tập, hệ thống ngân hàng đề thi theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
Chú trọng dạy học sinh cách học, cách tự học, cách tư duy bằng những hướng dẫn cụ thể như cách đọc sách, cách ghi chép, trích dẫn, mở rộng, bằng hệ thống câu hỏi dẫn dắt, hệ thống bài tập phù hợp với học lực của từng em.
Tiếp tục nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và ôn thi tốt nghiệp cho học sinh cuối cấp.
Chuyển lớp sau thi lại 99,6% trở lên sau thi lại, tốt nghiệp từ 90,7% trở lên, duy trì sĩ số 95% trở lên.
* Chỉ tiêu phấn đấu xếp loại chất lượng 2 mặt giáo dục cấp THPT năm 2019 - 2020 -Xếp loại hạnh kiểm: Tốt 74%, khá: 23,7%, trung bình: 2,3%, yếu: 0%. -Xếp loại học lực: Giỏi: 5,5%; khá: 48,2%; TB: 46%; yếu 0,3%.
* Tổ chức và tham gia các kỳ thi do các cấp tổ chức
- Tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường, lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh từ 25 - 30 em, đạt từ 15 - 18 em.
- Tổ chức hội thi khoa học kỹ thuật cấp trường và lựa chọn mỗi trường từ 1-2 dự án tham gia dự thi cấp tỉnh.
3.1.3 Định hướng phát triển quản lý nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020 Mai Sơn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020
Nghị quyết Đại hội Đại hội Đảng bộ huyện Mai Sơn lần thứ XVIII xác định việc
“Nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới”[14]là một trong những nhiệm
vụ và giải pháp chủ yếu phát triển văn hoá, xã hội của huyện trong nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Định hướng phát triển đội ngũ CBQL giáo dục huyện Mai Sơn đến năm 2020 xác định mục tiêu tổng quát là:
- Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu theo hướng chuẩn hoá; đổi mới nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý giáo dục.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó tập trung đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ là người dân tộc thiểu số đáp ứng nhu cầu công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nông thôn.
Mục tiêu cụ thể:
100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó 70% có trình độ trên chuẩn; 90% giáo viên có khả năng ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.
100% cán bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, học một thứ tiếng dân tộc; 50% có trình độ trung cấp lý luận chính trị hành chính.
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025 đoạn 2019-2025
3.2.1 Tạo nguồn và cơ cấu lại giáo viên và CBQL người dân tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc
3.2.1.1 Căn cứ giải pháp
Mai Sơn là một huyện vùng núi, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tới 70% dân tố toàn huyện. Do vậy, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên và CBQL giáo dục thì người dân tộc có thuận lợi trong giao tiếp, hiểu văn hố, phong tục tập qn, có kinh nghiệm cơng tác tại địa phương.
3.2.1.2 Mục tiêu của giải pháp
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, CBQL người dân tộc tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc theo quan điểm của Đảng về chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người dân tộc thiểu số. Khắc phục được tình trạng vừa thiếu, vừa mất cân đối về cơ cấu dân tộc trong đội ngũ giáo viên và CBQL và tình trạng giáo viên được tuyển dụng, CBQL người dân tộc được bổ nhiệm năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm không vững vàng, năng lực quản lý nhà trường yếu
3.2.1.3 Nội dung
- Nguyên tắc:
+ Thực hiện tốt chế độ cử tuyển theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ và Thơng tư liên tịch số 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH- BTC- BNV-UBDT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Quy hoạch đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt nhằm khắc phục tình trạng bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo.
+ Sử dụng đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số trong diện quy hoạch bằng cách giao nhiệm vụ để giáo viên là người dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp cận với cơng tác quản lý; cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; luân chuyển ra trường chuẩn để rèn luyện chuyên mơn.
- Quy trình thực hiện
Thực hiện chế độ cử tuyển đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm:
+ Phòng GD&ĐT chủ động tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của địa phương, kế hoạch phát triển đội ngũ sự nghiệp GD&ĐT đến năm 2025 đề xuất chỉ tiêu cử tuyển theo cơ cấu bộ môn, trình độ đào tạo hệ cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm đăng ký với UBND tỉnh Sơn La hàng năm.
+ Trên cơ sở chỉ tiêu cử tuyển được UBND tỉnh giao hàng năm Phòng GD&ĐT tham mưu cho Hội đồng tuyến sinh huyện xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức thông báo rộng rãi đến 22/22 xã, thị trấn, tổ chức xét tuyển đúng đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ và chỉ tiêu được UBND tỉnh giao.
+ Phịng GD&ĐT có trách nhiệm giúp UBND huyện trong việc phối hợp với UBND các xã, các phịng ban chun mơn của huyện, các trường đại học, cao đẳng nơi đào tạo để quản lý đội ngũ sinh viên, học sinh cử tuyển.
+ Ưu tiên phân công công tác theo địa chỉ nơi cư trú, với những sinh viên người dân tộc thiểu số có kết quả học tập tốt bố trí cơng tác tại các trường thị trấn có chất lượng dạy và học tốt, trường đạt chuẩn Quốc gia để nâng cao nghiệp vụ sư phạm, có cơ hội