Sự biến đổi lượng mưa trung bình năm

Một phần của tài liệu DỰ báo tác ĐỘNG của BIẾN đổi KHÍ hậu đến sử DỤNG đất và đề XUẤT các GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC hợp lý, HIỆU QUẢ, bền VỮNG tài NGUYÊN đất THEO HƯỚNG THÍCH ỨNG với BIẾN đổi KHÍ hậu cả nước (Trang 36 - 55)

4. Kết quả thực hiện

4.1.2. Sự biến đổi lượng mưa trung bình năm

4.2.1.1. Vùng Tây Nguyên

Theo số liệu Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, lượng mưa trung bình năm của vùng Tây Nguyên là 1.970,1 mm; số ngày mưa trong năm là 154,4 ngày, ngày mưa lớn nhất có lượng mưa 205,2 mm. Mưa phân bố khơng đều theo không gian: lớn nhất là vùng Đắk Nông, Bảo Lộc, lượng mưa trung bình năm 2.413 - 2.542 mm, số ngày mưa > 190 ngày. Vùng Ayun Pa, An Khê, lượng mưa trung bình năm chỉ đạt 1.248,8 - 1.466,2 mm. Thấp nhất là Ayun Pa, lượng mưa trung bình năm 1.248,8 mm, số ngày mưa có 109,9 ngày; ngày mưa lớn nhất có lượng mưa là 250,5 mm. Dựa vào sự phân bố mưa theo thời gian, có thể chia khí hậu Tây Ngun ra 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình đạt 1.478 mm, chiếm 80% tổng lượng mưa năm. Lượng bốc hơi là 491,6 mm (mưa gấp 3,2 lần lượng bốc hơi). Bảo Lộc có lượng mưa trung bình là 1.968 mm, gấp 8,33 lần lượng bốc hơi, Đắk Nơng, Pleiku có lượng mưa trung bình đạt 2.049,8 mm, lớn hơn 6,55 lần lượng bốc hơi. An Khê có lượng mưa thấp nhất, chỉ đạt 972,3 mm, trong đó lượng bốc hơi tới 822 mm, bằng 85% lượng mưa

Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa trung bình chỉ đạt 366,8 mm. Trong khi đó, lượng bốc hơi là 771,5 mm gấp 2,10 lần lượng mưa. Các thành phố, thị xã Buôn Ma Thuột, Ayun Pa, Pleiku, Kon Tum có lượng mưa trung bình đạt 202,9 - 244,3 mm (thấp hơn bình qn tồn vùng trên 100 mm), lượng bốc hơi là 821,0 - 1122,4 mm (cao hơn bình qn tồn

vùng 50 - 350 mm) bằng 4,04 lần so với lượng mưa.

Nhìn chung, trong những năm gần đây lượng mưa trung bình năm tại những khu vực có lượng mưa lớn như Bảo Lộc, Đắk Nơng có xu hướng tăng, đặc biệt là trong mùa mưa; còn tại các khu vực ít mưa thì lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm hầu hết các tháng trong năm, kể cả trong mùa mưa.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu (RCP4.5) đến năm 2030 lượng mưa năm trên địa bàn vùng Tây Nguyên có xu thế thay đổi: Lượng mưa mùa đơng tăng khoảng 3,2-32,5% (-4,6÷69,7%) đối với các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, riêng tỉnh Gia Lai lượng mưa có xu thế giảm khoảng 8,1% (-33,6÷17,5%). Lượng mưa mùa xuân tăng từ 3,1-13,5% (-3,6÷18,8%). Lượng mưa mùa hè tăng từ 0,3-4,9% (-6,4÷10,1%). Lượng mưa mùa thu tăng từ 0,0- 20,1% (-6,2÷29,8%). Lượng mưa năm giai đoạn 2016-2035 tại các tỉnh vùng Tây Nguyên được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 10. Biến đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở

(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%)

STT Tỉnh, thành phố Kịch bản RCP4.5 2016-2035 2046-2065 1 Kon Tum 7,2 (4,5÷9,9) 12,0 (2,4÷22,0) 2 Gia Lai 8,3 (3,4÷12,5) 11,0 (3,2÷19,5) 3 Đắk Lắk 6,5 (2,2÷10,9) 7,6 (0,8÷15,7) 4 Đắk Nơng 6,5 (3,7÷9,3) 11,3 (3,3÷20,7) 5 Lâm Đồng 3,9 (1,0÷6,8) 6,5 (0,3÷12,9)

(a) vào giữa thế kỷ XXI (b) vào cuối thế kỷ XXI

Hình 7: Biến đổi của lượng mưa năm (%) theo kịch bản RCP4.5

4.2.1.2. Vùng đồng bằng Sông Hồng

Bảng 11: Kịch bản biến đổi khí hậu về lượng mưa trung bình năm

STT Tên tỉnh, thành phố

vùng Đồng bằng sông Hồng

Biến đổi lượng mưa 2016 - 2035 theo RCP4.5 1 Vĩnh Phúc 14,8 (5,4÷24,6) 2 Bắc Ninh 15,9 (5,5÷26,3) 3 Quảng Ninh 20,4 (6,5÷33,4) 4 Hải Phịng 24,4 (10,1÷38,2) 5 Hải Dương 17,4 (4,9÷30,0) 6 Hưng Yên 13,8 (4,3÷23,7) 7 Hà Nội 12,6 (3,1÷22,9) 8 Hà Nam 14,0 (3,8÷24,8) 9 Thái Bình 19,8 (6,5÷32,5)

STT Tên tỉnh, thành phố

vùng Đồng bằng sông Hồng

Biến đổi lượng mưa 2016 - 2035 theo RCP4.5

10 Nam Định 16,0 (6,0÷26,0)

11 Ninh Bình 11,2 (2,8÷19,5)

(Nguồn: Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam)

Ở nước ta lượng mưa năm có xu thế tăng ở tất cả các vùng khí hậu. Lượng mưa mùa khơ ở một số vùng có xu thế giảm (ví dụ: mùa xn ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, mùa hè ở Nam Trung Bộ, mùa đơng ở Bắc Bộ).

Hình 8: Biến đổi của lượng mưa năm (%) theo kịch bản RCP4.5

Tuy khơng có sự phân hố cực đoan như ở Nam Bộ, song chế độ mưa theo mùa và theo khu vực ở vùng Đồng bằng sông Hồng cũng rất rõ. Lượng mưa trung bình năm 1.700 - 1.800mm, nhưng phân bố không đều trong các tháng, chủ yếu tập trung vào mùa mưa khoảng 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 9) lượng mưa trung bình tháng trên 200 mm và chiếm khoảng 80 - 85% lượng mưa cả năm. Tuy vậy, trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu nên lượng mưa thay đổi, lưu lượng nước tăng vào mùa mưa và suy giảm vào mùa khô, gây trượt lở đất, sụt lún, xói mòn, hoang hóa đất, gia tăng lũ quét, hạn hán làm thiệt hại tới đời sống kinh tế của địa phương. Theo kịch bản RCP4.5, từ năm 2016 đến 2035, lượng mưa của từng tỉnh ở vùng Đồng bằng

sơng Hồng có thể tăng từ 11,2 mm đến 24,4 mm so với thời kì cơ sở.

4.2.1.3. Vùng trung du miền núi phía Bắc

a. Diễn biến lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 – 2017

Theo số liệu khí tượng trong giai đoạn 1990 - 2017 có thể chia vùng Miền núi phía Bắc thành các tiểu vùng khí hậu gồm 12 tiểu vùng như nhiệt độ. Lượng mưa của các tiểu vùng được thể hiện như sau:

Tiểu vùng 1: gồm 1 phần của tỉnh Lạng Sơn, chịu ảnh hưởng của hai trạm khí tượng Thất Khê và Lạng Sơn. Đây là tiểu vùng có lượng mưa thấp, lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.367,4 mm.

Tiểu vùng 2: gồm một phần tỉnh Sơn La, số liệu khí tượng đo tại các trạm khí tượng Sơn La và Bắc Yên. Đây là tiểu vùng có lượng mưa nhỏ, lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.424, 8 mm;

Tiểu vùng 3: gồm huyện Phù Yên tỉnh Sơn La; huyện Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ, và một phần huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái; huyện Lục Ngạn, Lục Nam tỉnh Bắc Giang; huyện Hữu Lũng, Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn; huyện Ba Bể, Bạch Thông, thành phố Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn; huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng. Số liệu khí tượng đo từ các trạm Phù Yên, Nghĩa Lộ, Hữu Lũng, Lục Ngạn, Bắc Kạn, Chợ Rã, Bảo Lạc. Đây là tiểu vùng có lượng mưa nhỏ, lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.404,1 mm.

- Tiểu vùng 4: gồm huyện Sốp Cộp, huyện Sông Mã, huyện Mai Sơn, huyện Yên Châu tỉnh Sơn La. Số liệu khí tượng đo từ các trạm Sơng Mã, Còi Nòi, Yên Châu. Đây là tiểu vùng có lượng mưa thấp nhất vùng, lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.253,1 mm

- Tiểu vùng 5: gồm phía Bắc huyện Đại Từ, phía Tây thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (số liệu khí tượng đo tại trạm Tam Đảo). Đây là tiểu vùng có lượng mưa tương đối cao, lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 2.283,7 mm.

Đường, phía Đơng Bắc huyện Sìn Hồ, thành phố Lai Châu của tỉnh Lai Châu; huyện Mộc Châu, huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La; tỉnh Cao Bằng; huyện Ngân Sơn, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn; phía tây huyện Thất Khê, huyện Bình Gia, huyện Bắc Sơn, huyện Văn Quan, huyện Đình Lập, phía đơng huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn. Số liệu khí tượng đo tại các trạm Tam Đường, Mộc Châu, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Cao Bằng, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đình Lập. Đây là tiểu vùng có lượng mưa thấp, lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.693,5 mm.

- Tiểu vùng 7: gồm phía Tây huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn, phía Nam huyện Sìn Hồ, phía Nam huyện Tân Un, huyện Than Un tỉnh Lai Châu; phía Tây huyện Văn Bản tỉnh Lào Cai; huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái; tỉnh Điện Biên; huyện Quỳnh Nhai, phía Bắc huyện Mường la, phía Bắc huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La; huyện Xí Mần, Hồng Su Phì tỉnh Hà Giang. Số liệu khí tượng đo tại các trạm Tuần Giáo, Pha Đin, Quỳnh Nhai, Mù Cang Chải, Hồng Su Phì. Đây là tiểu vùng có lượng mưa thấp; lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.698 mm

- Tiểu vùng 8: gồm phía Đơng tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Giang, tỉnh Yên Bái, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Thái Nguyên, phía Tây tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Phú Thọ. Số liệu khí tượng đo tại các trạm Hà Giang, Bắc Hà, Lục Yên, Hàm n, Chiêm Hóa, n Bái, Phú Hộ, Việt Trì, Minh Đài, Định Hóa, Thái Ngun. Đây là tiểu vùng có lượng mưa tương đối thấp, lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.711,7 mm.

- Tiểu vùng 9: gồm phía Đơng huyện Mường Tè, phía Nam huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu, thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên, tỉnh Hịa Bình, tỉnh Bắc Giang, huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang, huyện Lâm Bình, Na Hang tỉnh Tun Quang. Số liệu khí tượng đo tại các trạm Mường Tè, Mường Lay, Điện Biên, Hòa Bình, Lạc Sơn, Chi Nê, Tuyên Quang, Hiệp Hòa, Bắc

Giang, Sơn Động, Bắc Mê. Đây là tiểu vùng có lượng mưa tương đối thấp; lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.794,8 mm.

- Tiểu vùng 10: gồm huyện Mai Châu, huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình (số liệu khí tượng đo tại trạm Mai Châu). Đây là tiểu vùng có lượng mưa tương đối thấp, lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.722,6 mm.

- Tiểu vùng 11: gồm phía Đơng huyện Nậm Nhùn, phía Tây huyện Sìn Hồ, phía Tây huyện Phong Thổ, phía Đơng huyện Tam Đường, Tân Uyên tỉnh Lai Châu; huyện Sa Pa, TP. Lào Cai, huyện Bát Xát. Số liệu khí tượng đo tại các trạm Sìn Hồ, Sa Pa. Đây là tiểu vùng có lượng mưa lớn, nhiệt độ trung bình năm thấp nhất tồn vùng. Lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 2.609,1 mm.

- Tiểu vùng 12: gồm huyện Bắc Quang, huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang (số liệu khí tượng đo tại trạm Bắc Quang). Đây là tiểu vùng có lượng mưa cao nhất tồn vùng; lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 4.505,8 mm.

b.Sự biến đổi lượng mưa trung bình năm theo kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2030 vùng Trung du miền núi phía Bắc

Lượng mưa trung bình năm tồn vùng bình qn khoảng 1.600 mm, phân bố không đều theo khu vực và theo mùa. Khu vực huyện Tràng Định, Văn Lãng Cao Lộc, Lộc Bình, TP. Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn; huyện Sốp Cộp, Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu, TP. Sơn La tỉnh Sơn La là những nơi có lượng mưa thấp hơn những nơi khác trong vùng và thấp hơn tổng lượng mưa trung bình năm tồn vùng. Riêng khu vực huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang có lượng mưa bình qn năm rất cao 4.573,7 mm

Theo kịch bản RCP 4.5 lượng mưa hàng năm tăng phổ biến từ 5÷15%. Giá trị trung bình của lượng mưa ngày một lớn

Vùng Trung du miền núi phía Bắc mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 mưa nhiều với lượng mưa chiếm từ 70 - 85 % lượng mưa cả năm. Tháng 7 có lượng

mưa lớn nhất trong năm, chiếm từ 18,17 đến 21,3% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng 3 tháng 4 do có mưa phùn, dù lượng mưa không đáng kể nhưng đã bổ sung được lượng ẩm nhất định cho cây trồng. Mưa ít vào các tháng 12,1,2 là nguyên nhân chủ yếu làm cho đất bị khô hạn nặng tại các huyện Sốp Cộp, Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu tỉnh Sơn La và huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình.

Bảng 12: Tổng lượng mưa trung bình tháng theo các tiểu vùng giai đoạn 1990 - 2017

Tiểu vùng Tháng Trung bình năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tiểu vùng 1 39,2 36,85 63,35 83,45 176,8 205,1 248,5 229,4 140,4 63,6 49,9 31 1.367,45 Tiểu vùng 2 23,5 22,7 51,25 112,1 193,5 228,7 261,8 239,3 141 45,7 24,3 21,5 1.365,15 Tiểu vùng 3 32,39 30,73 60,5 84,84 208 259,1 319,9 269,5 159,3 82,39 48,74 29,19 1.584,59 Tiểu vùng 4 18,8 19,37 46,33 101,4 181,9 219 261,8 253,7 167,2 55,63 26,37 18,63 1.370,17 Tiểu vùng 5 26,1 22,1 51,7 68,5 166,6 242,4 300,5 291,8 147,8 96 52,1 23,1 1.488,70 Tiểu vùng 6 32,54 30,8 61,48 91,96 212,4 274,8 325,2 270,6 163,1 74,7 45,11 28,75 1.611,39 Tiểu vùng 7 29,35 27,38 64,25 110,4 226,9 298,6 369,5 300,7 157,9 73,23 43,7 32,35 1.734,28 Tiểu vùng 8 30,45 33,25 65,06 99,44 220,6 277,4 363,8 313,1 178,8 93,67 53,56 31,1 1.760,31 Tiểu vùng 9 34,49 30,8 65,74 116 267,3 341,6 395,6 320 211,8 114,7 57,28 32,47 1.987,75 Tiểu vùng 10 12,4 14,4 38,5 89,4 199,7 240,7 340,3 325,5 298,9 124,8 38 15,1 1.737,70 Tiểu vùng 11 27,7 26,6 67,15 121,1 206,1 249,9 327,7 294,3 161,1 73,4 44,7 31,5 1.631,10

Tiểu vùng Tháng Trung bình năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tiểu vùng 12 70 65,8 99,7 230,2 690,6 1021 921,2 566,9 390,1 301,1 148,8 67,9 4.573,70

Đơn vị tính: mm Nguồn : Dự án tổng điều tra vùng Trung du miền núi phía Bắc

Bảng 13: Biến đổi của lượng mưa theo kịch bản RCP4.5

Thứ tự Tỉnh, thành phố Kịch bản RCP4.5 1 Hà Giang 5,8(2,7÷8,9) 2 Cao Bằng 14,2(8,2÷19,9) 3 Lào Cai 1,8(-4,0÷ 7,1) 4 Bắc Cạn 17,4(11,3÷ 23,1) 5 Lạng Sơn 18,7(7,0÷ 29,8) 6 Tuyên Quang 11,5(6,2÷ 16,4) 7 Yên Bái 7,5(0,2÷14,3) 8 Phú Thọ 10,0(0,3÷19,7) 9 Thái Nguyên 15,9(8,2÷ 23,3) 10 Bắc Giang 17,7(5,4÷ 29,3) 11 Lai Châu 3,3(-3,3÷ 9,7) 12 Điện Biên 5,9(-2,2÷13,2) 13 Sơn La 7,0(-0,5÷14,2) 14 Hịa Bình 7,5(0,0÷15,4)

4.2.1.4. Vùng Đơng Nam Bộ

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5÷10%. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 5÷15%. Đến cuối thế kỷ, mức biến đổi lượng mưa năm có phân bố tương tự như giữa thế kỷ, tuy nhiên vùng có mức tăng trên 20% mở rộng hơn. Tại khu vực Đơng Nam Bộ lượng mưa trung bình năm tăng thêm khoảng 8,7 – 17,5% (4,5÷25,0%); giai đoạn 2046 – 2065, nhiệt độ trung bình của vùng tăng thêm khoảng 1,3-1,5oC (0,9÷2,1oC); lượng mưa trung bình năm tăng thêm khoảng 12,1 – 18,8% (4,3÷28,6%).

Hình 9: Biến đổi của lượng mưa năm (%) ở 7 vùng khí hậu và hải đảo Việt Nam

Bảng 14. Biến đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở

(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%)

TT Tỉnh, TP Kịch bản RCP4.5 2020 - 2035 2046 - 2065 1 Đồng Nai 14,4 ( 9,1÷19,1) 16,1 (8,5÷24,8) 2 Bình Dương 9,6 (4,5 ÷ 14,8) 14,1 (6,5 ÷22,7) 3 Bình Phước 8,7 (5,3÷12,4) 12,1 (4,3÷21,2) 4 Bà Rịa - Vũng Tàu 17,5 (9,6÷25,0) 14,5 (4,6÷25,2)

5 Tây Ninh 9,4 (4,5÷14,3) 14,1 (5,2÷23,3) 6 TP. Hồ Chí Minh 16,7 ( 11,4÷21,3) 18,8 (10,5÷28,6)

(Nguồn: Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam)

4.2.1.5. Vùng duyên hải miền Trung

Ở nước ta lượng mưa năm có xu thế tăng ở tất cả các vùng khí hậu. Lượng mưa mùa khơ ở một số vùng có xu thế giảm (ví dụ: mùa xn ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, mùa hè ở Nam Trung Bộ, mùa đơng ở Bắc Bộ).

Hình 10: Biến đổi của lượng mưa năm (%) theo kịch bản RCP4.5

Theo kịch bản RCP4.5: Lượng mưa năm vào đầu thế kỷ có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5 - 10%; vào giữa và cuối thế kỷ tăng 5 - 15%, riêng ở một số tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%.

Đối với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung lượng mưa trung bình tăng khơng đồng đều trong năm, tập trung chủ yếu vào mùa thu (từ tháng 9 đến tháng 11). Lượng mưa mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 5) được dự báo giảm dần ở các khu vực Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế. Lượng mưa mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) giảm dần ở khu vực tỉnh Quảng Nam. Mưa trái mùa và mưa lớn dị thường xảy ra nhiều hơn. Số tháng mưa phùn giảm đi rõ rệt ở tiểu vùng Bắc Trung Bộ. Vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, thường có bão và mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất. Lượng mưa mùa mưa lũ chiếm 65 - 75% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình năm ở mức 800 - 3.600mm; trong đó, có các tâm mưa lớn ở các vùng Tun Hóa - Quảng Bình, Khe Sanh - Quảng Trị, Nam Đơng, A Lưới, Bạch Mã - Thừa Thiên Huế, Bắc Trà My - Quảng Nam, Ba Tơ - Quảng Ngãi, Vân Canh - Bình Định, Đồng Xuân - Phú Yên với lượng mưa trung bình năm từ 3.400 - 4.000mm, có nơi trên 4.000 mm.

Lượng mưa tăng ảnh hưởng chủ yếu đến một phần diện tích thuộc các tỉnh: Quảng Trị (thành phố Đơng Hà), Bình Định (huyện Hồi Nhơn), Hà Tĩnh (huyện Hương Khê), Quảng Bình (Tun Hóa), Quảng Ngãi (huyện Bình Sơn) và thành phố Đà Nẵng.

Bảng 15: Tổng hợp số liệu biến đổi lượng mưa theo kịch bản biến đổi khí

Một phần của tài liệu DỰ báo tác ĐỘNG của BIẾN đổi KHÍ hậu đến sử DỤNG đất và đề XUẤT các GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC hợp lý, HIỆU QUẢ, bền VỮNG tài NGUYÊN đất THEO HƯỚNG THÍCH ỨNG với BIẾN đổi KHÍ hậu cả nước (Trang 36 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)