4. Kết quả thực hiện
4.1.4. Đánh giá những tác động chính của yếu tố biến đổi khí hậu trên địa cả nước
cả nước
4.4.1.1. Vùng Tây Nguyên
Diễn biến thời tiết ở Tây Nguyên đang ngày càng có xu thế cực đoan hơn. Thiên tai xảy ra thường xuyên; lũ lụt, lũ qt vào mùa mưa; khơ hạn, nắng nóng vào mùa khơ; các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như dơng, lốc xốy, mưa đá, hạn hán xuất hiện ngày càng nhiều và bất thường hơn. Biến đổi khí hậu đã tác động sâu sắc tới tất cả các ngành, các lĩnh vực của vùng Tây Nguyên như: An ninh lương thực; môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; giao thông vận tải; y tế, sức khỏe cộng đồng, các vấn đề xã hội khác cũng đang có nguy cơ chịu tác động đáng kể của biến đổi khí hậu, những tác động chính gây ra bởi biến đổi khí hậu trên địa bàn vùng Tây Nguyên cụ thể như:
- Tác động do hạn hán, thời tiết nắng nóng gây ra
Đối với khu vực Tây Nguyên, hạn hán là loại thiên tai gây ảnh hưởng rất tiêu cực tới đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu dẫn đến sự thay đổi về lượng, cường độ và chu kỳ mưa, đặc biệt là tình trạng lượng mưa mùa khơ của vùng bị giảm đi rõ rệt.
Theo kết quả điều tra đất bị khơ hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa. Trên địa bàn vùng Tây Nguyên có 2 dạng hoang mạc xuất hiện cục bộ ở các tỉnh gồm hoang mạc đá tại tỉnh Gia Lai, hoang mạc đất cằn tại Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng...Tại những khu vực chịu ảnh hưởng, nhiều diện tích đất bị khơ cằn đến mức khơng thể canh tác được, phải bỏ hoang hóa. Thảm thực vật ở các khu vực này rất nghèo nàn, chủ yếu mọc các loại cây bụi rụng lá, trảng cỏ, cây le, các cây thân gỗ kích thước nhỏ mọc rải rác.
Diện tích đất bị khơ hạn xuất hiện ở tất cả các tỉnh trong vùng với mức độ khác nhau và tác động trực tiếp đối với ngành nơng nghiệp. Diện tích đất bị khơ hạn là 4.499.242 ha, chiếm 82,54% diện tích tự nhiên. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bị khơ hạn nặng là 364.719 ha, tập trung chủ yếu trên địa bàn
tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng. Diện tích đất lâm nghiệp bị khơ hạn nặng là 1.039.041 ha, tập trung chủ yếu trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk. Hạn hán xảy ra làm diện tích gieo trồng bị giảm, giảm sản lượng cây trồng, nhất là đối với các loại cây lương thực, cây ăn quả, cây lấy hạt. Tăng chi phí sản xuất nơng nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp, làm giảm tổng giá trị sản phẩm của các ngành.
Hạn hán cũng tác động lớn đến môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị xã hội và sức khỏe con người. Thiếu nguồn nước đã hủy hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng khơng khí, nước, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, xói lở đất. Hạn hán kéo dài, các nguồn nước mặt, nước ngầm đều tụt giảm nghiêm trọng, thậm chí khơ kiệt; khơng đáp ứng được nhu cầu dùng nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân; đó là nguyên nhân gây tranh chấp giữa các chủ thể dùng nước trên cùng một lưu vực sông; ảnh hưởng tới an ninh, trật tự và an tồn xã hội.
Hạn hán có đặc điểm là hình thành chậm, thời gian ảnh hưởng kéo dài, có tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực bao gồm đời sống sinh hoạt, sản xuất, môi trường. Ở Tây Nguyên hầu như năm nào cũng bị hạn hán đe dọa. Năm bình thường hoặc có mưa khá thì Tây Ngun cũng phải chịu vài, ba tháng khơ hạn (thường là từ giữa tháng 1 đến đầu tháng 4) với trên 2/3 số vùng ảnh hưởng nắng hạn và thiếu nước. Đây là thời kỳ mà độ ẩm khơng khí, lượng mưa và lượng dịng chảy đạt thấp nhất trong năm và cũng là thời kỳ cao điểm của nắng nóng.
Với đặc thù là lượng mưa năm có sự biến động khá lớn quanh giá trị trung bình (năm mưa nhiều có thể có lượng lớn gấp đơi năm mưa ít), và lượng dịng chảy trong sông suối lại phụ thuộc chủ yếu vào mưa nên những năm mưa ít thì tình trạng hạn và thiếu nước trong mùa khô liền kề diễn ra ngày càng gay gắt. Do đó, hạn hán tại vùng Tây Nguyên đang có xu hướng xuất hiện với tần
suất nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng hơn.
- Tác động do ngập úng, lũ lụt, sạt lở đất gây ra
Những năm gần đây Tây Nguyên là một trong những địa phương đang chịu ảnh hưởng tác động của sự biến đổi khí hậu. Trong đó, yếu tố mưa (lượng mưa, phân bố mưa và cường độ mưa) có những thay đổi khá rõ nét. Khơ hạn trong mùa khô, ngập lụt trong mùa mưa, lũ lụt, sạt lở đất đã gây thiệt hại trực tiếp đối với quá trình sản xuất, gây thiệt hại về người và các cơng trình dân sinh, cơng trình giao thơng, thủy lợi trên địa bàn vùng.
Số liệu đo mưa ở Tây Nguyên cho thấy lượng mưa năm ở nhiều khu vực có dấu hiệu thay đổi theo hướng nơi mưa nhiều thì càng nhiều hơn và ngược lại. Chênh lệch giữa nơi ít mưa nhất và nơi nhiều mưa nhất cũng như giữa năm mưa nhiều và năm ít mưa trong thời kỳ 2000 - 2010 có sự gia tăng đáng kể so với trước đó. Mưa tập trung với cường độ mạnh và lượng lớn đã có tần suất xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, đây là nguyên nhân chủ yếu gây ngập úng và làm cho loại hình thiên tai lũ quét, sạt lở đất xuất hiện ngày càng nhiều, càng nguy hiểm hơn.
Theo số liệu thống kê hàng năm tại tỉnh Gia Lai, thiệt hại do thiên tai gây ra là khá lớn. Điển hình, trận lũ năm 2009 thiệt hại ước tính là 578,13 tỷ đồng, làm chết 11 người, bị thương 09 người, diện tích nơng nghiệp bị ngập úng là 21.858,0 ha, sạt lở 1.074.773,0 m3 đất đá, hư hỏng sạt trôi 15 cơng trình thủy lợi nhỏ, 13 km kênh mương, hư hỏng 53 cầu cống các loại, 67 km đường giao thông bị hư hỏng, nhà cửa bị ngập nước 6.865 cái trong đó có 459 nhà bị sập và bị lũ cuốn trôi (Nguồn: Báo cáo tổng hợp kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.)
Lũ lụt cũng gây ra trượt lở đất ở vùng sườn đồi, vùng đất yếu dẫn tới việc mất diện tích canh tác và ảnh hưởng tới tính mạng của người dân. Lũ lụt cũng là loại thiên tai gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống
đồng bào tại vùng nông thôn nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, gây thiệt hại đáng kể đối với xây dựng, giao thông thủy lợi, gây xói mịn, rửa trơi, sạt lở đất.
Lũ quét và lũ ống: Loại thiên tai này kéo theo hiện tượng trượt lở đất, phá huỷ rừng, xói mòn đất và gây ra những thiệt hại về kinh tế - xã hội ở nhiều khu vực, đặc biệt là vùng nơng thơn vùng núi cao. Sự xói mịn xảy ra mạnh nhất ở độ cao 900 - 1000m và thường gây ra trượt lở đất, nứt đất khi có các trận mưa rào lớn. Do xói mịn mạnh, một lượng lớn các chất dinh dưỡng như nitơ, kali, canxi, magiê cùng các loài vi sinh vật bị cuốn rửa trôi, đất dần dần mất khả năng tích nước và trở nên rắn, chặt hơn từ đó làm suy giảm nguồn tài nguyên đất. Lũ quét và lũ ống cuốn trơi nhiều cơng trình xây dựng, phá hủy nhiều tuyến giao thơng, gây thiệt hại đáng kể về cơ sở hạ tầng và các vấn đề về an ninh xã hội.
Biến đổi khí hậu đã tác động đến các yếu tố nhiệt độ và mưa, lượng dòng chảy trên các sơng suối. Làm cho dịng chảy sơng suối ở Tây Nguyên bị thay đổi, thể hiện nhiều qua mức độ cạn kiệt nghiêm trọng trong mùa khơ, mùa lũ thì xu thế đỉnh lũ nhọn hơn, cao hơn, cường độ xuất hiện lũ lớn hơn,... Lũ quét, sạt sở đất xuất hiện nhiều và ngày một trở nên nguy hiểm hơn, trở thành thiên tai thường niên, rình rập gây hại đến tính mạng, tài sản của người dân, gây ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên vốn có và tốc độ phát triển kinh tế xã hội của khu vực Tây Nguyên.
Hình 15: Khu vực xảy ra sạt lở tại Xã Ia Bă, huyện Ia Giai, tỉnh Gia Lai
Hình 16: Khu vực xảy ra sạt lở đất tại Xã Đăk Man, Huyện Đăk Glei,
tỉnh Kon Tum
- Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan mưa đá, lốc xoáy gây ra
Vài năm trở lại đây trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, giơng, lốc xốy... Tại đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xảy ra vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai năm 2016 mưa đá, lốc xoáy đã diễn ra tại các huyện Chư Sê, Krông Pa, Mang Yang, Đắk Đoa đã gây thiệt hại lớn về nhà cửa, tài sản và hoa màu của người dân. Mưa đá xuất hiện ở Tây Nguyên nếu rơi vào vùng rau mầu, thì đều bị hỏng.
Cịn ở vùng trồng cây cơng nghiệp cà phê, hồ tiêu nếu trong thời kỳ đang trổ bông, mưa đá sẽ làm rụng hết bông, gây hư hại nặng tới năng suất cây trồng. Nguyên nhân khiến những năm trở lại đây thường xuất hiện các hiện tượng thời
tiết cực đoan như mưa đá, giơng, lốc xốy...đều do tác động của biến đổi khí hậu. Các hiện tượng thời tiết này đều nguy hiểm đến tính mạng và gây thiệt hại lớn đến tài sản hoa màu của người dân. Do đó, các địa phương cần phải có những biện pháp ứng phó kịp thời, người dân trên địa bàn và cơ quan đơn vị chức năng cần thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết để có phương án chủ động phòng tránh những diễn biến bất thường của thời tiết gây ra.
4.4.1.2. Vùng đồng bằng Sông Hồng
- Tác động do khô hạn gây ra
Được xếp vào loại hình thiên tai có rủi ro khơng lộ diện nhưng hạn hán là thảm họa thầm lặng mà nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của con người, có khả năng hủy diệt lớn. Hạn hán là một hiện tượng thường xuyên xuất hiện và xảy ra ở hầu hết các vùng địa lý khác nhau. Hạn hán là dạng thiên tai có điểm đặc trưng là tác động của nó thường tích lũy một cách chậm chạp trong một khoảng thời gian dài và có thể kéo dài trong nhiều năm sau khi đợt hạn kết thúc, bởi vậy việc xác định thời gian bắt đầu và kết thúc đợt hạn rất khó khăn. Cũng do sự diễn biến tích lũy chậm, tác động của hạn hán thường khó nhận biết hơn và khi nhận biết được thì sự thiệt hại đã đáng kể. Hạn thường gây ảnh hưởng trên diện rộng và có thiệt hại gây ra rất lớn. Số liệu thống kê trong và ngoài nước cho thấy thiệt hại do hạn hán thường xếp hàng thứ nhất hoặc thứ hai trong số các loại hình thiên tai phổ biến.
Đồng bằng sơng Hồng là vùng có nền văn minh lúa nước phát triển rất lâu đời và là 1 trong 2 vựa lúa lớn của cả nước do có nguồn tài nguyên đất và nước rất phong phú. Đây cũng là vùng có hệ thống đê kè và thủy nông phát triển rất sớm. Tuy nhiên trong những năm gần đây hạn hán, thiếu nước dùng xảy ra liên tục trên diện rộng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
bằng sông Hồng rất lớn. Dựa trên số liệu thống kê của các tỉnh vùng đồng bằng sơng Hồng, nhu cầu sử dụng nước của tồn vùng được tính tốn là 12,1 tỷ m3 , trong đó lượng nước lớn nhất cung cấp cho ngành nông nghiệp (chiếm tới 71,8% tổng nhu cầu sử dụng), nhu cầu cấp nước cho các ngành khác như cấp nước đô thị (5,7%), công nghiệp (5,1%) và dịch vụ du lịch, giao thông,… (chiếm 9%). So sánh với tổng lượng tự nhiên vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy tiềm năng nguồn nước đảm bảo đủ nước cho nhu cầu sử dụng hiện nay với tần suất 85%. Tuy nhiên, thực tế trong những năm gần đây vẫn xảy ra hạn hán và thiếu nước dùng xảy ra liên tục trên diện rộng.
Dưới tác động của BĐKH, tài ngun nước vùng ĐBSH được dự tính sẽ có những biến động mạnh mẽ. Qua các số liệu khảo sát và nghiên cứu khi thực hiện việc quy hoạch tài ngun nước lưu vực sơng Hồng – Thái Bình đã chỉ ra những biến động của tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu là rất phức tạp. Các biến động về lưu lượng nước: tại các trạm Sơn Tây và Hà Nội trên sông Hồng dưới tác động của việc tích và xả nước của các hồ chứa xu thế dòng chảy giảm vào các tháng đầu mùa kiệt và gia tăng của các tháng cuối mùa kiệt.
khí hậu
Biến động mực nước trên sông: Mực nước trong sông vùng ĐBSH những thập kỷ gần đây có nhiều biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là BĐKH, điều tiết các hồ chứa thượng nguồn, khai thác cát trong lịng sơng và chuyển nước giữa các lưu vực.
Từ năm 2001 đến nay dòng chảy mùa kiệt nhỏ đã gây trở ngại cho các nhu cầu kinh tế, dân sinh và môi trường ở hạ lưu. Mực nước các cống lấy nước tự chảy vào hệ thống và các trạm bơm tưới hai bên bờ hệ thống sông Hồng luôn thấp, gây khó khăn và hạn chế cơng suất hoạt động của các trạm bơm tưới như phải giảm số máy bơm, kéo dài thời gian bơm. Đặc biệt giai đoạn đổ ải yêu cầu lấy nước tập trung chủ yếu trong tháng 2 khi đó mực nước các sơng trục nội đồng dẫn vào các trạm bơm thường xuyên duy trì ở mức thấp hơn so với thiết kế. Thực tế từ năm 2001 trở lại đây cho thấy mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội từ tháng 12 đến tháng 5 thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 đến 1,1 m. Điển hình mực nước sơng Hồng đã xuống đến 0,10 m vào ngày 21/2/2010 trong thời đoạn ngắn, làm hạn chế năng lực các cống lấy nước tự chảy và các trạm bơm.
Tại tỉnh Ninh Bình, BĐKH cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng, từ năm 2001 đến nay, hạn hán liên tiếp trong vụ đông xuân tại 3 huyện miền núi làm 20% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp khơng thể canh tác được. Tình trạng xâm nhập mặn ở huyện Kim Sơn đã lấn sâu vào cửa sông Đáy 20-25 km và sông Vạc 10-15km. Ngay như vụ đông xuân 2013-2014, độ mặn cao nhất là 1,0-1,5‰, có nơi lên tới 2,4‰ ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, làm năng suất lúa giảm 20%…
Hình18: Bản đồ đất bị khơ hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa kỳ đầu vùng Đồng bằng sông Hồng
Năm 2018, diện tích đất bị khơ hạn tại vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 1.305.948 ha. Trong vùng, tỉnh Quảng Ninh có diện tích khơ hạn lớn nhất là 416.270 ha, tỉnh Hưng n có diện tích khơ hạn nhỏ nhất trong vùng là 23.280 ha. Diện tích bị khơ hạn năm 2018 chiếm 61,43% tổng diện tích tự nhiên của tồn vùng.
Nghiên cứu trường hợp tỉnh Quảng Ninh do Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho thấy, biến đổi khí hậu đã gây ra những tổn thương đối với hệ sinh thái cả trên cạn và dưới nước của khu vực này. Khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và nhiều lưu vực gần cửa biển đang bị tác động rất rõ rệt khi nhiệt độ tăng lên. Hàm lượng O2 trong nước giảm mạnh vào ban đêm do sự tiêu thụ quá mức của các lồi thực vật thủy sinh, hoặc q trình phân hợp chất hữu cơ, làm ảnh hưởng đến sự sinh