Cảnh đẹp và con người làng quê Hiến Phạm qua Hồng Hà phu nhân di văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đoàn thị điểm qua đoàn thị thực lục (Trang 73)

3.1. Cảnh đẹp và con người làng quê Hiến Phạm qua Hồng Hà phu nhân di văn nhân di văn

Đoàn Thị Điểm sinh ra và lớn lên ở làng Hiến Phạm nên bà có những tình cảm chân thành, gắn bó thiết tha đối với làng quê mà mình sinh ra, mỗi kỷ niệm, hình ảnh về làng quê in đậm trong tâm trí và tình cảm của bà từ khi bà còn nhỏ sống với cha mẹ ở quê nhà. Cảnh vật và con người nơi đây rất sinh động đã tạo nên hồn thơ văn trong các tác phẩm của bà sau này, điều này thể hiện rất rõ trong các tác phẩm được ghi lại trong Hồng Hà phu nhân di văn.

Mở đầu Hồng Hà phu nhân di văn là bài văn tả cảnh Phụng nghĩ bản đình đệ niên nhập tịch kỳ phúc tàng câu ước thúc mục lục bảng văn (gọi tắt là Bảng văn) (= Phỏng soạn bảng văn “Mục lục ước thúc” dùng trong lễ nhập tịch cầu phúc và tổ chức trò chơi hàng năm của bản đình) đã gợi mở cho chúng ta thấy cảnh đẹp và trù phú của làng quê Hồng Hà phu nhân – làng quê với những con người yêu lao động và yêu cuộc sống. Bài văn là một “bức tranh quê” khái quát toàn cảnh làng Hiến Phạm (tên cũ của làng Giai Phạm thời Đoàn Thị Điểm sống) với những thể thức sinh hoạt và trò chơi trong các ngày hội xuân hàng năm. Tác phẩm chia làm ba phần: Phần đầu tả phong cảnh, phần thứ hai tả cuộc sống của người dân địa phương, phần cuối cùng là những quy ước, niềm tự hào về làng quê tươi đẹp của tác giả. Ta hãy đọc một số đoạn sau đây:

Nguyên văn

Duy ngã chi hương sơn nhạc trữ tình, càn khôn chung khí quyết đồ nê. Quyết phần nhưỡng ốc dã phì nhiêu, bất hoát dục, bất cương lăng, địa hình thản dị. Lê tắc cốc mạch chủng chủng, nghi hựu tuỳ hạ, tuỳ cao, kim mộc thuỷ hoả thổ, phong phong kỳ vưu, kỳ nhất phục, nhất khởi. Thử nãi Thuận Văn cảnh trung chi đệ nhất thắng địa giả dã.

Dịch nghĩa

Duy đồi núi quê hương ta là còn giữ được tinh hoa do trời đất chung đúc. Đất đai, ruộng đồng có nơi đầm lầy, có nơi gò đống, có nơi ruộng cấy phì nhiêu…khiến cho địa hình bằng phẳng. Có các giống lúa, đỗ, kê, ngô đều thích hợp, tuỳ nơi cao, nơi thấp mà gieo trồng. Các ngọn núi kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ ngọn thì thấp xuống, ngọn lại nhô lên trông rất kỳ lạ. Đó chính là nơi thắng địa bấc nhất của vùng Thuận Văn.

Cảnh đẹp làng quê Hiến Phạm được Hồng Hà phu nhân đặc tả với một tâm hồn thật sự yêu mến làng quê, yêu mảnh đất mà mình sinh trưởng. Làng thôn mà Đoàn Thị Điểm yêu mến là những cảnh tượng bình thường mà cao rộng, có hình khối, có cây, có gió, có âm thanh, sắc màu nghĩa là một thiên nhiên làm đẹp cuộc sống của con người. Và trước một thiên nhiên như vậy thì rõ ràng tác giả say mê. Tấm lòng yêu cảnh vật và con người Hiến Phạm của Đoàn Thị Điểm mang đến cảnh thanh bình của cuộc sống.

Nguyên văn:

Thẩn kim xuân lệnh cáo thôi, hạ thiên ngôn chí liên hồng phô diễm, hàm hoa ngư tử hý hành nhân, liễu lục thuỳ âm, lộng ảnh kim thiền hoán du tử đối thử thần hảo cảnh khả bất cập thời hành lạc dĩ biểu thăng bình chi thịnhsự.

Dịch nghĩa

Huống chi tiết xuân vừa qua, tiết hạ lại đến, sen hồng phô sắc, cá con tung tăng dưới nước ngậm hoa thoả thích cùng người, liễu xanh rủ bóng, chuồn bay la đà soi bóng nước. Cảnh nô đùa bên bờ nhộn nhịp, nét mặt hân hoan, sắc hè tươi mới, thật là cảnh đẹp không gì sánh bằng, vui chơi thoả thích, cuộc sống an bình thịnh vượng.

Cảnh đẹp của làng quê Hồng Hà phu nhân không chỉ là những đất đai sông ngòi trù phú, địa hình bằng phẳng được thiên nhiên ban tặng mà còn là những vẻ đẹp do chính con người tạo nên:

Nguyên văn

Nhĩ lai, nhât thốc tân đình, nhưng tiền cựu chỉ, hữu phương ấn liệt kỳ hình, tiền trường khê, dẫn kỳ thuỷ y nhiên thần lực, bất tu Dương Liêu chi minh ; uyển nhược thiên thành, hề giả Ly Lâu chi trí Thập nhị lan can khuất khúc, lưu minh nguyệt ư thiềm thừ, tứ bát bộ song hộ linh lung, nạp thanh phong ư tụ lý. Tức chi giả, bất cẩm nhi cẩm, thanh hoàng xích bạch, yểm chiếu giao huy; vọng chi giả, tự sơn phi sơn, kỷ tân ngạch nam, sâm si tịnh trĩ.

Dịch nghĩa

Gần đây có một khu đình mới được xây dựng trên nền đất cũ, bên phải có hình chiếc ấn vuông, mặt trước có con suối dài ; vẫn có sức thần, không đợi sự sáng suốt của Liêu Dương, hệt như tay thánh, nào cần đến trí tuệ của Ly Lâu. Khu đình có 12 lan can gấp khúc, lưu lại ánh trăng sáng ở đầu thềm. Bốn mái tám cung ánh sáng lung linh thu nạp gió mát. Cảnh đẹp không phải gấm mà như gấm : xanh, vàng, đỏ, trắng lấp lánh giao hoà ánh sáng, ngắm nhìn thấy không phải núi mà như núi, các cành cây liễu thị đan chéo nhau ở trên đó.

Đất đai phong vật là như vậy, còn con người thì sao? Con người nơi đây được đất đai khích lệ nên giỏi giang, tài năng hơn người:

Nguyên văn

Kỳ trung tắc bối xuất giai nhân gián sinh ngạn sỹ, nam tắc văn võ bị túc đỉnh triều đình lương đống chi tài, nữ tắc sắc hành kiêm ưu liên vương tuớng phi tần chi quý.

Dịch nghĩa

Trong đó nơi làng xã sinh giai nhân, ngạn sỹ. Nam thì văn võ gồm đủ, có tài năng, là lương đống của triều đình. Nữ thì có sắc đẹp, đức hạnh, tựa vương tần phi tướng.

Con người của làng quê đối với Đoàn Thị Điểm còn là con người yêu lao động, con người chăm chỉ với công việc, gắn liền với các loại nghề

nghiệp: cày bừa, làm thợ thủ công, buôn bán. Người lao động dù cao sang hay nghèo hèn, dưới cách nhìn của Đoàn Thị Điểm, đều có một phong cách ung dung, giản dị, yêu cuộc sống.

Nguyên văn

Thương cổ giả hoài Bão Thúc chi liêm phong công nghệ chiêm Ninh Phong chi diệu kỹ. Hữu nghĩa mai nhân lỗi tiêu dao tân dã đẳng, công danh nhị tự bất nhất nhập tâm. Hữu phong soa vũ lạp thiêu đệ Đào nguyên văn thị phi bán điểm tất song yểm nhĩ.

Dịch nghĩa

Người buôn bán thì ôm phong độ thanh liêm của Bão Thúc, thợ thủ công thì chiếm được kỹ thuật tuyệt xảo Ninh Phong. Có người mang bữa Nghĩa vác cày Nhân đi lại thong dong trên cánh đồng Hữu Sằn, hai chữ công danh không chút bận tâm, có người khoác áo tơi, đội nón lá qua lại chốn Đào Nguyên, nửa tiếng thị phi không hề lọt tới.

Nhờ phong cách ung dung, giản dị mà người lao động đã ý thức được công việc của mình, đó là ý thức lo lắng cho công việc đồng áng, ý thức làm việc không ngơi tay của dân làng đã trở thành một phong tục tốt đẹp, đáng ghi thành khoán ước.

Nguyên văn

Thanh xuân bất tái lai, nhân sinh quý thích chí, tam nhật vu ai, tứ nhật cử chỉ, lưỡng thời nông sự ân tư cẩn tư, trú nhĩ vu mao tiêu nhĩ sách đào chung tuế dự mưu, hoàng chỉ, lao chỉ.

Dịch nghĩa

Tuổi xuân trôi đi không trở lại, đời người quý nhất là được thoả chí của mình. Ngày mùng 3 sửa sang dụng cụ, ngày mồng 4 xuống ruộng cày bừa. Nông vụ hai mùa lo lắng chăm chỉ. Buỏi sáng đi cắt cỏ tranh, buổi tối ngồi đánh tranh, suốt năm bận rộn không lúc ngơi tay.

Mặc dù Bảng văn là bài văn ca ngợi những ngày vui của làng Hiến Phạm, nhưng Đoàn Thị Điểm đã biết lồng vào đó cuộc sống yêu lao động,

tình cảm tha thiết với công việc, biết hy sinh để xây dựng làng xóm giàu đẹp. Có thể nói chính con người quê hương, con người lao động đã làm tăng thêm vẻ đẹp sẵn có của làng Hiến Phạm.

Hơn thế nữa, con người làng quê Hồng Hà phu nhân không những mải mê công việc mà còn là những con người biết thương yêu nhau, tôn sùng đạo lý, yêu vẻ đẹp lễ nghĩa, làm cho tâm hồn con ngưòi nơi đây trở nên càng đẹp hơn:

Nguyên văn

…Ngã hương chi linh nhân kiệt phẩm đề bất tận, nhi phi khả số kỳ nhất nhị dã. Kỳ tục tắc sùng trọng lễ văn ưu du đạo lý, các an sở ngộ bần vô cữu, phú vô kiêu. Doãn hiệp vu trung văn bất hóa chất bất lý, ngũ thân tắc thân hữu nghĩa, hữu biệt, hữu tín, thuỷ chung tại tư, đán tịch tại tư. Tứ lân tắc tương bảo, tương trợ, tương tuất, tương chu. Tháo thứ ư thị điên bái ư thị thử, hữu nghĩa hương chi dân thuần tục hậu ư Hiến Phạm chi danh vi vô quý dã.

Dịch nghĩa

Quê hương ta địa hình nhân kiệt, phẩm đề bất tận, được xếp thứ nhất thứ nhì nơi đây. Phong tục quê hương ta coi trọng lễ nghĩa, đạo lý được giữ gìn. Các nhà trong làng thấy nghèo không chê, giàu không kiêu. Năm nhà thì có thân, có nghĩa, có biệt, có tín, thuỷ chung như nhất, sớm tối có nhau. Các nhà hàng xóm ở liền nhau thì bảo vệ nhau, giúp đỡ nhau, yêu thương đùm bọc nhau, tạo thành vùng dân cư sống đẹp, theo lễ nghĩa ở nơi này. Quê hương ta thật là nơi dân cư thuần hậu, phong tục phồn thịnh xứng đáng với tên làng là Hiến Phạm mẫu mực, quả là không hổ thẹn về điều đó.

Con người đất Hiến Phạm yêu lao động, yêu con người, quê hương mình cũng là những con người biết vui chơi hết mình, và trong các ngày lễ hội, biết bộc lộ cái đẹp của tâm hồn cũng như thể chất, cái đẹp hồn hậu, tự nhiên của những con người yêu sống:

Nguyên văn

…Vu tư thời hề, bốc hiệp cát quyện, tứ trần la y, tập đoan đoan hạo hạo chi giai nhân, tổng giản giản hồng hồng chi danh kỹ. Mấn ưng Vu Sơn, quần phao Tượng Thuỷ, đả ban phục sức tiên nghiên, my khai tân nguyệt, mục trạm thu ba, trang điểm tư dung minh mỵ. Diệu vũ giả, lộng khinh nhu như giáng thụ. Tiện đương triền cẩm chi xa thanh ca giả hài luật lữ, nhược thiền sầu khởi ác tốc lăng chi phí lưu thuỷ cao sơn cầm âm tuyệt diệu chung kỳ phục hưng, nhĩ bất phương đan xuyên sơn liệt thạch địch vận du dương Cổ Khách cánh sinh Nhĩ hà lận xuy.

Dịch nghĩa

…Bấy giờ chọn ngày tốt, phô bày lụa là, tụ tập những cô gái đẹp, trắng trẻo, đoan trang và các danh kỹ thướt tha, rực rỡ. Tóc búi lại như núi Vu, quần phấp phới trên sông Tương, ăn mặc trang điểm rất đẹp đẽ, lông mày nhọn cong như mảnh trăng non, đôi mắt biếc xanh như làn thu thuỷ, vẻ đẹp rạng rỡ tươi tắn. Người múa giỏi trông nhẹ nhàng, mềm mại như cành non, đáng được thưởng nhiều gấm vóc. Người hát hay hợp luật lã, tiếng lanh lảnh như ve ngân, đâu tiếc gì lụa đẹp ban khen. Tiếng đàn tuyệt diệu, gảy khúc lưu thuỷ, cao sơn, đã có Chung Kỳ sống lại xin chớ ngừng đàn. Tiếng sáo du dương vang điệu xuyên sơn lập thạch, đã có Cổ Khách phục sinh, xin đừng ngừng thổi.

Có thể thấy Bảng văn là bài văn ca ngợi cảnh làng quê đã được Hồng Hà phu nhân với ngòi bút tài tình, đầy đủ mà không rườm rà, khái quát mà không ước lệ, đã phác họa được toàn cảnh một làng quê vừa sinh động vừa tràn đầy sức sống. Từ địa hình, đất đai, sông ngòi, ruộng đồng đến những con người lao động, Đoàn Thị Điểm đã rút ra một chân lý : phải làm việc rồi hãy vui chơi. Từ đó đã làm nên vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi đây.

Và bài văn này cũng đã hé mở cho chúng ta thấy một tâm hồn yêu quê hương tha thiết, gắn bó một lòng với nó của Đoàn Thị Điểm. Cũng chỉ

một tình cảm yêu thực sự quê hương và niềm tự hào về nó, có ý thức xây dựng nó mới có thể viết được những lời văn súc tích, trữ tình và tha thiết như vậy.

Bên cạnh tình cảm đối với cảnh đẹp và con người làng quê Hiến Phạm, Đoàn Thị Điểm còn viết một số bài thơ về thiên nhiên nơi bà sinh sống hay những nơi bà đã từng đi qua . Thơ về đề tài thiên nhiên, Đoàn Thị Điểm sáng tác không nhiều. Hiện trong Hồng Hà phu nhân di văn có không đến 10 bài, hầu hết viết bằng chữ Hán theo thể thơ Đường luật. Thơ tả cảnh thiên nhiên của Đoàn Thị Điểm phần lớn là vào lúc trời chiều, đêm xuống, nhưng không gợi lên cảm giác vắng lặng buồn bã. Cảnh bà miêu tả thường giống như những bức tranh sống động : có cảnh đêm chơi xuân, cảnh đốt đuốc, thuyền bè,…tạo cảm giác vui chơi thanh bình yên ả.

Nguyên văn

Hà giả xuân tiêu bỉnh chúc du? Thiên quang như trú, quế hương phù. Ngân hồng cao quải thiên tầng Hán, Ngọc phách quang phô nhất bán thu. Phận dã phỉ thù kim cổ mục,

Phồn hoa y cựu đế vương chu. Hứng lai bất quản giang hà dị, Nhất trạo khinh khinh tái tửu chu.

(Thơ chữ Hán : Dạ du mãn hứng) Dịch nghĩa

Người nào đêm xuân đốt đuốc đi chơi?

Trời sáng như ban ngày, hương quế tràn ngập.

Luồng ánh sáng bạc treo cao trên nghìn tầng sông Hán, Gương trăng phơi bày rực rỡ như đang giữa mùa thu.

Trên mảnh đất cũ của đế vương, cảnh phồn hoa vẫn y nguyên như cũ. Cảm hứng đến thì có quản gì sông hồ đổi khác,

Một mái chèo chở chiếc thuyền rượu lướt nhẹ trên sông. Lòng tin tưởng và tự hào đối với cuộc sống đã đem lại cho Đoàn Thị Điểm một cái nhìn lạc quan. Thiên nhiên trong bài thơ lúc nào cũng đẹp đẽ, tươi tắn như chính tâm hồn nhà thơ. Mùa xuân cũng là những ngày hội của cỏ hoa, vui chơi cũng là những ngày hội của những con người lao động. Trong không khí đó ánh trăng quen thuộc như càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp cuộc sống. Lòng tự hào đối với quê hương đã phát triển thêm với ý thức về một cuộc sống no đủ, với những con người lao động xây dựng và gìn giữ quê hương. Không những thế, làng thôn dưới con mắt nhà thơ đã không bị thi vị hoá đi phần nào mà càng có cơ sở hiện thực, bởi cảnh thanh bình như vậy, khó có thể tìm thấy trong thơ văn hiện thực đương thời khi mà chế độ phong kiến thế kỷ XVIII đã bước vào giai đoạn suy vi.

Cũng như nhiều nhà văn đương thời Đoàn Thị Điểm cũng có thơ về mùa thu. Mùa thu trong thơ Đoàn Thị Điểm không phải chỉ là cảnh man mác trời mây mà còn có cái đặc sắc riêng của nó:

Nguyên văn

Lương phong vi vũ thuộc sơ thu, Vạn hộc thanh hương nhập trản phù. Điếu hải giác đa huyền quản nhạc, Tưu sinh hữu hạnh bạng tư du.

(Thơ chữ Hán : Thu hứng) Dịch nghĩa

Gió mát mưa rây, đã vào tiết đầu thu,

Hương thơm trong trẻo nghìn vạn hộc tràn cả vào trong chén.

Tấm thân nhỏ mọn có cái may được lạm dự cuộc chơi này. Bài thơ có thể sáng tác theo chủ đề có sẵn, nhưng nếu không có sự quan sát thế giới xung quanh thì không thể sinh động như vậy. Lòng tin tưởng vào cuộc sống của Hồng Hà phu nhân đã khiến cho thơ hướng tới cái sức sống mạnh mẽ, lấn át tất cả những gì tàn tạ tiêu điều. “Gió mát mưa rây, đã vào tiết đầu thu”, là một quy luật của vạn vật, tuần hoàn của vũ trụ, nhưng với Đoàn Thị Điểm là người nghiên cứu lý số thông thạo từ trước, thì đó là hiện tượng rất tự nhiên của đời sống. Bà muốn qua bài thơ để phát biểu những cảm nhận, niềm tin, lòng lạc quan của mình.

Nguyên văn

Khinh trang hiểu phát đáo An Nhân, Cảnh ngưỡng huyên hoà hữu cước xuân. Lạc tại hồ tôn đồng toạ chước,

Tình ư đông bắc thử trình phân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đoàn thị điểm qua đoàn thị thực lục (Trang 73)