BLHS 2015. Dự kiến tội danh này bởi A, B, C, D là người có chức vụ quyền hạn.
4. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B,C, D trong vụ án.
Trả lời:
Hành vi của A, B, C, D phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 BLHS 2015. Cụ thể, A, B, C, D là đồng phạm với vai trò người thực hành. Cấu thành tội phạm được xác định như sau:
Về khách thể: quan hệ sở hữu của M (500 ngàn đồng) và quan hệ nhân thân của M và N
(sức khỏe của M và N)
Về mặt khách quan:
+ Hành vi: A, B, C, D đã có hành vi dùng vũ lực đối với M và N (chặn đầu xe, tông thẳng
vào xe của M khiến M và N té xuống đường, còng tay M về phía sau, C và D đánh vào người M và N) và uy hiếp tinh thần đối với M (nếu M không đưa 500 ngàn đồng cho B thì B sẽ đưa M về cơng an quận giải quyết)
Về mặt chủ quan:
+ Mục đích: chiếm đoạt 500 ngàn đồng của M.
+ Lỗi: cố ý. A, B, C, D nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Về chủ thể: A, B, C, D là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi
Như vậy, hành vi của A, B, C, D đã phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 BLHS 2015 mà không cấu thành các tội danh được dự kiến vì các lý do sau:
- Thứ nhất, tội cướp tài sản Điều 168 BLHS 2015. Cụ thể A, B, C, D là đồng phạm trong
tội cướp tài sản. Dự kiến tội danh này bởi A, B, C, D đã có hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc đối với M và N (chặn đầu xe, tông thẳng vào xe của M khiến M và N té xuống đường, cịng tay M về phía sau, C và D đánh vào người M và N) làm cho M và N lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Thứ hai, A, B, C, D không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS
2015 bởi thủ đoạn gian dối (giả danh là công an để M tin theo và đưa tài sản) chỉ là cách thức phạm tội, vào thời điểm B chiếm đoạt được tài sản là do B có hành vi uy hiếp tinh thần với M để MM phải đưa tài sản chứ M không tự nguyện đưa tiền cho B
- Thứ ba, A, B, C, D không phạm tội lạm dụng, chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
theo Điều 355 BLHS 2015 bởi tại thời điểm phạm tội A, B, C, D khơng có cơng vụ được giao, khơng vì mục đích thực hiện cơng vụ mà vì mục đích vụ lợi cá nhân.
5. Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vicủa A, B,C, D? của A, B,C, D?
Trả lời:
Các cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của A, B,C, D gồm:
Thứ nhất, cơ sở định lý thuyết định tội danh theo 4 yếu tố cấu thành. Bởi dựa vào ý thức
chủ quan của A, B, C, D là đều muốn thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Thứ hai, cơ sở lý thuyết về đồng phạm. Bởi A, B, C, D có hành vi thỏa thuận và thống
nhất phân công phối hợp với nhau khi thực hiện hành vi phạm tội. A, B, C, D đều nhận thức rõ hành vi của mìnhmình là gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả và mong muốn cho hậu quả xảy ra.