Đánh giá khía cạnh kinh tế xã hội của dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hành học phần lập và phân tích đầu tư dự án lập trung tâm gia sư (Trang 45 - 48)

PHẦN 3 : PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.7. Phân tích tài chính của Dự án

3.7.7. Đánh giá khía cạnh kinh tế xã hội của dự án

 Những tác động tích cực mà dự án đem lại

- Dự án góp phần vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của quốc gia trong q trình hội nhập hóa, quốc tế hóa. Đồng thời dự án khi được thực hiện sẽ truyền đạt cho học sinh hệ thống tri thức khoa học, và kỹ năng trong học tập, truyền bá cho họ lý tưởng và đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hố của dân tộc và nhân loại, đào luyện họ trở thành những lớp người có ích cho đất nước. - Không chỉ dạy tri thức khoa học, dạy kỹ năng, phát triển trí tuệ học

sinh mà còn truyền bá cho họ thế giới quan khoa học, lý tưởng, 42

niềm tin đúng đắn, khơi dậy và bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, năng lực sáng tạo của con người.

- Hàng năm doanh nghiệp đóng góp một khoản cho ngân sách nhà nước.

- Tạo cơng ăn việc làm cho xã hội.

- Do xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội, mối liên hệ giữa các vùng, các ngành trong nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ. Vì vậy, lợi ích kinh tế xã hội của dự án khơng chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà còn ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác.

 Tác động tiêu cực mà dự án mang lại

Ngồi việc đem lại lợi ích tích cực cho kinh tế xã hội đất nước, việc mở trung tâm gia sư cũng có một số những tác động tiêu cực đến những học viên như:

- Học thuộc và chép lại: việc thuê gia sư dạy kèm đang ngày càng trở

nên phổ biến, thậm chí số gia sư được thuê để dạy kèm từ… lớp 1 ngày càng nhiều. Nếu như trước đây, phụ huynh thường thích thuê sinh viên để dạy kèm con em mình thì nay những người có xuất thân là giáo viên lại được chuộng hơn bởi tâm lý phụ huynh thích những người nắm vững chương trình học để hiểu trẻ cần gì, thiếu gì. Tuy nhiên, chính vì hiểu rõ chương trình, biết khả năng của từng lớp học, cấp học sẽ tới đâu kèm theo tâm lý muốn cho nhanh, tiện nên nhiều gia sư đã “học” thay, “làm bài” thay cho chính học sinh.

- Dễ tạo tính ỷ lại: nhiều gia sư các mơn thuộc khối tự nhiên phải dạy lại kiến thức trên lớp cho học trị. Phải dạy lại một phần vì khả năng tiếp thu trên lớp của các em kém hơn so với các bạn, nhưng phần khác lại do sự thiếu tập trung, chểnh mảng khi nghe thầy cô giảng bài. Với tâm lý “sẵn gia sư ở nhà”, trên lớp không tập trung vào bài học thì về nhà sẽ được gia sư dạy lại, vơ hình trung, những học sinh

này có thái độ học tập khơng phù hợp trên lớp, thậm chí là khơng tơn trọng chính giáo viên bộ mơn.

 Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế xã hội của dự án Dựa trên Giá trị gia tăng thuần túy (NVA)

Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Giá trị gia tăng thuần túy là giá trị chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức như sau:

NVA= O – (MI+I) Trong đó

NVA: giá trị gia tăng thuần túy do dự án đem lại đây là đóng góp của dự án đối với nền kinh tế.

O: giá trị đầu ra của dự án.

MI: giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được các đầu ra trên đây (như năng lượng, nhiên liệu,..) I: vốn đầu tư ban đầu.

Nâng cao mức sống dân cư: Dự án cung cấp môi trường học tập hiệu quả, giúp cho các bạn học sinh có nền móng vững chắc cho những kì thi tuyển sinh.

Phân phối thu nhập và cơng bằng xã hội: Dự án đóng góp vào việc phát triển vùng kinh tế kém phát triển và việc đẩy mạnh công bằng xã hội. Gia tăng số lao động có việc làm: đây là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh xã hội của các nước thừa lao động, thiếu việc làm.

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ những căn cứ khoa học và thực tiễn, các tính tốn, phân tích về hiệu quả kinh tế của dự án, cũng như ảnh hưởng tới đời sống xã hội mà công ty đã nghiên cứu và lập dự án : “Trung tâm gia sư”. Có thể đánh giá rằng đây là một dự án có tính khả thi và độ an tồn cao. Việc đưa dự án đi vào hoạt động sẽ mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao cho công ty, đồng thời cũng mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hành học phần lập và phân tích đầu tư dự án lập trung tâm gia sư (Trang 45 - 48)