Thiết bị nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động lực học của xe máy chữa cháy cho các khu phố cổ trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 94 - 96)

4.4. Phương pháp thực nghiệm xác định trọng tâm xe và trọng tâm các cụm chi tiết của xe máy chữa cháy cụm chi tiết của xe máy chữa cháy

4.4.1. Xác định tọa độ trọng tâm xe máy chữa cháy

Vị trí trọng tâm của xe ảnh hưởng nhiều đến tính cân bằng khi chuyển động và nó được đặc trưng bởi 3 thơng số khi đặt xe nằm ngang, (hình 4.2).

Hình 4.2: Mơ tả các thơng số đặc trưng vị trí trọng tâm của xe máy chữa cháy

+ Khoảng cách giữa hai điểm tiếp xúc với mặt đường của lốp bánh sau, trước theo phương nằm ngang, ký hiệu p (m);

+ Khoảng cách giữa trọng tâm với đường thẳng đứng đi qua điểm tiếp xúc của lốp bánh sau với mặt đường, ký hiệu b (m);

+ Chiều cao trọng tâm, tức là khoảng cách từ trọng tâm xe đến mặt đường, ký hiệu h (m).

Theo [4], [5] tọa độ trọng tâm của xe máy chữa cháy được xác định qua các phương pháp thực nghiệm như sau:

a) Phương pháp xác định toạ độ trọng tâm của xe máy chữa cháy theo chiều dọc

Để xác định trọng tâm xe theo chiều dọc chúng ta để xe trên mặt phẳng nằm ngang với bánh trước và bánh sau lên bàn cân như hình 4.3. Cho xe lên bàn cân, ta sẽ xác định được trọng lượng tác dụng lên bánh trước Nf, và trọng lượng tác dụng lên bánh sau Nr, đồng thời đo chiều dài cơ sở của xe p.

Hình 4.3: Sơ đồ thực nghiệm xác định tọa độ trọng tâm xe theo chiều dọc

Với thơng số được ký hiệu như trong hình 4.2, từ sự cân bằng mơ men tại điểm A (trong hình 4.2), giá trị của thơng số b được xác định:

f f rp.N b N N   (4.1)

Trong đó:

b - Khoảng cách từ trọng tâm xe đến đường thẳng đứng đi qua điểm tiếp

xúc với mặt đường của lốp sau, m ;

p – Chiều dài cơ sở của xe, m ;

Nf - Trọng lượng xe phân bố lên bánh trước, N; Nr - Trọng lượng xe phân bố lên bánh sau, N.

b) Phương pháp xác định toạ độ trọng tâm của xe máy chữa cháy theo chiều cao

Khi giá trị b – khoảng cách từ trọng tâm đến đường thẳng đứng đi qua điểm tiếp xúc bánh sau với mặt đường - đã được tìm thấy, có thể xác định được chiều cao h của trọng tâm xe bằng cách đo tải trọng chỉ trên một bánh xe sau với bánh trước được nâng lên một độ cao H tạo góc nghiêng của xe là α (hình 4.4)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động lực học của xe máy chữa cháy cho các khu phố cổ trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)