Phƣơng pháp nghiên cứu và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ thạch bàn (Trang 30 - 32)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và xử lý số liệu

Nghiên cứu đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp thống kê, điều tra, phân tích và tổng hợp. Thông tin và dữ liệu đƣợc thu thập dựa trên hệ thống lƣu trữ hồ sơ của công ty. Dữ liệu đến từ nhiều nguồn nhƣ: khảo sát trực tiếp, dữ liệu thứ cấp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia,...

2.3.1. Phương pháp chuyên gia

Đầu tiên chúng ta cần hiểu chuyên gia là gì: Chuyên gia là ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể với những kỹ năng hoặc kiến thức vƣợt trội đã đƣợc chứng minh bằng kết quả thực tế. Những ngƣời đƣợc công nhận là chuyên gia thƣờng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực của họ hoặc đã qua đào tạo chuyên ngành. Hay họ chính là những giáo viên, kỹ sƣ, bác sĩ hay lãnh đạo của công ty, đƣợc đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tế, có đầy đủ trình độ và tay nghề, làm việc trong một lĩnh vực cụ thể. Chuyên gia theo định nghĩa ở đây có thể đƣợc chia thành hai lĩnh vực:

Một là, chuyên gia về lý luận là những thầy cô, giảng viên trƣờng Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Hai là, chuyên gia thực tiễn là những lãnh đạo (Giám đốc, phó giám đốc) của công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ Thạch Bàn hay trƣởng phịng của

24

một vị trí phịng ban nhất định. Cá nhân có kiến thức chuyên sâu và kĩ năng lâu năm về lĩnh vực phịng ban của mình.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học, theo TS.BS Võ Bảo Dũng. Mục đích của việc thu thập dữ liệu (từ các tài liệu khoa học trƣớc đây, từ các quan sát và thí nghiệm) là để cung cấp cơ sở lập luận khoa học hoặc hỗ trợ bằng chứng cho các giả thuyết hoặc vấn đề mà nghiên cứu đề cập.

Có 3 phƣơng pháp thu thập: Thu thập số liệu từ những thực nghiệm; Thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo; và Thu thập số liệu phi thực nghiệm (thảo luận nhóm, lập bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn,…).

Yếu tố quyết định phƣơng pháp thu thập số liệu: Mục tiêu nghiên cứu, các biến số: quyết định các chỉ số cần thu thập; Đối tƣợng nghiên cứu; Loại nghiên cứu (định tính, định lƣợng, phối hợp, mơ tả, phân tích…); và Nguồn thơng tin thu thập (sẵn có hay phải điều tra).

Trong luận văn, phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng. Số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện và thu thập bằng các câu hỏi phỏng vấn thực tế ban lãnh đạo tại công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ Thạch Bàn.

Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp đƣợc thực hiện bằng cách trích xuất các tài liệu liên quan tại công ty TNHH Thạch Bàn. Ví dụ nhƣ bảng biểu số lƣợng công nhân, nhân viên trong công ty, các bảng trong đơn vị phòng ban kế tốn phịng kinh doanh.

2.3.3. Phương pháp phân tích so sánh

Phƣơng pháp phân tích so sánh, theo Đại học Fullbright, đƣợc định nghĩa là một trong những phƣơng pháp khoa học cơ bản để xác lập mệnh đề thực nghiệm tổng quát. Cũng đƣợc định nghĩa là một trong những phƣơng

25

pháp khoa học cơ bản để phát hiện các mối quan hệ thực nghiệm giữa các biến, chứ không phải là một phƣơng pháp đo lƣờng.

Phƣơng pháp phân tích so sánh đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển nguồn nhân lực. Hai là, sử dụng phƣơng pháp so sánh để xác định mức độ quan trọng của các yếu tố có ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực của công ty.

Từ đó dựa trên kết quả phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu liên quan, bài nghiên cứu xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thạch Bàn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ thạch bàn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)