Đánh giá công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay dự án đầu tƣ tạ

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 81)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay dự án đầu tƣ tạ

tƣ tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây.

3.3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay dự án dự án theo các tiêu chí định tính định tính

a. Dư nợ cho vay DAĐT liên tục tăng trưởng qua các năm

Trong tổng số dự án đề nghị vay vốn đƣợc gửi đến Chi nhánh trong những năm qua thì tỷ lệ dự án có hiệu quả, khả thi và đƣợc Chi nhánh đồng ý tài trợ vốn chiếm tỷ lệ khoảng 80%. Các DAĐT vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nhƣ đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đầu tƣ máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, xây dựng nhà xƣởng.

Đặc biệt trong năm 2020, Chi nhánh đã tiếp cận và thẩm định thành công nhiều dự án điện mặt trời, tổng số dự án điện mặt trời Chi nhánh đã tài trợ vốn khoảng 120 dự án, với tổng doanh số cho vay trong năm khoảng 1.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80% doanh số tài trợ dự án của Chi nhánh trong năm và chiếm 45% trong tổng dƣ nợ tài trợ dự án của Chi nhánh năm 2020. Đây đƣợc xem là một kết quả rất đáng khích lệ của Chi nhánh trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đầu tƣ dự án nói riêng.

b. Nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay DAĐT ln được kiểm sốt

Trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hƣởng tiêu cực do diễn biến phức tạp của dịch Covid; tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DAĐT giai đoạn 2019-2021 của chi nhánh Sơn Tây có chiều hƣớng giảm, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hƣớng tăng nhẹ nhƣng luôn ở mức thấp và luôn là những con số mà các NHTM và Chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam mong muốn. Đây đƣợc coi là những kết quả rất đáng khích lệ của Chi nhánh. Tất cả những kết quả đó cho

thấy chất lƣợng cho vay DAĐT của Chi nhánh ngày càng đƣợc nâng cao, hoạt động cho vay DAĐT của Chi nhánh ngày càng đƣợc quan tâm chú trọng ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ cho đến khâu thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ, giám sát và quản lý vốn vay, do đó góp phần tích cực trong việc hạn chế nợ xấu phát sinh.

c. Chất lượng thẩm định DAĐT ngày càng được chú trọng

Thẩm định khách hàng vay vốn và thẩm định DAĐT là khâu quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến việc ngân hàng đồng ý hay không đồng ý tài trợ vốn cho dự án. Chất lƣợng thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng cho vay của ngân hàng nói chung và chất lƣợng cho vay DAĐT nói riêng.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT nên trong những năm qua, công tác thẩm định luôn đƣợc Chi nhánh quan tâm, chú trọng. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay dự án đầu tƣ tại Chi nhánh ở mức thấp đã thể hiện hiệu quả của công tác thẩm định trong cho vay.

Bên cạnh việc chấp hành đúng các quy định của ngành, của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam về các điều kiện vay vốn, hạn mức cho vay; thực hiện thẩm định theo đúng các quy trình, quy chế, các chỉ đạo tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh cịn chú trọng cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ bằng cách cử cán bộ đi học các lớp bồi dƣỡng về kỹ năng phân tích tài chính, kỹ năng thẩm định, thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng của Chi nhánh. Qua đó, những rủi ro tín dụng trong cho vay DAĐT phát sinh từ những sai sót trong cơng tác thẩm định ngày càng giảm thiểu.

d. Tạo được uy tín, niềm tin và trở thành người bạn đồng hành thân thiết của khách hàng

Ngân hàng không thể tồn tại nếu thiếu khách hàng. Uy tín, niềm tin và sự gắn bó của khách hàng ln là một tài sản vơ hình đáng giá của mỗi ngân hàng. Do đó, xây dựng, tạo lập niềm tin và uy tín với khách hàng là một trong những yêu cầu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Chỉ có tạo đƣợc niềm tin

và uy tín với khách hàng thì các ngân hàng mới có thể đứng vững đƣợc trong thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay. Tuy nhiên, để làm đƣợc điều này thực sự là điều khơng dễ dàng và cần có một khoảng thời gian tƣơng đối dài.

Mặc dù vậy, trong giai đoạn 2018-2021 số lƣợng dự án đầu tƣ đƣợc Chi nhánh tài trợ vốn ngày càng gia tăng, các lĩnh vực tài trợ cũng rất đa dạng, Chi nhánh đã từng bƣớc khẳng định đƣợc mình, uy tín của Chi nhánh khơng ngừng đƣợc nâng cao không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn đối với cả các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Chi nhánh đã nỗ lực trong tất cả các nghiệp vụ, các hoạt động nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho khách hàng. Chất lƣợng phục vụ khách hàng ngày càng đƣợc chú trọng ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Thời gian xem xét thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng cũng đƣợc quy định rõ ràng giúp cho khách hàng không phải chờ đợi lâu, ảnh hƣởng đến cơ hội đầu tƣ của khách hàng. Ngồi ra, trong q trình xét duyệt cho vay, nếu thấy DAĐT của khách hàng có những điểm chƣa hợp lý, khơng khả thi thì thay vì từ chối cho vay, Chi nhánh đã tƣ vấn, góp ý cho khách hàng, cung cấp những thơng tin bổ ích về thị trƣờng, về tiến bộ khoa học công nghệ để họ xem xét, điều chỉnh lại dự án cho phù hợp, khả thi, mang lại hiệu quả cho khách hàng. Chính những điều đó đã giúp cho Chi nhánh tạo đƣợc niềm tin rất lớn ở khách hàng. Hơn thế, Chi nhánh còn thực sự trở thành ngƣời bạn thân thiết của khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với khách hàng.

e. Cơng tác phịng ngừa rủi ro trong cho vay DAĐT ngày càng được quan tâm

Với mục tiêu hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng, rủi ro trong cho vay DAĐT, trong những năm vừa qua, Chi nhánh tiếp tục xác định cơng tác phịng ngừa rủi ro đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động cho vay DAĐT tại Chi nhánh, song song với việc tăng trƣởng dƣ nợ. Điều này đƣợc thể hiện qua các biện pháp cụ thể sau:

- Phân tích, nghiên cứu, đánh giá để dự báo tình hình phát triển của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, từng doanh nghiệp để xác định chiến lƣợc đầu tƣ đúng đắn. - Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định cho vay của Ngân hàng nhà nƣớc và Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ban hành về chính sách khách

hàng, điều kiện cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay và giám sát sử dụng vốn vay đối với khách hàng.

- Tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro theo định kỳ để phát hiện kịp thời các khách hàng vay vốn có dấu hiệu rủi ro, từ đó có biện pháp xử lý, thu hồi nợ kịp thời. - Đối với tài sản đảm bảo là nhà ở và quyền sử dụng đất: tất cả đều đƣợc định giá cụ thể, đi khảo sát thực địa, chụp ảnh, xác minh tình trạng pháp lý và tranh chấp tại chính quyền địa phƣơng.

- Các dự án vay vốn đều có tài sản bảo đảm và chứng minh nguồn vốn tự có tham gia, BIDV – Chi nhánh Sơn Tây chỉ giải ngân khi khách hàng đã tham gia đầy đủ vốn chủ sở hữu vào dự án hoặc đảm bảo góp vốn theo đúng tiến độ.

- Các khách hàng phải thực hiện mua bảo hiểm bắt buộc đối với các tài sản bảo đảm là động sản tại chi nhánh.

Các biện pháp trên đã hạn chế rất nhiều các rủi ro tín dụng trong cho vay DAĐT, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay DAĐT của Chi nhánh.

3.3.2. Đánh giá cơng tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay dự án dự án theo các tiêu chí định lượng.

a. Chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ

Bảng 3.8: Quy mô và tăng trưởng hoạt động cho vay DAĐT tại BIDV - Chi nhánh Sơn Tây giai đoạn 2018 – 2021

STT Chỉ tiêu Năm

2018

Năm

2019 Năm 2020 Năm 2021

1 Dƣ nợ cho vay DAĐT (Tỷ

đồng) 1.120 1.215 2.182 2.536

2 Tốc độ tăng trƣởng 8,48% 79,59% 16,22%

3 Lĩnh vực tập trung

Đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đầu tƣ phƣơng tiện vận tải, máy móc thiết bị, xây dựng nhà xƣởng, đầu tƣ lĩnh vực năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo, …

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây năm 2018, 2019, 2020, 2021)

Dƣ nợ hoạt động cho vay DAĐT trong những năm qua có sự tăng trƣởng khá tốt. Ngoài tham gia tài trợ các dự án riêng lẻ, Chi nhánh Sơn Tây còn tham gia các

dự án đồng tài trợ với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Qua đó, cũng phần nào cho thấy hiệu quả hoạt động cho vay DAĐT của BIDV – Chi nhánh Sơn Tây, Chi nhánh không những đƣợc các ngân hàng bạn đánh giá cao mà còn dành đƣợc sự tin tƣởng lớn từ khách hàng.

Bên cạnh đó, thơng qua việc tài trợ vốn cho các dự án ngay từ đầu đã giúp cho Chi nhánh tiếp tục tài trợ vốn ngắn hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho Chi nhánh tăng trƣởng dƣ nợ một cách vững chắc, an toàn và tiến tới thiết lập mối quan hệ toàn diện với khách hàng.

Bảng 3.9: Tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT /tổng dư nợ của BIDV - Chi nhánh Sơn Tây giai đoạn 2018 – 2021

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) 4.493 5.100 6.423 6.993

Dƣ nợ cho vay DAĐT (tỷ

đồng) 1.120 1.215 2.182 2.536

Tỷ lệ dƣ nợ cho vay

DAĐT/Tổng dƣ nợ 24,93% 23,82% 33,97% 36,26%

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây năm 2018, 2019, 2020, 2021)

Nhìn vào bảng trên cho thấy tỷ trọng dƣ nợ cho vay DAĐT /tổng dƣ nợ tín dụng của BIDV - Chi nhánh Sơn Tây có sự biến động theo chiều hƣớng tăng trong các năm gần đây, điều này thể hiện Chi nhánh ngày càng chú trọng đến hoạt động cho vay DAĐT. Việc đẩy mạnh cho vay DAĐT không chỉ giúp Chi nhánh tăng lợi nhuận nhờ việc chênh lệch giữa lãi suất bán vốn và lãi suất mua vốn của cho vay DAĐT thƣờng cao hơn là cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, thơng qua việc cho vay DAĐT, Chi nhánh cịn có thể mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lƣu động khi các dự án đã đi vào hoạt động, tạo điều kiện để Chi nhánh tăng trƣởng dƣ nợ một cách vững chắc và an tồn, tạo mối quan hệ tín dụng lâu dài với khách hàng. Đây là một xu hƣớng phát triển đúng đắn mà nhiều NHTM đang hƣớng đến.

Bên cạnh việc thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn các hoạt động cho vay khác thì việc cho vay DAĐT cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, do đó Chi nhánh luôn chủ động trong việc đảm bảo tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay DAĐT và tỷ trọng dƣ

nợ cho vay DAĐT /tổng dƣ nợ của Chi nhánh ln phải đƣợc kiểm sốt ở mức độ nhất định.

b. Chỉ tiêu tỷ lệ dự án triển khai thành công trên tổng số dự án tiếp cận

Bảng 3.10. Tỷ trọng dự án triển khai thành công trên tổng số dự án tiếp cận

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số dự án thẩm định 46 50 135 82

Số dự án từ chối cho vay 12 10 11 14

Số dự án cho vay 34 40 124 68

Doanh số cho vay 238 240 1.245 317

Dƣ nợ cuối năm 1.120 1.215 2.182 2.536

Tỷ lệ dự án triển khai thành

công trên tổng số dự án tiếp cận 74% 80% 92% 83%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm – Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây)

Trong giai đoạn 2018-2021, tổng số dự án đƣợc BIDV Sơn Tây tiếp cận và tài trợ vốn lần lƣợt là 34-40-124-68 dự án, nổi bật nhất là năm 2020, tổng số dự án đƣợc tài trợ lên tới 124 dự án, chủ yếu là các dự án đầu tƣ điện mặt trời (khoảng 100 dự án). Dƣ nợ tài trợ dự án tăng từ 1.120 tỷ đồng năm 2018 lên 2.536 tỷ đồng năm 2021. Điều đó chứng minh chất lƣợng của công tác thẩm định ngày càng đƣợc nâng cao.

Bên cạnh đó các dự án từ chối cho vay tuân thủ đúng quy định hiện hành và phản ánh đúng thực tế, đảm bảo tính thuyết phục. Cho đến thời điểm này, khơng có Chủ đầu tƣ nào có ý kiến khiếu nại hay phản đối với những quyết định từ chối cho vay của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây.

c. Tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 3.11: Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT /dư nợ cho vay DAĐT và tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT /tổng nợ quá hạn của BIDV Chi nhánh Sơn

Tây giai đoạn 2018 – 2021

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Dƣ nợ cho vay DAĐT (tỷ đồng) 1.120 1.215 2.182 2.536

Tổng nợ quá hạn (tỷ đồng) 33 35 28 42

Nợ quá hạn trong cho vay

DAĐT (tỷ đồng) 10 13 11 15

Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT /dƣ nợ cho vay DAĐT

0,89% 1,07% 0,50% 0,59%

Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho

vay DAĐT /tổng nợ quá hạn 30,30% 37,14% 39,29% 35,71%

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây năm 2018, 2019, 2020, 2021)

Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT /dƣ nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh ln đƣợc duy trì ở mức an tồn. Xét chung trong tồn hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam hay các NHTM khác thì đây vẫn là con số tốt, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh hƣởng bởi đại dịch Covid 19 nhƣ hiện tại.

Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT/tổng nợ quá hạn của chi nhánh trong những năm gần đây có xu hƣớng gia tăng. Điều này cũng dễ hiểu do thời gian cho vay đối với các dự án thƣờng khá dài nên hoạt động cho vay DAĐT là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cả so với các hoạt động cho vay khác của ngân hàng. Bên cạnh đó, đa phần các DAĐT do mức vay thƣờng khá lớn, chủ đầu tƣ khơng có đủ tài sản để bảo đảm cho khoản vay nên đều sử dụng các tài sản hình thành trong tƣơng lai (tài sản hình thành từ vốn vay) làm tài sản bảo đảm, điều này dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng vì nếu dự án khơng đƣợc triển khai đúng kế hoạch, khơng đi vào khai thác đúng nhƣ dự tính ban đầu thì khơng chỉ ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng mà còn ảnh hƣởng đến cả tài sản bảo đảm cho khoản vay ngân hàng, làm cho ngân hàng rất khó xử lý tài sản để thu hồi nợ vay do tài sản bảo đảm

d. Chỉ tiêu nợ xấu

Bảng 3.12: Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DAĐT và

tỷ lệ cấp tín dụng xấu của BIDV - Chi nhánh Sơn Tây giai đoạn 2018 – 2021

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Nợ xấu cho vay DAĐT (tỷ đồng) 8 9 7 7

Dƣ nợ cho vay DAĐT (tỷ đồng) 1.120 1.215 2.182 2.536

Tỷ lệ nợ xấu cho vay DAĐT 0,71% 0,74% 0,32% 0,28%

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây năm 2018, 2019, 2020, 2021)

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)