Giải pháp liên quan tới thế chế, quy định

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 103)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay dự

4.2.1. Giải pháp liên quan tới thế chế, quy định

- Nhằm rút ngắn thời gian thẩm định nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay dự án đầu tƣ: Kiến nghị, đề xuất với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam rút ngắn thời gian thẩm định dự án, nâng cao mức thẩm quyền phán quyết tại Chi nhánh lên 70 tỷ đồng/dự án, ra quyết định cho vay đối với dự án không bị kéo dài.

- Phân cơng nhiệm cụ thể cho các phịng nghiệp vụ: hiện nay theo quy định của hệ thống về quy trình quy định trong cho vay dự án đầu tƣ đã có phân cơng nhiệm vụ rất cụ thể, tuy nhiên sự phân phối nghiệm vụ chƣa phù hợp giữa các phịng nghiệp vụ đang khiến cho cơng tác thẩm định tài chính chƣa đem lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể là công việc xử lý hồ sơ và tác nghiệp của bộ phận QLKH đang bị quá tải, bộ phần QLKH đang phải xử lý nhiều nghiệp vụ trong quy trình xử lý hồ sơ của dự án, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, phân loại và xử lý hồ sơ, thẩm định tài chính, thẩm định tài sản bảo đảm, lập báo cáo thẩm định, tác nghiệp trên trƣờng trình

crom, chấm điểm định hạng khách hàng, … do đó cần giảm tải cho bộ phận QLKH để họ có thể tập trung vào cơng tác thẩm định tài chính của dự án. Cơng tác thẩm định tài sản cũng vô cùng quan trọng, cần chuyên môn tốt, trong khi đội ngũ cán bộ QLKH thƣờng chƣa có chun mơn sâu về lĩnh vực trên, do đó nên giao cho một bộ phận chuyên biệt hoặc thuê đơn vị ngoài để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất, tiết kiệm thời gian cho công tác thẩm định.

Việc tổ chức và phân công hợp lý, khoa học trong quy trình thẩm định dự án sẽ hạn chế đƣợc rất nhiều những công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lặp và phát huy mặt tích cực của từng cá nhân và cả tập thể, giảm thiểu những chi phí hoạt động và tiết kiệm về mặt thời gian. Vì vậy, để xây dựng một cơ chế tổ chức, điều hành tốt, Ngân hàng cần làm một số việc sau:

 Hoạt động của phòng thẩm định phải thực sự đi vào quy trình nề nếp đối với

tất cả các nghiệp vụ tín dụng và có tính tín dụng, đảm bảo tính nguyên tắc trong mọi nghiệp vụ thẩm định.

 Phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh

doanh nhất định vì các dự án đầu tƣ rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau với nhiều vấn đề phát sinh không giống nhau.

 Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát cán bộ thẩm định trong

việc chấp hành các văn bản pháp luật của nhà nƣớc cũng nhƣ quy trình thẩm định dự án tránh nhƣng sai sót đáng tiếc.

4.2.2. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ máy nhân lực từ đó nâng cao hiệu quả cơng tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay dự án đầu tư

Nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định dự án đầu tƣ là để bảo vệ lợi ích của chủ đầu tƣ, các nhà đầu tƣ tài chính (trong đó có ngân hàng) và của cả cộng đồng. Trong công tác thẩm định thì yếu tố con ngƣời vẫn là yếu tố trung tâm và chất lƣợng công tác đào tạo phần lớn phụ thuộc bởi các yếu tố con ngƣời. Vì vậy muốn nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ thì chúng ta phải tổ chức đào tạo để có đƣợc đội ngũ chuyên gia, chuyên viên thẩm định dự án đầu tƣ giỏi. Qua các khóa đào tạo này, các cán bộ thẩm định dự án đầu tƣ sẽ tiếp thu đƣợc kỹ thuật, quy trình và kinh nghiệm thẩm định của các dự án đầu tƣ.

Các khóa đào tạo cần đƣa các tình huống thực tế để học viên học cách tiếp cận hệ thống, lựa chọn phƣơng pháp phù hợp và đặc biệt là thực hành quy trình thẩm định dự án đầu tƣ phù hợp nhất, từ đó cải tiến quy trình cho phù hợp với từng loại dự án trong từng ngành, địa phƣơng, lĩnh vực cụ thể. Các học viên cần đƣợc thực hành trên các dự án có thực, các dự án thất bại, các dự án thành công, các dự án kém hiệu quả và có hiệu quả cao…

Cần tiến hành đánh giá những thành cơng và thất bại của các khóa đào tạo về thẩm định hiệu quả dự án đầu tƣ đã từng tiến hành, từ đó rút kinh nghiệm cho các khóa học sau. Các khóa học trƣớc đây mang nhiều tính lý luận và ít thực tiễn (không gắn với thực hành) nên hiệu quả đạt đƣợc khơng cao, khó hiểu, khó nhớ, khó làm theo.

Để đảm bảo thành cơng cho các khóa đào tạo, cần thận trọng lựa chọn giáo viên giảng dạy trong các khóa đào tạo đó, có thể là các chuyên gia thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tƣ nhiều kinh nghiệm của ngành, hoặc là các chuyên gia giỏi và có kinh nghiệm từ bên ngồi của các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu quốc tế, các công ty tƣ vấn thẩm định, các công ty kiểm toán hoặc kết hợp các chuyên gia trong ngành với các chuyên gia giỏi ngoài ngành cùng tham gia giảng dạy.

Những chuyên gia đƣợc mời giảng dạy trong các khóa đào tạo phải nắm vững chủ đề liên quan của khóa đào tạo, có khả năng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành cho ngƣời học. Tất nhiên phải cân nhắc thận trọng chi phí và lợi ích của mỗi khóa học.

Để các khóa học có chất lƣợng cao và chi phí hợp lý thì cần phải xây dựng các chƣơng trình đào tạo cụ thể, phù hợp với từng đối tƣợng nhƣ cán bộ mới vào nghề hay nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác thẩm định dự ấn đầu tƣ của các chi nhánh…

Các khóa đào tạo thực hành cho cán bộ thẩm định dự án đầu tƣ đang trong quá trình cơng tác cần tổ chức ngắn hạn và chuyên sâu, nhằm khắc phục tình trạng thiếu thời gian và thiếu tập trung của ngƣời học. Một số cán bộ chủ chốt có thể đƣợc nghỉ làm việc vẫn đƣợc hƣởng nguyên lƣơng và tham gia các khóa đào tạo dài hạn.

Tuy nhiên khi tổ chức đào tạo cán bộ thẩm định dự án cần phải chú ý tới một số vấn đề sau:

Một là, rà sốt lại trình độ cán bộ có tính đến xu hƣớng phát triển dài hạn của

ngân hàng trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trƣờng tài chính để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng hoàn thiện kiến thức chuyên môn. Đối với cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng, trƣớc hết phải có một kiến thức chun mơn vững chắc: sâu trong lĩnh vực ngân hàng và rộng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội có liên quan. Do đó, căn cứ vào kết quả rà sốt, ngân hàng kiên quyết và có cơ chế hỗ trợ yêu cầu các nhân viên chƣa đạt chuẩn theo các chƣơng trình đào tạo lại. Bên cạnh đó, do sự biến đổi nhanh của mơi trƣờng kinh doanh, ngay cả các cán bộ có chun mơn và kinh nghiệm cũng cần đƣợc đào tạo lại định kỳ.

Hai là, phân công cán bộ phụ trách và theo dõi từng mảng công việc sâu theo

từng lĩnh vực để tạo ra sự chun mơn hóa. Mặt khác, xây dựng cơ chế luân chuyển để tránh sự trì trệ và đề phòng phát sinh các mối quan hệ không lành mạnh với khách hàng. Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý kế cận để có kế hoạch theo dõi, bồi dƣỡng nhằm tạo nguồn cán bộ, đảm bảo sự liên tục và kế thừa. Cơ cấu cán bộ phải đảm bảo sự hợp lý về độ tuổi, kết hợp sự năng động và nhạy cảm của cán bộ trẻ với kinh nghiệm của cán bộ cũ.

Ba là, có cơ chế gắn liền thu nhập và tự chịu trách nhiệm của cán bộ với hiệu

quả công việc. Kiên quyết xử lý tình trạng cán bộ ngân hàng lợi dụng quyền hạn để mƣu cầu những toan tính cá nhân, gây thiệt hại về vật chất và ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng

Thiết lập mạng lƣới chuyên gia và tổ chức tƣ vấn

Hiện nay có rất ít các chuyên gia tƣ vấn, các tổ chức tƣ vấn trong và ngoài ngành chuyên về thẩm định dự án đầu tƣ mặc dù cơ chế cho phép khi thẩm định dự án đầu tƣ đƣợc mời hoặc thuê chuyên gia tƣ vấn thẩm định một phần hoặc toàn bộ dự án. Hơn nữa các cán bộ thẩm định, các đơn vị thẩm định dự án đầu tƣ hiện nay có rất ít mối liên hệ với các chun gia, tổ chức tƣ vấn ngồi ngành. Do đó, khi gặp khó khăn trong thẩm định các yếu tố liên quan đến thị trƣờng, sản phẩm mới, họ

gặp nhiều trở ngại trong việc tìm kiếm các chuyên gia, tổ chức tƣ vần phù hợp để hỗ trợ quá trình thẩm định.

Với những dự án đầu tƣ với quy mô lớn và phức tạp, khi thẩm định cần hợp tác với các tổ chức nghiên cứu chuyên ngành độc lập hoặc thuê tƣ vấn có uy tín ngồi ngành. Sự hợp tác giữa tƣ vấn bên ngoài ngành để thẩm định dự án đầu tƣ cũng là một giải pháp nhằm giúp các cán bộ thẩm định và ngân hàng học tập kinh nghiệm và nâng cao năng lực chuyên môn.

Để thúc đẩy hoạt động tƣ vấn mang tính chuyên nghiệp, các ngân hàng cần xây dựng mạng lƣới các chuyên chuyên gia tƣ vấn độc lập trong và ngoài ngành về thẩm định dự án đầu tƣ, thẩm định giá (đặc biệt lƣu ý các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành kể cả ở các đơn vị thành viên, hoặc đã nghỉ chế độ…) Đồng thời mời các doanh nhân, các giáo sƣ, tiến sĩ trong các trƣờng đại học, viện nghiên cứu tham gia thẩm định và phản biện thẩm định dự án khi cần. Thƣờng xuyên và định kỳ cần duy trì liên lạc với các chuyên gia, các nhà tƣ vấn.

Xây dựng cơ chế phối hợp và quy chế hoạt động độc lập giữa ngân hàng (hoặc đơn vị thẩm định) với các chuyên gia tổ chức tƣ vấn. Thông qua hợp đồng tƣ vấn, cần nêu rõ trách nhiệm của bên tham gia tƣ vấn thẩm định để đảm bảo chất lƣợng, tiến độ và hiệu quả công tác thẩm định.

Cơ sở dữ liệu và thông tin về các nhà tƣ vấn (đặc biệt là các thông tin về năng lực, kinh nghiệm và sở trƣờng) cần đƣợc lƣu giữ tập trung và thƣờng xuyên cập nhật. Các nhà tƣ vấn cần đƣợc phân loại theo các lĩnh vực (loại sản phẩm, vùng, địa phƣơng) hoặc các khâu của chu trình dự án. Cơ sở dữ liệu này sẽ giúp đơn vị thẩm định dự án đầu tƣ khi cần hỗ trợ của các nhà tƣ vấn sẽ liên hệ, gặp gỡ đƣợc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tăng cƣờng sự hợp tác giúp đỡ và học tập kinh nghiệm của các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tƣ.

Tăng cƣờng tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức tín dụng có kinh nghiệm và cơng nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tƣ có vai trị quan trong trong việc cải tiền kỹ thuật, quy trình thẩm định và vận hành quy trình mới. Xây dựng các dự án hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo về phân tích, thẩm định dự án đầu tƣ.

Hiện nay, các tổ chức quốc tế nhƣ WB, ADB……đã xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu khá phong phú phục vụ công tác phân tích, thẩm định, đánh giá dự án gồm tài liệu, sổ tay hƣớng dẫn……Tận dụng những lợi thế và tranh thủ sự giúp đỡ để tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án đầu tƣ của ngân hàng mình

4.2.3 Cải tiến nội dung thẩm định dự án đầu tư

Trong nội dung thẩm định khách hàng vay vốn:

Ngân hàng căn cứ vào báo cáo tài chính và doanh nghiệp gửi cho ngân hàng để thẩm định năng lực tài chính, khả năng thanh tốn của doanh nghiệp. Để cơng tác thẩm đinh khách hàng có ý nghĩa, trƣớc hết các thông tin mà khách hàng cung cấp phải chính xác. Vì vậy, trƣớc khi tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định cần xác minh tính đúng đắn, trung thực của các số liệu, yêu cầu khách hàng nộp đủ báo cáo tài chính trong ít nhất là 03 năm liền để cán bộ thẩm đinh có thể đánh giá đƣợc xu hƣớng hoạt động của doanh nghiệp. Việc lập và tính tốn các chỉ tiêu kinh tế tài chính phải phục vụ cho việc phân tích. Chẳng hạn, trong các khoản phải thu thì bao nhiêu phàn trăm là khó địi; trong hàng tồn kho có bao nhiều phần trăm hàng kém phẩm chất, bị ứ đọng; vốn cố định biểu hiện dƣới dạng máy móc, nhà xƣởng, thiết bị lạc hậu hay hiện đại; trong cơng nợ có bao nhiêu phần trăm nợ q hạn, nợ khó địi…

Khi tính tốn các chỉ tiêu tài chính, cán bộ thẩm đinh nên đánh giá, kết hợp với các đặc thù sản xuất kinh doanh của lĩnh vực, ngành liên quan. Bên cạnh đó, ngân hàng cần khẩn trƣơng đƣa vào phân tích, đánh giá báo cáo lƣu chuyển tiền tệ để đánh giá chính xác năng lực quản lý ngân quỹ cũng nhƣ khả năng thanh toán hiện thời và trong tƣơng lai của khách hàng.

Ngân hàng cần tham khảo và áp dụng những phƣơng pháp thẩm định hiện đại đang đƣợc áp dụng trên thế giới song phù hợp với khả năng và điều kiện của ngân hàng cũng nhƣ điều kiện của Việt Nam, đó là tiến hàng thẩm định dự án đầu tƣ trong trạng thái động, nghĩa là có tính đến giá trị thời gian của dòng tiền, những rủi ro thị trƣờng đầu ra và đầu vào, lạm phát, tỷ giá… để đánh giá độ bền của dự án.

Khi tiến hành thẩm định phƣơng diện tài chính, ngân hàng cần xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu tài chính. Việc vận dụng các chỉ tiêu này cần đúng và đủ song

quan trọng hơn là cán bộ thẩm định phải đƣa ra đƣợc những đánh giá, kết luận từ các chỉ tiêu đó và lựa chọn tiêu chuẩn chấp nhận dự án một cách chính xác, phù hợp với từng loại ngành nghề, đơi khi có sự ƣu tiên về một khía cạnh nào đó của dự án.

Khi tính tốn chi phí sản xuất cho dự án, cán bộ thẩm định nên lập bảng tính lãi vay dự trên dƣ nợ cịn lại, việc tính lãi vay nhƣ vậy sẽ mang tính thực tế hơn. Việc tính khấu hao tài sản cố định cần thực hiện theo đúng quy định của Bộ tài chính. Dự trù thu nhập – chi phí phải đƣợc lập theo từng năm, tránh tình trạng san đều nhƣ nhau qua các năm. Trong quá trình lập dự trù thu nhập – chi phí, cán bộ thẩm định thƣờng lấy theo giá trị trung bình của các biến số với độ chính xác khơng cao. Vì vậy, để tránh việc chấp nhận những dự án quá lạc quan, ngƣời ta thƣờng sử dụng những ƣớc tính xu hƣớng giảm bớt doanh thu và tăng chi phí.

Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày ở trên, cùng với tình hình thực tế và khả năng ứng dụng, ngân hàng nên áp dụng hệ chi tiêu đánh giá bao gồm: giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), chỉ số doanh lợi (PI), thời gian hồn vốn có chiết khấu, điểm hịa vốn qua các năm, phân tích rủi ro… bằng các ứng dụng chƣơng trình phần mềm máy tính chuyên dụng hiện đại.

4.2.4 Thiết lập và áp dụng bộ công cụ trong công tác thẩm định

4.2.4.1. Soạn thảo cẩm nang thẩm định dự án đầu tư

Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tra cứu và thực hiện thẩm định dự án, mỗi ngân hàng nên biên soạn và phát hành “Cẩm nang thẩm định dự án đầu tƣ”, trong đó trình bày các kỹ thuật và quy trình áp dụng trong việc xác định, đánh giá tất cả các khía cạnh liên quan của dự án đầu tƣ đƣợc mơ tả, trình bày chi tiết.

Cuốn cẩm nang hƣớng dẫn phải trình bày đƣợc tất cả các kỹ thuật hiện đại, có tính khả thi và có thể áp dụng trong việc thẩm định và đánh giá tất cả các khía cạnh

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)