Những hạn chế trong mơ hình quản trị nội bộ tại VMSS

Một phần của tài liệu Quản trị công ty tại tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam (Trang 41 - 42)

d) Các Công ty liên kết của Tổng công ty gồm:

2.3.2 Những hạn chế trong mơ hình quản trị nội bộ tại VMSS

- Quyền lợi của cổ đông:

“Mặc dù các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên của VMSS được diễn ra theo đúng trình tự pháp luật quy định, nhưng rất khó có thể bảo đảm tối đa quyền lợi cho các cổ đông tham dự họp trên thực tế. Nguyên nhân là do thời gian họp Đại hội đồng cổ đông chỉ diễn ra trong nửa ngày nhưng những vấn đề thảo luận lại tập trung vào những vấn đề rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cổ đơng, rất khó để có thể thảo luận và quyết định trong 3 – 4 tiếng đồng hồ, việc phát biểu cũng bị giới hạn về mặt thời gian và số người tham gia phát biểu. Ngồi ra, khơng phải tất cả cổ đơng đều có thể có đầy đủ trình độ và hiểu biết trong lĩnh vực kinh doanh của công ty để hiểu được các tài liệu chuyên môn như Báo cáo tài chính, phương thức huy động vốn, đề án kinh doanh…v.v. Do vậy, các cổ đơng có thể sẽ khơng nắm rõ được tình hình của cơng ty nhưng vẫn biểu quyết tán thành với tỷ lệ nhất trí cao, không phản ánh được chất lượng của Đại hội đồng cổ đông”.

- Về cơ chế phối hợp hoạt động giữa HĐQT và Ban Tổng Giám đốc:

“Điều lệ VMSS quy định HĐQT là cơ quan đưa ra các quyết định cơ cấu tổ chức, biên chế và quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty, quy định đơn giá tiền lương, quy định về lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, phí, mức tiền phạt đối với khách hàng là can thiệp quá sâu vào hoạt động điều hành của Ban Tổng Giám đốc, làm giảm đi quyền hạn điều hành của Ban Tổng Giám đốc”.

“Ngoài ra, hiện tại, VMSS vẫn chưa ban hành một chơ chế chung, thống nhất trong việc phân cấp, phân quyền giữa HĐQT và Ban Tổng Giám đốc mà mới dừng lại ở việc thực hiện phân quyền của HĐQT cho Ban Tổng Giám đốc ở một số lĩnh vực cụ thể thông qua việc ban hành các Nghị quyết riêng lẻ. Cụ thể, HĐQT VMSS đã ban hành Nghị quyết về việc phân cấp hạn mức phán quyết các hoạt động kinh doanh của VMSS, theo đó Tổng Giám đốc được phân cấp để tự phán quyết theo một số hạn mức nhất định với các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư, ủy thác đầu tư, nhận ủy thác đầu tư, mua bán kỳ hạn chứng khoán, kinh doanh các sản phẩm đầu tư và các sản phẩm dịch vụ tài chính khác của VMSS. Tuy nhiên, Nghị quyết này

đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập như: trong một số lĩnh vực như cho vay cá nhân, đầu tư dự án, Tổng Giám đốc chỉ được phân quyền để quyết định đối với những trường hợp mà hạn mức rất nhỏ (ví dụ: Tổng Giám đốc chỉ được ký quyết định đầu tư dự án với hạn mức =< 30 tỷ đồng, cịn những dự án có giá trị trên 30 tỷ đồng sẽ thuộc thẩm quyền phán quyết của HĐQT). Như vậy, do HĐQT chưa phân cấp mạnh cho Ban Tổng Giám đốc nên dẫn đến thực trạng là nhiều vấn đề mặc dù Tổng Giám đốc có thể tự quyết định nhưng do không được phân quyền nên phải chuyển HĐQT quyết định. Vì vậy, tại VMSS đang xảy ra thực trạng là HĐQT bị quá tải trong xử lý công việc dẫn đến việc chậm xử lý giải quyết, khơng tạo được tính chủ động trong hoạt động cho các đơn vị kinh doanh của Tổng Công ty”

“Mặt khác, trong nội bộ HĐQT hiện tại mới chỉ có sự phân cơng của Chủ tịch HĐQT cho từng thành viên HĐQT phụ trách những lĩnh vực cụ thể (tín dụng, đầu tư, ...v.v.) mà chưa có phân quyền của Chủ tịch HĐQT cho từng thành viên HĐQT được quyết định đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Do vậy, mọi vấn đề Tổng Giám đốc xin ý kiến của HĐQT đều phải thực hiện xin ý kiến từng thành viên HĐQT, trên cơ sở đó Chủ tịch HĐQT mới ra quyết định. Thực trạng này cũng dẫn đến việc Chủ tịch HĐQT phải xử lý q nhiều cơng việc, trong khi đó các Ủy viên HĐQT lại khơng có quyền quyết định đối với lĩnh vực mình được phân cơng phụ trách, cùng với đó là hệ quả do thời gian xin ý kiến HĐQT rất lâu nên ít nhiều ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của Tổng Công ty”.

Một phần của tài liệu Quản trị công ty tại tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam (Trang 41 - 42)