Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa HĐTV, Ban Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên tại VMSS

Một phần của tài liệu Quản trị công ty tại tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam (Trang 31 - 33)

d) Các Công ty liên kết của Tổng công ty gồm:

2.2.3. Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa HĐTV, Ban Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên tại VMSS

đốc và Kiểm soát viên tại VMSS

Tại VMSS mối quan hệ giữa Ban kiểm soát, Kiểm soát viên và Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc VMSS được quy định tại Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của VMSS được ban hành kèm theo Nghị định 105/2018/NĐ-CP của

Thủ tướng Chính phủ với nội dung như sau:

TKV, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV có quyền được chủ sở hữu thơng tin đầy đủ, kịp thời về việc bổ nhiệm Kiểm soát viên, chế độ hoạt động và nội dung nhiệm vụ của Kiểm soát viên tại TKV

“Trường hợp Ban kiểm soát, Kiểm sốt viên có dấu hiệu lợi dụng quyền hạn để gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của TKV hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được chủ sở hữu giao, TKV có quyền báo cáo chủ sở hữu và thơng báo cho Kiểm soát viên biết. Sau khi nhận được báo cáo của TKV, chủ sở hữu TKV có trách nhiệm xem xét, kết luận và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời”.

TKV phải bảo đảm gửi thơng tin đến Ban kiểm sốt, Kiểm soát viên cùng một thời điểm và phương thức như đối với thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc đối với các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên.

“Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và người quản lý khác của TKV có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về việc triển khai, thực hiện các nội dung quy định tại Điều 34 Điều lệ này; chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác về các thơng tin, tài liệu, báo cáo cung cấp cho Kiểm soát viên; thu xếp cơ sở vật chất và tạo điều kiện cho Kiểm soát viên tham gia các cuộc họp, tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của TKV để thực hiện nhiệm vụ được giao”.

Khi Ban kiểm soát, Kiểm sốt viên gửi báo cáo đến chủ sở hữu thì đồng thời gửi cho TKV, trừ trường hợp có quy định khác của chủ sở hữu. Trường hợp TKV có ý kiến khác Ban kiểm sốt, Kiểm sốt viên thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, TKV có quyền đề nghị chủ sở hữu trả lời đối với những vấn đề có ý kiến khác nhau.

Tại “VMSS, chế độ báo cáo, tổ chức họp giữa HĐQT, Ban Tổng Giám đốc và Ban Kiểm soát được đảm bảo thực hiện nghiêm túc. Định kỳ hàng tháng, Ban Tổng Giám đốc phải có báo cáo kết quả về việc tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ trước HĐQT. Các nghị quyết, quyết định hay thông báo của HĐQT giao nhiệm vụ cho Ban Tổng Giám đốc, và các thành viên HĐQT phải được quán triệt và tổ chức thực hiện. Định kỳ hàng tháng, Tổng Giám đốc tổ chức họp giao ban với toàn bộ các đơn vị trong toàn hệ thống để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị và giao nhiệm vụ của tháng sau. Tại các cuộc họp này đều có

thành viên đại diện HĐQT, đại diện Ban Kiểm soát và kết quả của cuộc họp phải được gửi tới HĐQT, Ban Kiểm soát. Tại các cuộc họp giao ban đầu tuần của Ban Tổng Giám đốc, các thành viên HĐQT chuyên trách đều tham dự và có ý kiến nhận xét, đánh giá việc triển khai công việc của Ban Tổng Giám đốc trong tuần và nắm bắt tình hình triển khai các cơng việc thuộc lĩnh vực được phân cơng. Ngồi ra, Ban Kiểm sốt có thể tham dự tất cả các cuộc họp của HĐQT, Ban Tổng Giám đốc và các cuộc họp chuyên môn khác của HĐQT hoặc Ban Tổng Giám đốc với các Phòng ban thuộc Tổng Công ty với tư cách là quan sát viên”.

“Để tránh xung đột trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các thành viên HĐQT và Ban Tổng Giám đốc, “Quy chế phối hợp hoạt động giữa HĐQT, Ban Tổng Giám đốc và Ban Kiểm soát tại VMSS” cũng quy định rõ phương thức giải quyết trong trường hợp HĐQT và Ban Tổng Giám đốc có phương hướng giải quyết, xử lý cơng việc khác nhau. Ví dụ, trong q trình các thành viên HĐQT thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình tại lĩnh vực mình được phân cơng phụ trách, nếu phát hiện có vấn đề phát sinh có nguy cơ ảnh hưởng tới uy tín, hiệu quả hoạt động của Tổng Cơng ty, các thành viên HĐQT phải có ý kiến ngay với Ban Tổng Giám đốc để Ban Tổng Giám đốc xem xét và cân nhắc. Sau khi xem xét nếu thấy ý kiến mà thành viên HĐQT đưa ra là đúng thì Ban Tổng Giám đốc phải có biện pháp giải quyết, hoặc cùng với thành viên HĐQT bàn và đưa ra biện pháp giải quyết tối ưu nhất cho Tổng Công ty. Nếu Ban Tổng Giám đốc thấy rằng khơng có vấn đề phát sinh ảnh hưởng tới uy tín, hiệu quả hoạt động của Tổng Cơng ty, thì Ban Tổng Giám đốc có trách nhiệm trao đổi với thành viên HĐQT và tiếp tục chỉ đạo thực hiện công việc theo tiến độ. Trong trường hợp này, thành viên HĐQT khơng có quyền can thiệp dừng thực hiện cơng việc nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và có trách nhiệm báo cáo HĐQT để HĐQT xem xét xử lý.

Một phần của tài liệu Quản trị công ty tại tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam (Trang 31 - 33)