Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động chovay của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 28 - 37)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Hoạt động chovay của ngân hàng thƣơng mại

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động chovay của ngân hàng thương

thương mại

1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

a. Sự gia tăng số lƣợng khách hàng và tỷ lệ tăng số lƣợng khách hàng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại.

Chỉ tiêu này cho biết mức tăng tuyệt đối về số lượng khách hàng vay vốn của năm sau so với năm trước. Chỉ tiêu này càng lớn thì sự gia tăng số lượng khách hàng vay vốn càng cao. Cơng thức có dạng như sau:

Gia tăng số lượng khách hàng vay vốn =

Số lượng KH

vay vốn năm n – Số lượng KH vay vốn năm n-1

Trong đó:

Số lượng khách hàng năm n hoặc n -1: là tổng số lượng khách hàng thực tế đang vay vốn (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức ) tại ngân hàng thương mại trong năm n hoặc n -1.

- Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại.

Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng vay vốn

=

Số lượng khách hàng vay vốn năm (n) - Số

lượng khách hàng vay vốn năm (n - 1) × 100% Số lượng khách hàng vay vốn năm (n - 1)

Chỉ tiêu này cho biết mức tăng tương đối về số lượng khách hàng vay vốn tại NHTM của năm sau so với năm trước. Nếu tỷ lệ tăng số lượng khách hàng tăng và năm sau cao hơn năm trước có nghĩa là ngân hàng đang ngày càng mở rộng quy mô cho vay.

- Tỷ trọng khách hàng vay vốn trong tổng số lượng khách hàng tại ngân hàng thương mại

Tỷ trọng khách hàng vay vốn là tỷ số giữa số lượng vay vốn tại ngân hàng thương mại trong tổng số khách hàng tại ngân hàng thương mại trong một thời kỳ nhất định.

Tỷ trọng khách hàng

vay vốn =

Số lượng khách hàng vay vốn năm n

× 100% Tổng số khách hàng tại ngân hàng

năm n

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng khách hàng vay vốn so với tổng số khách hàng của ngân hàng trong một năm. Nếu tỷ trọng khách hàng vay vốn cao và năm sau tăng so với năm trước có nghĩa là ngân hàng đang tập trung vào hoạt động cho vay so với các hoạt động khác như huy động vốn, thẻ, thanh toán quốc tế .. Đồng nghĩa hoạt động cho vay đang có sự tăng trưởng về quy mô và ngược lại.

b. Sự gia tăng dƣ nợ và tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay tại ngân hàng thƣơng mại

- Mức độ tăng giảm dư nợ cho vay tại ngân hàng thương mại

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi dư nợ cho vay năm (n) so với năm (n-1) tăng lên hay giảm đi bao nhiêu.

Mức tăng/giảm dư nợ

cho vay =

Dư nợ cho vay năm

(n) -

Dư nợ cho vay năm (n-1)

Chỉ tiêu này lớn hơn 0 cho thấy quy mô cho vay trong năm n lớn hơn năm (n- 1). Phần nào cho thấy sự phát triển về quy mô cho vay tại ngân hàng thương mại.

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tại ngân hàng thương mại

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay phản ánh tốc độ thay đổi dư nợ cho vay của năm (n) so với năm trước (n-1) là bao nhiêu.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay năm

(n)

=

Mức tăng/giảm dư nợ cho vay năm (n)

× 100% Tổng dư nợ cho vay năm (n-1)

Nếu chỉ tiêu này tăng lên so với năm trước, chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng cho vay và ngược lại.

c. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay

- Tỷ lệ quá hạn

Nợ quá hạn trong cho vay là khoản nợ đến thời hạn thanh tốn nhưng khách hàng vay khơng thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình với ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp theo thời gian thì chất lượng hoạt động cho vay ngày càng tốt và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay được xác định theo công thức như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn năm (n) =

Nợ quá hạn năm (n)

× 100% Tổng dư nợ cho vay năm (n)

Ngân hàng có chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng cho vay càng tốt. Ngược lại nếu chỉ số này càng lớn càng phản ánh nguy cơ mất vốn của ngân hàng, đồng thời là nguy cơ giảm thu nhập của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ mất khả năng thanh toán nếu tỷ lệ này quá cao. Khi ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là chất lượng cho vay thấp, rủi ro cao và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng dư nợ có bao nhiêu phần trăm là nợ xấu (hay trong tổng dư nợ có bao nhiêu phần trăm bị rủi ro). Theo NH thế giới, tỷ lệ này ở mức dưới 3% là có thể chấp nhận được.

Tỷ lệ nợ xấu =

Nợ xấu

× 100% Tổng dư nợ

Nợ xấu tăng làm tăng chi phí dự phịng rủi ro cho vay, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ hiệu quả cho vay của ngân hàng đó thấp. Tại Việt Nam, các khoản nợ xấu gồm các nhóm nợ 3, 4 và 5. Trong đó, các nhóm nợ được xác định dựa theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 30/07/2021, phân loại nhóm nợ của các NHTM như sau:

+ Nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn): Nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ và gốc đúng hạn hoặc nợ dưới 10 ngày và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi còn lại đùng thời hạn...

+ Nhóm 2: (Nợ cần chú ý): Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu...

+ Nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn): Bao gồm nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, nợ gia hạn lần đầu, Nợ được miễn giảm hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng cho vay...

+ Nhóm 4: (Nợ nghi ngờ): Bao gồm nợ quá hạn từ 181đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai...

+ Nhóm 5: (Nợ có khả năng mất vốn): Bao gồm nợ quá trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

d. Tốc độ tăng trƣởng thu nhập từ hoạt động cho vay

- Thu nhập từ hoạt động cho vay

Thu nhập từ hoạt động cho vay chính là thu lãi thuần từ hoạt động cho vay cộng với thu phí khác. Chỉ tiêu này càng có giá trị cao thì hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại càng lớn và ngược lại.

Thu nhập từ hoạt động cho vay =

Thu lãi thuần từ hoạt

động cho vay + Thu phí khác

Thu lãi thuần từ hoạt động cho vay phản ánh tổng thu nhập thuần từ lãi đạt được từ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

Thu lãi thuần từ

hoạt động cho vay =

Tổng thu lãi từ hoạt

động cho vay - Chi trả lãi

Trong đó: Tổng thu lãi từ hoạt động cho vay sẽ bằng tổng thu lãi từ mỗi khoản cho vay. Thu lãi từ mỗi khoản lãi là số tiền thu được từ lãi của các khoản cho vay.

Thu lãi khoản

cho vay (i) =

Lãi suất khoản cho

vay (i) ×

Dư nợ trong hạn khoản cho vay (i)

- Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cho vay

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cho vay phản ánh tốc độ thay đổi thu nhập từ cho vay của năm (n) so với năm trước (n-1) là bao nhiêu.

Tốc độ tăng trưởng thu nhập cho vay năm (n)

=

Mức tăng/giảm thu nhập cho vay năm (n)

× 100% Tổng thu nhập cho vay năm (n-1)

Nếu chỉ tiêu này tăng lên so với năm trước, chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng đang ngày càng hiệu quả. Nếu chỉ tiêu này giảm đi so với năm trước, chứng tỏ hiệu quả của hoạt động cho vay đang giảm đi.

- Tỷ trọng thu nhập từ cho vay trong tổng thu nhập tại ngân hàng thương mại

Chỉ tiêu này cho thấy thu nhập từ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của ngân hàng thương mại.

Tỷ trọng thu nhập từ cho vay năm (n) =

Thu nhập từ cho vay năm (n)

× 100% Tổng thu nhập của ngân hàng

năm (n)

Nếu tỷ trọng này càng lớn thì càng thể hiện tầm quan trọng của hoạt động cho vay trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

e. Hiệu suất sử dụng vốn và Tỷ lệ sinh lời

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trực tiếp khách hàng. Vốn huy động là nguồn vốn có chi phí thấp (rẻ hơn đi vay), ổn định về số dư và kỳ hạn, nên năng lực cho vay của một NHTM thường bị giới hạn bởi năng lực huy động vốn.

Hiệu suất sử dụng vốn năm (n) =

Tổng dư nợ cho vay năm (n)

× 100% Tổng vốn huy động năm (n)

Vì cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu, nên hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. Tuy nhiên nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn quá mức, thì phải chịu rủi ro thanh khoản; ngược lại

nếu tỷ lệ này quá thấp chứng tỏ ngân hàng đang lãng phí nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả một cách tối ưu. Trong điều kiện bình thường, hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng thường trong khoảng từ 70% đến 80%.

- Tỷ lệ sinh lời

Tỷ lệ sinh lời =

Thu nhập từ cho vay

× 100% Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ các khoản vay đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều khoản thu cho ngân hàng. Do đó ngân hàng ln mong muốn tỷ lệ này càng cao càng tốt. Để có được điều này thì ngân hàng cần hồn chỉnh quy trình cho vay, tiến hành thu nợ và giải quyết tốt vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính

Là những chỉ tiêu mang tính tương đối rất khó xác định thường được dùng để đánh giá hiệu quả tín dụng một cách khái quát. Các chỉ tiêu định tính thường bao gồm: Hoạt động tín dụng phải đảm bảo đúng qui trình thủ tục, tuân thủ các nguyên tắc hay khơng? có như vậy mới đảm bảo tính chất pháp lí và an tồn cho ngân hàng. Mặt khác, sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay được cũng là một trong những chỉ tiêu định tính rất quan trọng khi đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại. Khi khách hàng hài lịng thì hiệu quả hoạt động cho vay tăng lên và ngược lại. Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ sử dụng chỉ tiêu định tính là sự hài lòng của khách hàng để đánh giá hiệu quả cho vay.

Để đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm cho vay tại ngân hàng thương mại, thông thường phương pháp điều tra khảo sát lấy ý kiến của các khách hàng vay vốn được sử dụng. Có một số phương pháp được sử dụng để đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cho vay đã được sử dụng đó là phương pháp đo lường sự hài lòng của khách hàng thông qua mơ hình đo lường

chất lượng dịch vụ cho vay tại ngân hàng thương mại. Trong đó, các mơ hình được sử dụng phổ biến gồm: SERVQUAL của Parasuraman (1988), mơ hình SERVPERF (1992), mơ hình GRONROSS (1984), Dựa trên sự tìm hiểu các mơ hình nghiên cứu trong các nghiên cứu trước, có thể nhận thấy mơ hình SERVQUAL mang phổ biến hơn cả, mơ hình rất chú trọng đến chất lượng dịch vụ thực hiện, đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn thời gian và chi phí khảo sát, bảng hỏi ngắn gọn và ít mất thời gian cho người trả lời. Mặt khác, theo European Research on Management and Business Economics (Nghiên cứu Châu Âu về Quản lý và Kinh tế Kinh doanh) đánh giá mơ

hình 5 thành phần chất lượng dịch vụ và thang đo SERVQUAL bao phủ khá hoàn chỉnh mọi vấn đề đặc trưng cho chất lượng của một dịch vụ trong đó có hoạt động cho vay tại ngân hàng.

Vì vậy, tác giả chọn mơ hình SERVQUAL của Parasuraman để tiến hành đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm vay vốn tại Agribank chi nhánh Nam Thăng Long. Mơ hình này gồm các thành phần cụ thể như: Sư tin cậy, Khả năng đáp ứng, Năng lực phục vụ, Sự đồng cảm và Phương tiện hữu hình. Cụ thể, các tiêu chí đánh giá gồm:

1. Tin cậy (reliability): Sự tin cậy nói lên khả năng cung ứng dịch vụ chính xác, đúng giờ và uy tín.

2. Đáp ứng (responsivencess): Sự đáp ứng là sự phản hồi từ phía các ngân hàng đối với những gì mà khách hàng mong muốn.

3. Năng lực phục vụ (Competence): Yếu tố này là nói lên khả năng giao tiếp và trình độ chun mơn để thực hiện dịch vụ của các nhân viên ngân hàng.

4. Sự đồng cảm (empathy): Sự hiểu biết khách hàng được thể hiện ở việc quan tâm, chăm sóc khách hàng, các nhân viên ngân hàng cần phải biết nắm bắt nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn, nhận diện được khách hàng của mình.

5. Phương tiện hữu hình (Tangibles): Phương tiện hữu hình chính là những hình ảnh mang lại cho khách hàng sự thỏa mãn đối với dịch vụ, đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị và máy móc,...

Như vậy, khi khách hàng đánh giá các thành phần này càng cao thì có nghĩa sự hài lòng của họ đối với sản phẩm cho vay của ngân hàng đó càng cao, từ đó, phần nào phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng đang ở mức tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)