6. Kết cấu của luận văn
3.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
3.1.3. Những hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long
3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Trong những năm qua, Agribank chi nhánh Nam Thăng Long đặc biệt coi trọng hoạt động huy động vốn nhằm thu hút tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho vay ngày càng tăng của tập khách hàng tại Chi nhánh. Các nguồn huy động vốn chính đang được triển khai tại Chi nhánh gồm huy động vốn từ khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức, doanh nghiệp. Các hình thức huy động vốn gồm: Tiền gửi thanh tốn: Tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn (1-12 tháng). Khách hàng có thể gửi tiền thanh toán bằng VND hoặc USD hoặc EUR; Tiền gửi tiết kiệm, bao gồm: Tiết kiệm khơng kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn (1- 24 tháng).
Bảng dưới đây trình bày một số chỉ tiêu huy động vốn tại Chi nhánh trong giai đoạn 2019 – 2021.
Bảng 3.1. Nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Nam Thăng Long trong giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 2.296,00 2.529,00 2.785,30 233,00 10,15 256,30 10,13 Tiền gửi của tổ
chức, doanh nghiệp
411,00 425,00 440,96 14,00 3,41 15,96 3,76 Tiền gửi dân cư 1.885,00 2.104,00 2.344,34 219,00 11,62 240,34 11,42
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Agribank chi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2019 - 2021)
Vượt qua các thách thức của Đại dịch Covid-19, hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh trong giai đoạn 2019 – 2021 có xu hướng tăng và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định ~10%. Cụ thể, năm 2020, tổng huy động vốn tại Chi nhánh đạt 2.529 tỷ đồng, tăng 233 tỷ đồng so với năm 2019. Năm 2021, tổng huy động vốn tại Chi nhánh đạt 2.785 tỷ đồng, tăng 256,30 tỷ đồng so với năm 2020. Về cơ cấu huy động vốn, tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh với tỷ lệ trên 80%. Trong giai đoạn này, tiền gửi của dân cư tăng lên qua các năm chủ yếu ở hai hình thức: đó là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt của nền kinh tế trong nước, hoạt động kinh doanh của người dân trên địa bàn tuy có ảnh hưởng, nhưng xu hướng tích trữ tiền mặt lại tăng cao. Nắm bắt xu hướng đó, Agribank chi nhánh Nam Thăng Long đã đẩy mạnh các hoạt động tạo dựng lòng tin trong mùa dịch như ủng hộ quỹ vaccine, tặng quà và vật phẩm y tế cho các cơ quan thuộc các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy và Tây Hồ. Các hoạt động này phần nào đã làm gia tăng thêm lịng tin, uy tín nơi dân cư; Kết hợp với các hoạt động đó, Chi nhánh đã đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm huy động vốn đang được triển khai tại Chi nhánh cùng với các ưu đãi như điều chỉnh lãi suất linh hoạt, hấp dẫn với nhiều chương trình khuyến mãi, trúng thưởng, đơn giản về thủ tục nên đã góp phần làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng lên đáng kể.
3.1.3.2. Hoạt động cho vay
Bên cạnh hoạt động huy động vốn, Agribank chi nhánh Nam Thăng Long cũng rất quan tâm tới hoạt động cho vay. Các hình thức cho vay chính yếu đang được triển khai tại Chi nhánh như sau:
Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, công ty cổ phần, cơng ty TNHH, hộ gia đình.
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
Phát hành bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán... cho các tổ chức kinh tế, cá nhân
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay của Chi nhánh trong giai đoạn 2019 – 2021 sẽ được trình bày chi tiết trong các nội dung tiếp theo của Luận văn.