TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VIỆT NAM TẤT YẾU PHẢI CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu ôn thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp khối Đảng ( ôn thi công chức khối đảng 201x) (Trang 101 - 105)

VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1. Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam

1.1. Những thời cơ và điều kiện thuận lợi

- Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) tạo thời cơ và điều kiện thuận lợi cho Việt Nam kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Toàn cầu hóa và HNKTQT tạo thời cơ và điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thiết lập quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với các quốc gia trên thế giới để phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực một cách có hiệu quả.

- Toàn cầu hóa và HNKTQT tạo nhu cầu, động lực, điều kiện và sự tuỳ thuộc lẫn nhau trong liên kết, hợp tác phát triển, tạo "sức ép" đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành cải cách, đổi mới mạnh mẽ trong nước về kinh tế, chính trị, xã hội, xây dựng thể chế kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý để khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển kinh tế tri thức, cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân…

- Quá trình HNKT khu vực và toàn cầu cho phép Việt Nam khai thác phát huy những tiềm năng, lợi thế so sánh về sự ổn định chính trị - xã hội; môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn và lợi thế về vị trí địa chính trị - kinh tế có tầm chiến lược trong khu vực.

- Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nhờ tham gia vào quá trình toàn cầu hoá HNKTQT ngày càng sâu rộng với tinh thần chủ động tích cực mà Việt nam đã gia nhập nhiều tổ chức và diễn đàn kinh tế, nhất là ASEAN, WTO, tạo thêm nhiều thời cơ và điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng, phát triển KT-XH.

1.2. Những thách thức và khó khăn Việt Nam phải đối mặt

- Mặc dù từ Đại hội toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã đề ra chủ trương chủ động HNKTQT, đến Đại hội X, Đảng ta khẳng định phải chủ động và tích cực HNKTQT. Nhưng thực tế triển khai thực hiện trong 10 năm qua chưa thật sự quán triệt chủ trương đúng đắn đó. Vì thế, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; năng lực nội sinh cũng như sức cạnh tranh của Việt Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập.

- Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp, mới chỉ khoảng 35% được đào tạo từ 3 tháng trở lên; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế và quản trị doanh nghiệp còn nhiều bất cập, số giám đốc doanh nghiệp tốt nghiệp đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp,... chưa đáp ứng yêu cầu chủ động và tích cực HNKTQT.

- "Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Toàn cầu hóa và cách mạng KH-CN phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; quá trình cấu trúc lại nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính diễn ra mạnh mẽ ở các nước. Cạnh tranh kinh tế thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao... giữa các nước ngày càng gay gắt"24.

Trong bối cảnh nêu trên, nếu chúng ta không tạo được sự nỗ lực vượt bậc trong thực thi chủ động, tích cực HNKTQT thì phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn, gay gắt hơn trên cả ba cấp độ: sản phẩm với sản phẩm; doanh nghiệp với doanh nghiệp; Nhà nước với Nhà nước và gặp nhiều rủi ro. Do đó, một bộ phận dân cư sẽ được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn làm phá sản một bộ phận doanh nghiệp, dẫn đến thất nghiệp tăng cao, khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch mức sống gia tăng, nảy sinh những yếu tố làm mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến định hướng XHCN của đất nước ta.

2. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới thời gian tới

2.1. Quan niệm chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

- Chủ động HNKTQT cần được hiểu là: Hoàn toàn chủ động quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chủ trương, chiến lược HNKTQT nói riêng; chủ động nắm vững quy luật, sự vận động tất yếu của kinh tế khu vực và toàn cầu, phát huy đầy đủ năng lực nội sinh, xác định chiến lược, lộ trình, nội dung, quy mô, bước đi phù hợp, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ KTQT; chủ động phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học, sáng tạo lựa chọn đúng phương thức hành động, dự báo được những tình huống thuận lợi, khó khăn và sẵn sàng ứng phó khi hội nhập.

- Tích cực HNKTQT được hiểu là: Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, thực lực, kịp thời nhanh nhạy điều chỉnh, đổi mới bên trong từ đường lối, chiến lược hội nhập đến phương thức lãnh đạo, quản lý và hoạt động thực tiễn; từ trung ương đến địa phương, cơ sở và doanh nghiệp; khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, xây dựng lộ trình, kế hoạch, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hướng cấu trúc lại nền kinh tế thế giới và tiềm năng, lợi thế của nước ta; không duy trì quá lâu những chính sách bảo hộ cần thiết và phá bỏ triệt để những trợ cấp phi lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp, khắc phục nhanh tình trạng thụ động, trông chờ, ỷ lại; phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường và tự tôn dân tộc của mỗi người dân, làm cho chủ động và tích cực HNKTQT thực sự trở thành sự nghiệp, quyết tâm của Đảng, Nhà nước, mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và toàn xã hội.

2.2. Những yêu cầu cơ bản về chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta quốc tế của nước ta

- Chủ động và tích cực HNKTQT phải làm sao phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn những tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.

- Chủ động và tích cực hội nhập KTQT phải trở thành sự nghiệp của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Trong quá trình này cần khai thác phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, của mọi người dân, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng.

- Chủ động và tích cực hội nhập KTQT là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo, linh hoạt trong xử lý tính hai mặt của quá trình chủ động, tích

cực HNKTQT, tùy theo đối tác, tùy theo vấn đề, trường hợp và thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng chần chừ, do dự, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng, thiếu sự cân nhắc cẩn trọng.

2.3. Chủ trương và những giải pháp

2.3.1. Những chủ trương lớn

- Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực HNQT; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

- Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh. Kết hợp chặt chẽ đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.

2.3.2. Những giải pháp trọng yếu

- Đẩy mạnh giáo dục và truyền thông làm cho mọi ngành, mọi cấp, mọi người dân Việt Nam, nhất là lực lượng nòng cốt nhận thức sâu sắc xu thế vận động khách quan của kinh tế thế giới và đặc điểm nền kinh tế nước ta. Từ đó đề ra và không ngừng bổ sung, hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, lộ trình, đảm bảo vừa phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng yêu cầu HNKTQT theo quy định của các tổ chức KTQT mà nước ta tham gia; tranh thủ những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang KTTT hiện đại.

- Phải kết hợp chặt chẽ quá trình chủ động, tích cực HNKTQT với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng. Thông qua chủ động, tích cực HNKTQT để tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh quốc gia, cảnh giác với những mưu toan của các thế lực thù địch lợi dụng quá trình HNKTQT của nước ta để thực hiện ý đồ "diễn biến hòa bình".

- Nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển nhanh, bền vững. Phát huy vai trò và các nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển đất nước.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế; thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn; mở rộng thị trường xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyên đề VI

NỀN HÀNH CHÍNH VÀ

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

PGS.TS Nguyễn Hữu Hải Học viện Hành chính

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu ôn thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp khối Đảng ( ôn thi công chức khối đảng 201x) (Trang 101 - 105)