Một số giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu ôn thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp khối Đảng ( ôn thi công chức khối đảng 201x) (Trang 95 - 98)

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẾ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM ĐẾN

2. Một số giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đến năm

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đến năm 2020

2.1. Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm quyền tự do kinh doanh bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong đó:

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, nhất là các TĐKT và các TCT. Sớm hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động của các tập đoàn, các TCT nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN; xây dựng một số TĐKT mạnh, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối. Phân định rõ quyền sở hữu của Nhà nước và quyền kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tập thể phát triển đa dạng, mở rộng quy mô; có cơ chế, chính sách hợp lý trợ giúp các tổ chức kinh tế hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới, tiếp cận vốn. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh mẽ KTTN theo quy hoạch và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đoàn KTTN, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các TĐKT nhà nước. Thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

- Thực hiện Chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp gắn với quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp. Hỗ trợ phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường. Phát triển doanh nhân về số lượng và năng lực quản lý, đề cao đạo đức và trách nhiệm xã hội. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để tăng cường sự

2.2. Hoàn thiện chiến lược, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội.

2.3. Hoàn thiện và thực hiện hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế. Trong đó:

- Chính sách tài chính quốc gia phải động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội và phân phối lợi ích công bằng. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn. Tăng cường vai trò giám sát ngân sách của Quốc hội và HĐND các cấp.

- Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng. Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt; điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường; đổi mới chính sách quản lý ngoại hối và vàng. Từng bước mở rộng phạm vi các giao dịch vốn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tiến tới xóa bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam. Tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ.

- Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa. Kiện toàn công tác thanh tra, giám sát hoạt động tài chính, tiền tệ.

2.4. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất, của người giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai cho sự phát triển, khắc phục tình trạng lãng phí và tham nhũng đất đai.

2.5. Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường. Phát triển TTHH, dịch vụ theo hướng tự do hóa thương mại và đầu tư. Phát triển thị trường tài chính với cơ cấu hoàn chỉnh, quy mô tăng nhanh, phạm vi hoạt động mở rộng, vận hành an toàn, được quản lý và giám sát hiệu quả. Phát triển và

kiểm soát có hiệu quả thị trường chứng khoán. Phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản, ngăn chặn tình trạng đầu cơ; hoàn thiện cơ chế vận hành sàn giao dịch bất động sản. Phát triển thị trường lao động, khuyến khích các hình thức giao dịch việc làm. Phát triển nhanh thị trường khoa học và công nghệ; khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường.

2.6. Hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân về kinh tế.

KTTT định hướng XHCN muốn phát triển có hiệu quả, cần có sự quản lý điều tiết kịp thời hợp quy luật của Nhà nước dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát huy tốt tính tích cực, năng động, sáng tạo của các đoàn thể chính trị - xã hội và vai trò làm chủ của nhân dân. Điều cốt yếu hiện nay là phải tiếp tục nghiên cứu.

- Hoàn thiện thể chế trên các yếu tố hợp thành như: Đường lối, chủ trương của Đảng; pháp luật, chính sách, kỷ cương của Nhà nước;tổ chức bộ máy và điều lệ hoạt động; quy tắc hành vi ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích của công dân.

- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước - Thị trường - Doanh nghiệp trong thể chế KTTT định hướng XHCN, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCHTW khóa XI.

- Chuyển hẳn chức năng của Nhà nước từ sản xuất hàng hóa công cung ứng cho toàn xã hội sang Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ có hiệu lực, hiệu quả cho toàn xã hội sản xuất hàng hóa công, đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Xác định và làm tốt nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nước trong nền KTTT là cung cấp môi trường pháp lý tin cậy cho các chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi phát huy tối đa năng lực của họ.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đảm bảo tốt định hướng XHCN trong phát triển KTTT và thực hiện kiên quyết hơn các nội dung của cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy từ trung ương đến cấp cơ sở. Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cả hệ thống chính trị, kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức, viên chức kém phẩm chất, kém năng lực, gây phiền nhiễu cho nhân dân, cản trở sự phát triển.

Phần thứ hai

TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu ôn thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp khối Đảng ( ôn thi công chức khối đảng 201x) (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w