HIỆN ĐẠI VÀ XU THẾ KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. KTTT là thành tựu chung của văn minh nhân loại và là mô hình kinh tế
phổ biến của thế giới đương đại. Tuy vậy, việc áp dụng và thực hiện mô hình KTTT trên thế giới rất phong phú, đa dạng.
Ở các nước công nghiệp phát triển, mô hình KTTT TBCN chạy theo mục tiêu lợi nhuận tối đa, đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi tiến hóa thăng trầm theo thời gian. Quá trình đó diễn ra cùng với sự tiến bộ của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế. Đặc biệt là trong mấy thập niên gần đây dưới tác động
thúc đẩy mạnh mẽ của cách mạng KH-CN và kinh tế tri thức, mô hình KTTT hiện đại của các nước TBCN, phát triển và biến đổi đa dạng, nhưng vẫn có
những điểm chung là dựa trên chế độ sở hữu tư nhân, lợi ích cá nhân, cạnh
tranh thị trường và tự do dân chủ kiểu phương Tây. Bên cạnh những điểm
chung đó, các mô hình này lại khác nhau về triết lý phát triển, vai trò của thị
trường, của Nhà nước và các thể chế khác phi Nhà nước, phi thị trường. Do đó,
các mô hình KTTT TBCN hiện đại trên thế giới được chia thành 3 nhóm. Cụ thể là:
- Mô hình KTTT theo chủ nghĩa "Tự do mới" (tiêu biểu là nền KTTT của Mỹ, Anh, Australia,...).
- Mô hình KTTT - Xã hội (tiêu biểu là nền KTTT của Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác).
- Mô hình KTTT - Nhà nước phát triển (tiêu biểu là nền KTTT của Nhật, Pháp).
Mỗi một mô hình KTTT trên đây đều có những nét ưu việt trong tạo động lực lợi ích vật chất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng, do chạy theo lợi nhuận tối đa thái quá bằng mọi giá, đề cao quá mức vai trò của đồng tiền, nước Mỹ đã khuếch trương sức mạnh của mình với vai trò nòng cốt là các tập đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia, cùng sự ủng hộ mạnh mẽ của WB, IMF, WTO,... và sự thao túng của giới tài phiệt, đã đem phổ biến, chuyển giao mô hình KTTT này cho các nước đang phát triển, các nước chuyển đổi trong khuôn khổ của cái gọi là "đồng thuận Washington".
Dưới những áp lực nêu trên, số đông các nước chuyển sang phát triển KTTT đều áp dụng những mô hình KTTT tư bản hiện đại, đặc biệt là KTTT kiểu Mỹ, đem lại những thành công hay phải gánh chịu những thất bại rất khác nhau: Có những nước biết chọn lọc và kết hợp hài hòa những "hạt nhân hợp lý" của các mô hình KTTT nêu trên, đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh, xã hội tương đối ổn định, như các nước công nghiệp mới Đông Á (NICs) và các nền kinh tế công nghiệp hóa mới (NIEs). Nhiều nước khác lại phải chuốc lấy những thất bại nặng nề, kinh tế tăng trưởng chậm, thậm chí bị suy thoái, lâm vào khủng hoảng triền miên như nhiều quốc gia ở châu Phi và Mỹ Latinh. Đến 2008 thì toàn thế giới lâm vào khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trầm trọng, nơi bùng phát đầu tiên, đồng thời cũng là nước lâm vào khủng hoảng kinh tế nặng nề nhất chính là nước Mỹ - trung tâm của KTTT Tân tự do - Từ sự thật này và cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn ra hết sức nghiêm trọng ở châu Âu là bằng chứng về sự thất bại của các mô hình KTTT TBCN hiện đại nói chung. "Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình "đồng thuận Oa-
Sinhtơn" vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý"6.
2. Sau khi chủ nghĩa xã hội (CNXH) theo mô hình cũ ở Liên Xô và Đông
Âu sụp đổ, Liên bang Nga và nhiều nước XHCN Đông Âu trước đây đã tiến hành chuyển đổi nền kinh tế bằng liệu pháp "sốc", vội vã chuyển nhanh sang mô hình KTTT kiểu Mỹ, rũ bỏ sạch trơn và đối lập hoàn toàn với mô hình kinh tế cũ. Ở nhiều nước do việc áp dụng, làm theo một cách rập khuôn máy móc đã phải trả giá quá đắt với nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là cơ sở kinh tế thuộc sở hữu nhà nước nhanh chóng bị biến thành sở hữu của một nhóm nhỏ tư nhân có quyền lực, quần chúng lao động bị mất tư liệu sản xuất, an sinh xã hội bị suy giảm nghiêm trọng, thất nghiệp và nghèo đói tăng cao, đời sống nhân dân lao động bị tụt dốc, chính trị, xã hội bất ổn, văn hóa lai căng lan tràn, làm cho giới trẻ mất phương hướng.
Trong bối cảnh Trung Quốc là một nước XHCN có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn Liên Xô, Đông Âu và nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp của CNXH kiểu cũ ở Trung Quốc lâm vào tình trạng trì trệ hết sức nghiêm trọng. Trung Quốc đã sớm nhận thức được xu thế tất yếu của sự phát triển KTTT XHCN, nên từ cuối thập niên 70 của thế kỷ XX đã tiến hành cải cách, mở cửa và chuyển đổi từ mô hình kinh tế cũ phi thị trường sang mô hình KTTT XHCN bằng cách tiếp cận từ từ, vừa đổi mới, vừa đúc rút kinh nghiệm và khái quát thực tiễn thành lý luận cho các bước cải cách tiếp sau, nhằm đạt mục tiêu mà Trung Quốc đề ra là xây dựng một nền KTTT XHCN mang đặc sắc Trung Quốc. Quá trình "phủ định biện chứng" mô hình kinh tế cũ để chuyển đổi sang mô hình KTTT XHCN của Trung Quốc với những bổ sung, phát triển đầy sáng tạo theo tư duy mới về CNXH, đem lại những thành tựu to lớn. Mặc dù Trung Quốc cũng phải trả những khoản "học phí" không nhỏ và hiện đang còn phải giải quyết nhiều vấn đề, phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp để bổ sung, hoàn thiện. Nhưng sau hơn 30 năm cải cách, mở cửa và xây dựng nền KTTT XHCN của mình, Trung Quốc đã vươn lên thành nền kinh tế thứ hai thế giới và rút ra được nhiều bài học quý báu cả về lý luận và thực tiễn để tiếp tục công cuộc xây dựng, phát triển nền KTTT XHCN mang đặc sắc Trung Quốc đạt tới mục tiêu đã hoạch định.
Tất cả những điều nêu trên nói lên rằng, bức tranh thực tiễn và lý luận về mô hình KTTT hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp, không thể áp dụng mô hình KTTT của nước này cho nước khác một cách giáo điều, rập khuôn, máy móc. Nhận rõ bản chất của từng mô hình KTTT và triển vọng phát triển của nó luôn là bài toán đầy thách thức đối với bất cứ nước nào muốn phát triển nền
KTTT. Do đó mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, nhất là đội ngũ cán bộ nòng cốt trong lực lượng đóng vai trò chủ thể của quá trình phát triển, cần thực sự cầu thị, khiêm tốn học hỏi một cách tỉnh táo, chăm chú cả về lý thuyết lẫn kinh nghiệm thành công và thất bại của các nước khác. Không học tập một cách thụ động, mù quáng theo bất cứ một mô hình ngoại lai nào. Phải nêu cao tinh thần tự lực, tự cường và tự tôn dân tộc, chủ động nghiên cứu tìm tòi nắm chắc lý luận và điều kiện lịch sử cụ thể để sáng tạo quyết định đường lối, chủ trương, luật pháp, chính sách và thực thi xây dựng mô hình KTTT phù hợp với xu thế khách quan của thời đại; điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về kinh tế, chính trị, xã hội, truyền thống, bản sắc văn hóa của đất nước mình, dân tộc mình. Chỉ có như vậy mới khai thác, phát huy tốt các nguồn nội lực, kết hợp với thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn ngoại lực, tạo nên sức mạnh của một tổng hợp lực vận động cùng phương, cùng chiều, vững bước đạt tới mục tiêu mong muốn.
3. Với tiền đề chính trị có Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam lãnh
đạo, quản lý thì việc lựa chọn phát triển KTTT định hướng XHCN trở thành một tất yếu khách quan trong tiến trình đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển KTTT định hướng XHCN nhằm đạt mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam XHCN "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"7.
Nhân dân Việt Nam từng nếm trải bản chất bóc lột dã man, tàn bạo và sự thống trị độc ác của CNTB đủ loại. Từ khi có Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhân dân Việt Nam đã được tổ chức thành lực lượng hùng mạnh vùng lên làm cách mạng giải phóng mình khỏi ách ngoại xâm của CNTB ngoại bang, làm nên những kỳ tích "lừng lẫy năm châu", "chấn động địa cầu" là đánh thắng đế quốc Pháp và xâm lược Mỹ trong thế kỷ XX, nhất định không chấp nhận sự lựa chọn con đường phát triển đất nước theo bất kỳ mô hình nào của KTTT TBCN.
Như vậy, ở Việt Nam giữa lực lượng lãnh đạo chính trị là Đảng Cộng sản và lực lượng quản lý đất nước là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân với lực lượng cách mạng to lớn, hùng hậu của toàn thể nhân dân lao động, nòng cốt là khối liên minh công - nông - trí thức, có sự đồng lòng, nhất trí rất cao. Chính sự đồng thuận mạnh mẽ này là tiền đề chính trị - xã hội, quy định việc lựa chọn phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là một tất yếu khách quan phù hợp với xu thế thời đại và điều kiện cụ thể của đất nước.