Nội dung của pháp luật thi hành án dân sự về đấu giá tài sản

Một phần của tài liệu Pháp luật thi hành án dân sự việt nam về đấu giá tài sản và thực tiễn thực hiện tại tỉnh nam định (Trang 30 - 33)

7. Cơ cấu của luận văn

1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ ĐẤU

1.2.3. Nội dung của pháp luật thi hành án dân sự về đấu giá tài sản

Pháp luật thi hành án dân sự về đấu giá tài sản mang tính đa dạng và có quan hệ đến một số ngành luật như: Luật thi hành án dân sự, Luật đấu giá tài sản, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật đất đai,… Tuy nhiên, các quy phạm pháp luật điều chỉnh về đấu giá tài sản thi hành án dân sự được quy định ở nhiều ngành luật khác nhau nhưng chủ yếu nhất vẫn là các quy phạm pháp luật được quy định trong Luật thi hành án dân sự và Luật đấu giá tài sản. Sau khi có bản án, quyết định của Tịa án, Trọng tài, Hội đồng xử lý, vụ việc

25

cạnh tranh được đưa ra thi hành, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền phải ra quyết định thi hành án và tống đạt cho các đương sự. Hết thời gian tự nguyện mà người phải thi hành án có điều kiện thi hành án (có tài sản thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án) nhưng không tự nguyện thi hành án thì chấp hành viên phải ra quyết định kê biên tài sản và thực hiện các thủ tục tiếp theo để tiến hành định giá, đấu giá tài sản của người phải thi hành án. Vì vậy, các quy định pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án dân sự bao gồm những quy phạm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trước khi tiến hành đấu giá tài sản như xác định giá khởi điểm, định giá lại đối với tài sản bị kê biên để đưa ra đấu giá, lựa chọn tổ chức đấu giá để tiến hành đấu giá. Để tiến hành các hoạt động đấu giá tài sản cần phải có các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động như: k kết hợp đồng để thực hiện việc đấu giá tài sản, xây dựng quy chế, niêm yết, thông báo đấu giá tài sản, tổ chức đăng k tham gia đấu giá, cho xem tài sản, các quy định về hình thức, phương thức đấu giá,… Để tiến hành các hoạt động sau đấu giá cần phải có các quy phạm pháp luật điều chỉnh về trình tự, thủ tục đấu giá thành, đấu giá khơng thành. Do đó, có thể nói các quy định pháp luật đấu giá tài sản thi hành án dân sự cần phải bao gồm những quy phạm điều chỉnh các quan hệ trước khi đấu giá, trong đấu giá và sau đấu giá, bao gồm cả tài sản đấu giá, chủ thể, khách thể, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong đấu giá tài sản thi hành án dân sự, các quy phạm pháp luật để bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản thi hành án dân sự, cụ thể:

Thứ nhất, nhóm quy phạm pháp luật thi hành án dân sự điều chỉnh về

tài sản đấu giá, bao gồm:

- Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá

- Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán

thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định.

Thứ hai, nhóm quy phạm pháp luật thi hành án dân sự điều chỉnh về

26

- Người có tài sản đấu giá ký kết Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ

chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản.

- Tổ chức đấu giá tài sản ban hành Quy chế cuộc đấu giá.

- Tổ chức đấu giá tài sản niêm yết việc đấu giá tài sản.

- Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cho người tham gia đấu giá được trực

tiếp xem tài sản hoặc mẫu tài sản.

- Cá nhân, tổ chức đăng k tham gia đấu giá.

- Các bên tiến hành đấu giá.

- Lập biên bản đấu giá sau khi kết thúc đấu giá.

- Ký kết Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.

Thứ ba, nhóm quy phạm pháp luật thi hành án dân sự điều chỉnh về chủ

thể tham gia đấu giá, cụ thể:

- Tổ chức đấu giá:

 Nghĩa vụ của tổ chức đấu giá: thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ,

chính xác thơng tin cần thiết có liên quan đến tài sản đấu giá; bảo quản tài sản được giao, không được sử dụng tài sản, nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại; trước khi đấu giá phải trưng bày, cho xem hồ sơ tài sản đấu giá.

 Quyền của tổ chức đấu giá: yêu cầu người có tài sản đấu giá cung cấp

đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến tài sản đấu giá và chịu trách nhiệm về các thơng tin đó; u cầu người mua phải thực hiện đúng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, trường hợp không thực hiện việc giao kết hợp đồng thì tổ chức đấu giá tài sản có quyền xử lí tiền đặt trước mà người mua đã đóng.

- Người có tài sản đấu giá:

 Nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá: Chịu trách nhiệm về tài sản

đưa ra đấu giá; ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản; giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; báo cáo cơ quan

27

có thẩm quyền về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, diễn biến cuộc đấu giá và kết quả đấu giá tài sản trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước.

 Quyền của người có tài sản đấu giá: Giám sát quá trình tổ chức thực hiện

việc đấu giá; tham dự cuộc đấu giá; yêu cầu dừng việc tổ chức đấu giá khi có căn cứ cho rằng có hành vi vi phạm; đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô hiệu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về dân sự.

- Người trúng giá:

 Nghĩa vụ của người trúng giá: Ký biên bản đấu giá, hợp đồng mua bán

tài sản đấu giá; thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.

 Quyền của người trúng giá: Yêu cầu người có tài sản đấu giá ký hợp

đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật; được nhận tài sản đấu giá, có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá đối với tài sản phải đăng k quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật và quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật thi hành án dân sự việt nam về đấu giá tài sản và thực tiễn thực hiện tại tỉnh nam định (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)