7. Cơ cấu của luận văn
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT
2.3.2. Niêm yết, thông báo công khai và trƣng bày tài sản đấu giá
2.3.2.1. Niêm yết việc đấu giá tài sản
Tài sản đấu giá phải được niêm yết, thông báo công khai để nhiều người muốn mua tài sản được biết và tham gia trả giá, càng nhiều người tham gia trả giá càng đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh của việc đấu giá.
Theo Điều 35 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định việc niêm yết đấu giá tài sản như sau:
- Đối với tài sản là động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc
đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi trưng bày tài sản (nếu có) và nơi tổ chức cuộc đấu giá ít nhất là 07 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá;
- Đối với tài sản là bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết
việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi tổ chức cuộc đấu giá và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá ít nhất là 15 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá.
Niêm yết, thông báo công khai về việc đấu giá tài sản bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá;
- Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu
giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;
- Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá;
- Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá;
- Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi
điểm;
- Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước;
52
- Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá;
- Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá.
Mục đích của việc thơng báo đấu giá tài sản được quy định chặt chẽ như trên để thể hiện sự khách quan trong tiến trình đấu giá, mở rộng được các đối tượng có nhu cầu mua tài sản, góp phần cho việc thiết lập giá mua tài sản hợp l nhất.
2.3.2.2. Xem tài sản đấu giá
Cùng với q trình thơng báo, pháp luật cũng quy định về việc xem tài sản đấu giá để đảm bảo những thông tin cụ thể, chi tiết rõ ràng được đến với tất cả những người tham gia đấu giá. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người tham gia đấu giá được tận mắt xem tài sản và hồ sơ gốc, giúp họ an tâm về chất lượng cũng như xuất xứ hợp pháp của tài sản để đưa ra quyết định đúng đắn khi tham gia đấu giá tài sản. Theo đó, Điều 36 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định: Kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến ngày mở cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cho người tham gia đấu giá được trực tiếp xem tài sản hoặc mẫu tài sản trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 02 ngày. Trên tài sản hoặc mẫu tài sản phải ghi rõ tên của người có tài sản đấu giá và thơng tin về tài sản đó; kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến ngày mở cuộc đấu giá, đối với tài sản đấu giá là quyền tài sản hoặc tài sản phải đăng k quyền sở hữu, quyền sử dụng thì tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cho người tham gia đấu giá được xem giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và tài liệu liên quan trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 02 ngày.
Để đảm bảo tính linh hoạt của các cuộc đấu giá tài sản, pháp luật quy định buổi đấu giá tài sản có thể được tổ chức tại trụ sở của tổ chức đấu giá tài sản, nơi có tài sản đấu giá hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận của người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Địa điểm và thời gian tổ chức được công bố rộng rãi tới người đã đăng k tham gia.
53
2.3.3. Đăng ký tham gia đấu giá
Theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản hiện hành, cá nhân, tổ chức muốn tham gia đấu giá phải đăng k tham gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá tài sản. Việc quy định như vậy là cần thiết để tổ chức đấu giá có thể nắm được số lượng cũng như tư cách của những người tham gia đấu giá để có thể có sự điều chỉnh kịp thời và thích hợp trước khi cuộc đấu giá diễn ra. Khoản tiền đặt trước này là biện pháp đảm bảo cho việc tham gia đấu giá tài sản của bên tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá.
Theo quy định tại Nghị định 05/2005/NĐ-CP, khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá và người có tài sản đấu giá thỏa thuận tối đa không quá 5% giá khởi điểm là quá thấp, nhiều trường hợp khoản tiền này quá nhỏ dẫn đến khách hàng trúng đấu giá bỏ cuộc. Vì vậy, Luật đấu giá tài sản 2016 đã nâng mức tiền đặt trước cao hơn: tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. (Khoản 1 Điều 39) nhằm khắc phục tình trạng khơng tham giá đấu giá hoặc tham gia trả giá nhưng từ chối mua và sẵn sàng chịu mất số tiền đặt trước trong trường hợp từ chối mua tài sản với mục đích gây khó khăn cho người có quyền và lợi ích liên quan hoặc vì mục đích sinh lợi. Đồng thời, quy định mức trần với sự linh hoạt nhất định vẫn bảo đảm ph hợp với thực tiễn của từng địa phương. Thực tế cho thấy, nếu khoản tiền đặt trước quá cao sẽ khó khăn cho việc mở rộng người tham gia đấu giá, nhưng nếu quá thấp sẽ là cơ sở phát sinh tiêu cực. Việc quy định nghĩa vụ nộp tiền đặt trước mang tính chất bắt buộc là cần thiết, ngồi việc đóng vai trị như biện pháp bảo đảm, việc quy định mức đặt trước tối đa nhằm hạn chế sự t y tiện của các tổ chức đấu giá tài sản và cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp người nộp tiền đặt trước mua được tài sản thì khoản tiền đó sẽ được trừ vào giá mua, nếu khơng mua được thì khoản tiền này hồn trả lại cho người nộp. Trong trường
54
hợp người đăng k mua tài sản đấu giá đã nộp một khoản tiền đặt trước nhưng không tham gia đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì khoản tiền đặt trước đó thuộc về người đấu giá tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Người tham gia đấu giá đăng k với người đấu giá trong thời hạn thông báo và nộp khoản tiền đặt trước để có được số đăng k , phiếu đăng k có địa chỉ, tài khoản và xác nhận khoản tiền đã đặt trước.
Xuất phát từ thực tế trên, đẻ bảo vệ quyền lợi của người tham gia đấu giá và người trúng đấu giá, pháp luật về đấu giá tài sản cần thiết phải có các quy định về trách nhiệm của bên tổ chức đấu giá, người có tài sản đấu giá khi những người này vi phạm nghĩa vụ đã cam kết với bên tham gia đấu giá, với tư cách như một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trong pháp luật dân sự hiện hành, tổ chức đấu giá phải trả lại cho người trúng đấu giá khoản tiền đặt cọc cộng thêm một khoản tiền ít nhất ngang bằng giá trị khoản tiền đặt cọc.
Để đăng k tham gia đấu giá, đối với tổ chức cần xuất trình giấy phép đăng k kinh doanh, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền của người đến đăng k tham gia đấu giá. Đối với các loại tài sản mà đối tượng kinh doanh theo quy định pháp luật phải có điều kiện thì ngồi các loại giấy tờ quy định đúng ngành nghề trên cịn phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép như kinh doanh rượu bia, xử l chất thải độc hại,… Đối với cá nhân thì yêu cầu cần xuất trình Chứng minh nhân dân/căn cước cơng dân/hộ chiếu, hộ khẩu,..
Cuộc đấu giá được tổ chức theo nguyên tắc khách quan, điều đó khơng có nghĩa là bất kỳ chủ thể nào cũng có thể tham gia vào cuộc đấu giá tài sản. Để đảm bảo cho cuộc đấu giá được thành công và khách quan, pháp luật cũng đã thiết lập nên các quy định hết sức chặt chẽ với người không được tham gia đấu giá tài sản.
Trường hợp thứ nhất, đối với người khơng có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người tại thời
55
điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Theo quy định, chủ thể tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được coi là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, các chủ thể theo quy định trên khơng có đủ tiêu chuẩn để tham gia các giao dịch dân sự, mà tư cách chủ thể của họ tham gia giao dịch được thiết lập thông qua người đại diện.
Trường hợp thứ hai, xuất phát từ nguyên tắc khách quan trong quá trình đấu giá, để hạn chế tình trạng thơng đồng và gây khó khăn trong việc bán tài sản của người có tài sản, cũng như việc lạm dụng chức vụ quyền hạn, pháp luật đã liệt kê những chủ thể không được tham gia đấu giá tài sản gồm:
- Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá;
cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá; người trực tiếp giám định, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản.
- Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử l tài sản, người có quyền
quyết định bán tài sản, người k hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật.
- Người khơng có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật,
bao gồm:
Người không được tham gia mua tài sản để thi hành án theo quy định
của pháp luật về thi hành án dân sự;
Người không đủ điều kiện tham gia mua tài sản đối với một số loại tài
sản theo quy định của pháp luật về loại tài sản đó.
Người không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người
không thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
56