7. Kết cấu của luận văn
3.1. Thực tiễn thực hiện yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
3.1.1. Khái quát về thực tiễn thực hiện yêu cầu độc lập của người có quyền lợi,
VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Thực tiễn thực hiện yêu cầu độc lập của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại tòa án nhân dân
3.1.1. Khái quát về thực tiễn thực hiện yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Trong quá trình thực hiện BLTTDS năm 2015 cho thấy, các quy định về quyền tố tụng của đương sự ngày càng được mở rộng và cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nói chung, người có QLNVLQ nói riêng. Dựa trên cơ sở đó, yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ được giải quyết trong VADS ln được quan tâm và đảm bảo thực hiện. Thơng qua việc đảm bảo thực hiện u cầu đó, Tịa án có cơ sở để giải quyết các VADS một cách khách quan, chính xác mà vẫn đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự nói chung, người có QLNVLQ nói riêng. Về cơ bản, quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được các Tòa án nhân dân Việt Nam đảm bảo thực hiện trên thực tế.
Theo Báo cáo kết quả công tác giải quyết các loại án của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2017- 31/03/2021. Về giải quyết các vụ án dân sự, các Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thụ lý tổng số 17.163 vụ án, đã giải quyết được 11.663 vụ, đạt tỷ lệ 67,95%, công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự đạt 9.026 vụ, đạt tỷ lệ 77,39%.
Qua số liệu có thể thấy, tỷ lệ giải quyết các vụ án dân sự từ năm 2017 – 2018 có phần hạn chế do giai đoạn này BLTTDS vừa được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực nên khả năng áp dụng giải quyết VADS chưa cao. Từ giai đoạn
2019- 2021, tỷ lệ thụ lý các vụ án dân sự giảm do tình hình dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng phần nào đến công tác tiếp nhận đơn khởi kiện, thụ lý của Tòa án nhân dân, tuy nhiên tỷ lệ giải quyết các vụ án dân sự vẫn đạt tỷ lệ cao, tỷ lệ công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đạt trên 75%.
Kết quả giải quyết một số VADS sau đây của các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội là những bằng chứng, minh chứng cho việc đảm bảo yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ đạt được trong giải quyết các VADS theo thủ tục sơ thẩm:
- Vụ án thứ nhất:
Y/c tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, giữa: Nguyên đơn là chị
Đoàn Thị Phú, nơi cư trú: Khu 3, phường Khương Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội với bị đơn là anh Lê Đức Tài, nơi cư trú: 134 Thịnh Liệt, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là anh Phạm Văn Tùng, nơi cư trú: 86 Thịnh Liệt, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Theo đơn khởi kiện và q trình giải quyết tại Tịa án ngun đơn là chị Đồn Thị Phú trình bày: Ngày 12/01/2018, chị Phú và anh Lê Đức Tài có
làm hợp đồng mua bán xe ơ tơ chiếc xe mazda 3, màu sơn: trắng; biển kiểm soát 30A - 098.57, số khung 4AA6FC018777, số máy: P520299320, loại xe: ô tô con. Theo chứng nhận đăng ký xe ô tơ số: 008058, do phịng CSGT Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 13/08/2015. Đứng tên chủ xe: Đoàn Thị Phú với giá 585.000.000 đồng (Năm trăm tám mươi lăm triệu đồng chẵn). Tuy nhiên, sau khi ký kết hợp đồng anh Tài mới trả 300.000.000 đ (Ba trăm triệu đồng) vì thiếu tiền nên chị Phú và anh Tài có lập 01 hợp đồng vay tiền ngày 12/01/2018 với số tiền còn nợ lại là: 285.000.000 đ (Hai trăm tám mươi lăm triệu đồng) hạn đến ngày 26/01/2018 thì anh Tài phải trả đầy đủ cho chị Phú. Nếu quá thời hạn nêu trên anh Tài khơng trả đủ tiền thì anh Tài phải trả
lại xe cho chị Phú và hủy hợp đồng mua bán xe. Sau khi ký hợp đồng xong do anh Tài cần cho khách thuê xe ngay, do nể là người quen nên chị Phú đã giao toàn bộ giấy tờ xe cho anh Tài. Ngày 26/01/2018, anh Tài trả cho chị Phú 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng), sau ngày 26/01/2018 anh Tài trả 90.000.000đ (Chín mươi triệu đồng), khi hai bên giao nhận tiền hai bên khơng có giấy tờ giao nhận tiền cho nhau. Số tiền anh Tài còn nợ lại là 145.000.000đ (Một trăm bốn mươi lăm triệu đồng) đã quá thời hạn trên anh Tài không chịu trả, chị Phú có đến nhà địi nhiều lần nhưng anh Tài khơng trả và chị Phú có thơng báo cho anh Tài biết nếu anh Tài không trả nốt cho chị số tiền mua xe ơ tơ thì chị Phú sẽ hủy hợp đồng mua bán xe. Nay chị Phú khởi kiện đề nghị Tòa án hủy hợp đồng mua bán xe giữa chị Phú và anh Tài đã ký ngày 12/01/2018 và buộc anh Tài phải trả lại 01 xe ô tô và đăng ký xe ô tô mang tên chị Phú, chị Phú sẽ có trách nhiệm trả lại tiền cho anh Tài 440.000.000đ (Bốn trăm bốn mươi triệu đồng) mà chị Phú đã nhận.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là anh
Phạm Văn Tùng trình bày: Ngày 07/04/2018, anh Tài mang 01 chiếc xe ô tô
BKS 19A-09857 mang tên Đoàn Thị Phú và 01 đăng ký xe oto mang tên Đoàn Thị Phú, 01 Hợp đồng mua bán xe giữa chị Phú và anh Tài, đến cửa hàng cầm đồ của anh Tùng vay số tiền 500.000.000đ, anh Tài có nói với anh Tùng là xe ơ tơ anh Tài mua của chị Phú nhưng chưa sang tên đổi chủ được. Anh Tài hẹn anh Tùng sau 02 tháng sẽ lấy lại xe và thanh toán tiền cho anh Tùng nên anh Tùng cho anh Tài vay 500.000.000đ, khi vay hai bên có viết giấy vay tiền cho nhau. Do quá hạn cam kết không thấy anh Tài quay lại lấy xe và trả tiền nên ngày 20/8/2018 anh Tùng mang chiếc xe đi sang tên mình nhưng khơng được vì chị Phú đã gửi đơn đến phòng CSGT-PC45 nên anh Tùng không sang tên được. Nay anh Tùng có yêu cầu độc lập đề nghị Tòa án buộc anh Tài trả lại cho anh 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng), anh khơng
tính lãi kể từ khi vay cho đến nay, anh sẽ trả lại xe ô tô cho anh Tài và giấy tờ đăng ký xe. Số tiền chi phi giám định anh Tùng xin chịu không để anh Tài phải chịu số tiền này.
Tại phiên xét xử ngày 22/5/2019, Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai quyết định như sau:
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Đoàn Thị Phú:
+ Hủy Hợp đồng mua bán xe ô tô mazda 3, màu sơn trắng, biển kiểm soát 19A - 098.57, số khung 4AA6FC018777, số máy: P520299320, loại xe: ô tô con, ký kết giữa chị Đoàn Thị Phú và anh Lê Đức Tài, cơng chứng tại phịng công chứng Số 2, thành phố Hà Nội ngày 12/01/2018, số công chứng 56.
+ Buộc anh Lê Đức Tài trả lại cho chị Đồn Thị Phú 01 xe ơ tơ chiếc xe mazda 3, màu sơn: trắng; biển kiểm soát 19A - 098.57, số khung 4AA6FC018777, số máy: P520299320, loại xe: ô tô con và 01 giấy chứng nhận đăng ký xe ơ tơ số: 008058, do phịng CSGT Cơng an thành phố Hà Nội cấp ngày 13/08/2015. Chị Đoàn Thị Phú có trách nhiệm trả lại cho anh Lê Đức T số tiền 440.000.000 đ
- Chấp nhận yêu cầu độc lập của anh Phạm Văn Tùng:
Buộc anh Lê Đức Tài phải trả cho anh Phạm Văn Tùng số tiền đã vay là 500.000.000 đ trong đó có 440.000.000đ anh Tài nhận của chị Phú. Anh Tùng có trách nhiệm trả lại cho anh Tài 01 chiếc xe ô tô mazda 3, màu sơn: trắng; biển kiểm soát 19A - 098.57, số khung 4AA6FC018777, số máy: P520299320, loại xe: ô tô con và 01 giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô số 008058 do phịng CSGT Cơng an thành phố Hà Nội cấp ngày 13/08/2015 đứng tên Đoàn Thị Phú để anh Tài trả lại chiếc xe này cho chị Phú.
Ở VADS này, TAND quận Hoàng Mai đã chấp nhận yêu cầu độc lập của anh Phạm Văn Tùng- là người có QLNVLQ trong vụ án. Vì vậy, việc giải quyết VADS đã đảm bảo yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ trong TTDS.
- Vụ án thứ hai:
Tranh chấp ly hôn, nuôi con và chia tài sản chung vợ chồng, Ngày
12/2/2020, nguyên đơn là chị Phạm Thị Nga, sinh năm 1982, HKTT: Số nhà
3, ngõ 8, thôn Cống Thôn, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội có đơn khởi kiện xin ly hôn với anh Nguyễn Mạnh Thắng, sinh năm 1973;
HKTT và nơi cư trú: Số nhà 3, ngõ 8, thôn Cống Thôn, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà
Nguyễn Thị Thược, sinh năm 1946, HKTT và nơi cư trú: Số nhà 3, ngõ 8, thôn Cống Thôn, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Theo đơn khởi kiện và q trình giải quyết tại Tịa án ngun đơn là chị Phạm Thị Nga trình bày: Chị Nga và anh Thắng kết hôn trên cơ sở tự
nguyện có đăng ký kết hôn ngày 19/11/1999 tại UBND xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Sau khi kết hơn, chị Nga xác định vợ chồng bắt đầu mâu thuẫn ngay từ ngày hơm sau ngày cưới vì bất đồng quan điểm sống. Nay chị Nga xác định khơng cịn tình cảm vợ chồng. Về con chung: vợ chồng tự thỏa thuận, khơng u cầu tịa án giải quyết. Về tài sản chung: Căn nhà cấp 4 xây năm 2009 do vợ chồng xây dựng và quyền sử dụng đất 120m được UBND huyện Gia Lâm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BA 744186 ngày 12/2/2010 mang tên Nguyễn Mạnh Thắng và Phạm Thị Nga.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Thược trình bày: Nguồn đất thửa số 3 diện tích 120m là do bà cơ Nguyễn Thị Thược sinh
1945 bán nhà tại số 3, ngõ 670/2 Hà Huy Tập, TT Yên Viên, Gia Lâm được 1 tỷ và mua thửa đất số 3, Cống Thôn, Yên Viên với giá 1.560.000.000 đồng. Khi mua đất này tiền của bà Thược 1.450.000.000 đồng còn lại 110 triệu là vợ chồng vay. Sau đó bà cho chị Nga anh Thắng đứng tên thửa đất này. Tiền xây nhà 110 triệu là của vợ chồng chị Nga. Do mua bán bằng miệng nên bà Thược
hiện nay khơng có giấy tờ gì chứng minh cho việc trình bày trên. Ngày 19/6/2020, bà Nguyễn Thị Thược có yêu cầu độc lập yêu cầu vợ chồng chị Nga anh Thắng trả lại bà 1.450.000.000 đồng là tiền bà mua đất. Theo bà Thược thửa đất này bà có cơng sức đóng góp.
Tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 05/11/2020, TAND huyện Gia Lâm quyết định như sau:
- Chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của chị Phạm Thị Nga đối với anh Nguyễn Mạnh Thắng. Ghi nhận sự thuận tình ly hôn của chị Phạm Thị Nga và anh Nguyễn Mạnh Thắng
- Về con chung: Chị Nga và anh Thắng tự thỏa thuận, khơng u cầu Tịa án giải quyết.
- Về tài sản chung vợ chồng: Đình chỉ yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng. - Không chấp nhận yêu cầu độc lập của bà Nguyễn Thị Thược về việc công nhận quyền sử dụng đất này là của bà hoặc tính cơng sức cho bà do bà Thược khơng xuất trình được tài liệu chứng cứ chứng minh bà Thược đưa tiền cho anh Thắng chị Nga.
Ở VADS này, TAND huyện Gia Lâm không chấp nhận yêu cầu độc lập của bà Nguyễn Thị Thược- là người có QLNVLQ trong vụ án. Vì vậy, quyết định không chấp nhận yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ là đúng quy định pháp luật, đảm bảo tuân thủ điều kiện thực hiện yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ.
Ngoài ra, điểm mới của BLTTDS năm 2015 là bổ sung quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử. Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 203 và khoản 2 Điều 208 BLTTDS năm 2015, Thẩm phán tòa án có nhiệm vụ tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Như vậy, việc
tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường là bắt buộc. Khi vụ án dân sự khơng được hịa giải hoặc khơng tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 206, 207 BLTTDS năm 2015 thì Thẩm phán vẫn phải tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà khơng tiến hành hịa giải. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quyền đưa ra yêu cầu độc lập “trước thời điểm tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải” (Điều 201 BLTTDS năm 2015). Quy
định này nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp về thủ tục tố tụng công khai, minh bạch chứng cứ, giải quyết các yêu cầu, đề nghị của đương sự về thu thập chứng cứ, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp, giúp cho việc giải quyết vụ án của Tòa án được chủ động và hợp lý hơn. Sau thời điểm này, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới đưa ra yêu cầu độc lập thì Tịa án khơng chấp nhận và hướng dẫn họ khởi kiện bằng một vụ án dân sự khác.
3.1.2. Ưu điểm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan
- Ưu điểm trong thực hiện yêu cầu độc lập của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan
Có thể nói, hiện nay cơng tác tiếp nhận đơn khơng cịn rườm ra, thủ tục đã được rút gọn góp phần giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phần nào được xử lý kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
- Ưu điểm trong thực hiện nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan
Thực tế cho thấy, phần đơng người dân đã có ý thức tìm hiểu pháp luật, chấp hành tốt các yêu cầu mà pháp luật đề ra. Trong công cuộc cải cách tư
pháp nói chung và tư pháp dân sự nói riêng. Pháp luật Việt Nam đã vạch ra những đường hướng cơ bản và yêu cầu đối với việc cải cách và hoàn thiện thời hạn, thủ tục, nghĩa vụ của người có QLNVLQ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước trong bối cảnh cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa, thời đại của cơng nghệ 4.0. Trình độ, kiến thức của người tiến hành tố tụng được nâng cao, đảm bảo cho việc tiếp nhận, xử lý kịp thời các yêu cầu của đương sự nói chung, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nói riêng.
Hiện nay, các đương sự nói chung, người có QLNVLQ nói riêng đã phần nào thực hiên tốt nghĩa vụ của mình, giúp cho Tịa án giải quyết vụ việc nhanh chóng, hiệu quả, khách quan. Người có QLNVLQ đã chủ động hơn trong việc đóng lệ phí, án phí dân sự, thu thập giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cùng với đó, những người tiến hành tố tụng cũng có trách nhiệm hơn trong cơng tác hỗ trợ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ.