Khó khăn và vướng mắc trong thực hiện quyền và nghĩa vụ người có quyền

Một phần của tài liệu Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (Trang 80 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Thực tiễn thực hiện yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

3.1.3. Khó khăn và vướng mắc trong thực hiện quyền và nghĩa vụ người có quyền

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập

- Khó khăn, vướng mắc về thực hiện quyền yêu cầu độc lập

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế vẫn xảy ra các trường hợp nhầm lẫn giữa yêu cầu độc lập và yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hiểu sai “nghĩa”. Trước đây, khoản 5 Điều 12 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn về yêu cầu độc lập là:

Có sự liên quan giữa yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp hai yêu cầu này có mối quan hệ với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn

Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện quy định này vẫn tồn tại cách hiểu và tiếp cận không thống nhất về việc xác định yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập và bản chất về quyền kiện ngược lại ở tư cách các đương sự khác nhau (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan).

Vấn đề pháp lý là, bị đơn có quyền đưa ra phản tố đối với yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có u cầu độc lập khơng? Theo quan điểm pháp lý truyền thống, phản tố là việc bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn. “Phản tố là việc bị đơn kiện ngược lại người đã khởi kiện mình và yêu cầu

kiện ngược lại của bị đơn phải liên quan đến yêu cầu người đã khởi kiện mình” [19, tr. 44]. Như vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn có thể là kiện ngược

lại nguyên đơn, có thể kiện ngược lại yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Nghiên cứu các quy định hiện hành của BLTTDS năm 2015, mặc dù khoản 1 Điều 200 BLTTDS năm 2015 ghi nhận “bị đơn có quyền yêu cầu

phản tố với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”. Tuy nhiên, Điều 72 của BLTTDS năm 2015 chỉ quy định “Bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn”. Do quy định

của pháp luật chưa thống nhất, vì vậy thực tễ xét xử tồn tại một số vướng mắc cần có sự hướng dẫn thống nhất của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ: Anh A khởi kiện chị B ra tịa xin ly hơn và yêu cầu xác nhận quyền sử dụng đất hiện đang do 2 vợ chồng A, B đứng tên trên giấy tờ pháp lý là tài sản của bố mẹ, không phải là tài sản chung của vợ chồng; do khi xác lập thủ tục pháp lý, A đã tự kê khai, mạo danh chữ ký của bố mẹ trong giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất để sang tên nhà đất từ bố mẹ sang cho anh A, chị B. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ơng C, bà D (bố mẹ A) có yêu cầu độc lập xác định quyền sử dụng đất thuộc về mình và đề nghị Tịa án hủy

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên A, B. B u cầu Tịa án cơng nhận Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được xác lập giữa ông C, bà D với anh A, chị B. Đồng thời B đề nghị chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất này.

Đây là trường hợp bị đơn kiện ngược lại cả nguyên đơn và người có QLNVLQ. Trong quan hệ dân sự, thực tế tồn tại nhiều quan hệ pháp luật đan xen nhau. Giữa các yêu cầu này đều có liên quan đến nhau mà Tòa án giải quyết trong cùng vụ án mới bảo đảm xem xét toàn diện vụ án. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của ông C, bà D; yêu cầu độc lập của ơng C, bà D có liên quan đến vụ án đang được giải quyết và yêu cầu độc lập của C được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn. Ngồi ra, từ tình huống này, cần hiểu tồn diện quy định về quyền phản tố của bị đơn theo nghĩa rộng, không chỉ là quyền phản tố của bị đơn đối với ngun đơn mà cịn đối với người có QLNVLQ khi yêu cầu của nguyên đơn và người có QLNVLQ có sự thống nhất.

Ngồi ra, tình trạng tự đặt ra quy tắc nhận đơn khởi kiện của một số Tòa án dẫn tới đương sự bị mất quyền khởi kiện vẫn còn tồn tại. Pháp luật tố tụng dân sự quy định khá chi tiết và đầy đủ về trình tự, thủ tục của việc nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết các vụ việc dân sự để đảm bảo thực hiện quyền đưa ra yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên, có một số Tồ án lại có những quy định ngày nhận đơn khởi kiện vào một số ngày chẵn hoặc lẻ trong tuần. Nếu đương sự nộp đơn vào các ngày khác với quy định trên thì sẽ khơng được nhận đơn. Nếu đơn thuần chỉ là sự mất cơng sức đi lại thì chưa cần bàn đến nhưng thực tiễn có trường hợp sự vi phạm này dẫn tới đương sự mất quyền khởi kiện, quyền lợi hợp pháp khơng được Tịa án bảo vệ

- Khó văn vướng mắc trong việc xác định quyền yêu cầu độc lập

Trong vụ án có yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ nhưng họ không kiện bị đơn mà bị đơn lại kiện người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Thực tiễn xét xử tồn tại các quan điểm tranh luận khi xác định đó là yêu cầu độc lập hay yêu cầu phản tố.

Ví dụ, ơng Nguyễn Văn Kh và bà Nguyễn Thị H là hai vợ chồng, chung

sống với nhau từ năm 1968 và có tạo dựng được quyền sử dụng diện tích 284 m2. Tháng 12/1994, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện X đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 284m2, thửa số 38, tờ bản đồ số 6 mang tên ông Nguyễn Văn Kh. Ngày 20/4/2017, ông Nguyễn Văn Kh và vợ chồng ông Phan Thành T và bà Huỳnh Thị M đến Văn phịng cơng chứng số 3 để làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói trên. Sau đó, UNBND huyện X đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 284m2, thửa số 38, tờ bản đồ số 6 cho ông Phan Thành T và bà Huỳnh Thị M. Ngày 08/5/2019, bà Nguyễn Thị H khởi kiện vợ chồng ông Phan Thành T và bà Huỳnh Thị M yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng giữa ông Nguyễn Văn Kh với vợ chồng ông Phan Thành T và bà Huỳnh Thị M là giao dịch vô hiệu. Sau khi nhận được thơng báo thụ lý vụ án của Tịa án, ơng T và bà M trình bày: sở dĩ ông bà đồng ý mua thửa đất trên của ơng Kh vì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ơng Kh, ơng Kh có cam kết thửa đất là tài sản của riêng ơng. Bên cạnh đó, tháng 6/2015 do ơng Kh có vay của ơng bà 3,3 tỷ đồng nhưng chưa trả được nên hai bên đã thỏa thuận số tiền 3 tỷ đồng sẽ được khấu trừ vào tiền ông bà nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nay bà H khởi kiện ơng bà thì ơng bà T và M có đơn u cầu Tịa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giữa ông Kh và vợ chồng ông T, bà M. Ngồi ra, buộc ơng Kh trả cho ơng bà 300 triệu đồng gốc, lãi theo thỏa thuận từ hợp đồng vay vì việc giải quyết các vụ án này có liên quan đến nhau.

Trong tình huống này, Áp quy định tại Điều 200, 201 BLTTDS năm 2015 do bà H là nguyên đơn, ông T và bà M được xác định là bị đơn, ơng Kh khơng khởi kiện nhưng có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án nên được xác định là người có QLNVLQ. Do bị đơn u cầu Tịa án cơng nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản với người có QLNVLQ, nên yêu cầu của ông T, bà M vẫn được xác định là yêu cầu phản tố trong trường hợp bị đơn khởi kiện ngược lại người có QLNVLQ.

Chúng tơi cho rằng, về hình thức, yêu cầu phản tố là yêu cầu được xác định với vị trí tố tụng bị đơn; yêu cầu độc lập được xác định với vị trí tố tụng thuộc về người có QLNVLQ. Tuy nhiên, về bản chất, yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ hay yêu cầu phản tố đều là một yêu cầu khởi kiện ngược lại chủ thể đã khởi kiện mình. Điều này phù hợp với những nghiên cứu truyền thống về phản tố “phản tố là việc bị đơn kiện ngược lại người đã khởi kiện

mình và yêu cầu kiện ngược lại của bị đơn phải liên quan đến yêu cầu của người đã khởi kiện mình”. Hoặc “phản tố là khởi kiện thêm một vụ án khác… yêu cầu phản tố là yêu cầu độc lập. Tuy nhiên, là yêu cầu độc lập của bị đơn với nguyên đơn nên được gọi là “phản tố”.

- Khó khăn, vướng mắc trong xác định thời điểm thực hiện yêu cầu độc

lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Những quy định bất cập của pháp luật tố tụng dân sự cũng dẫn đến hậu quả quyền đưa ra yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ khơng thể thực hiện trên thực tế: Theo quy định của pháp luật, khi nộp đơn yêu cầu độc lập tùy từng quan hệ tranh chấp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp kèm theo các tài liệu, chứng cứ. Với quy định này, trong nhiều trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan do muốn khởi kiện, đưa ra yêu cầu độc lập để không bị hết thời hạn mà chưa chuẩn bị được các tài liệu, chứng cứ cần phải có khi khởi kiện, đưa ra yêu cầu độc lập.

Một điều nữa,tại Điều 201 BLTTDS năm 2015 chỉ quy định chung chung “trước thời điểm Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp

cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải” mà không quy định đây là thời điểm

phiên họp lần thứ mấy dẫn đến thực tiễn xét xử áp dụng pháp luật không thống nhất. Kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải là hai vấn đề khác nhau. Mục đích của phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là nhằm bảo đảm mọi chứng cứ đều được công khai (trừ trường hợp khơng được phép cơng khai) trong q trình tố tụng; hịa giải là để các bên thương lượng, thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp. Theo Cơng văn hướng dẫn nghiệp vụ của Tịa án nhân dân tối cao, “trường hợp Tòa án tiến hành hịa giải nhiều lần thì lần hịa giải đầu tiên Tịa án phải tiến hành theo đúng trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải. Đối với lần hòa giải tiếp theo, Tòa án chỉ tiến hành kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ khi có tài liệu, chứng cứ mới và ghi vào biên bản hòa giải”. Với tinh thần hướng dẫn này, thì người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ có thể đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp xét công khai chứng cứ và hòa giải lần đầu tiên. Tuy nhiên, thực tế là, nhiều trường hợp “tại phiên hòa giải cuối cùng, sau khi đã nắm rõ nội dung vụ việc, hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình, các đương sự sẽ đi đến thỏa thuận về giải quyết nội dung vụ án hoặc đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập”. Ở nhiều trường hợp, Tòa án vẫn chấp nhận xem xét yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập sau thời điểm mở phiên họp xét cơng khai chứng cứ và hịa giải lần đầu tiên.

Vấn đề đặt ra là, nếu sau khi thụ lý vụ án một thời gian ngắn, Thẩm phán mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và chỉ mở phiên họp một lần như nêu ở trên thì thời gian để đương sự cân nhắc, thực hiện quyền yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Trong khi đó, thực tế giải quyết các tranh chấp dân sự cho thấy, chỉ sau khi tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa giải các đương sự mới có đủ thơng tin để quyết định việc có đưa ra yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập hay khơng. Vì vậy, quy định này đã phần nào cản trở đương sự đưa ra yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Một phần của tài liệu Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)