7. Kết cấu của luận văn
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự và bảo đảm thực hiện yêu cầu
3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thực hiện yêu cầu độc lập của người có
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Bản chất yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ là nếu khơng có u cầu trong cùng vụ án thì có thể khởi kiện ở một vụ án khác. Tuy nhiên, với mục đích giải quyết vụ án được triệt để, chính xác và nhanh hơn nên pháp luật quy định về yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập sẽ được xem xét giải quyết trong cùng một vụ án. Mặc dù, có sự vi phạm về thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập. Tuy nhiên, việc thụ lý giải quyết trong cùng vụ án nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự và nhằm giải quyết vụ án triệt để, chính xác, khách quan hơn, không làm thay đổi bản chất cũng nội dung vụ án.
Việc nâng cao chất lượng thụ lý đơn khởi kiện, chất lượng tranh tụng tại phiên tịa, tạo sự cơng bằng trong tiếp cận chứng cứ đối với đương sự để họ có sự chuẩn bị cần thiết cho việc tranh tụng với nhau tại phiên tòa là vấn đề trọng tâm trong hoạt động tranh tụng hiện nay. Về phía Tịa án, thơng qua phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán cũng xác định được u cầu của đương sự, có hay khơng có yêu cầu độc lập, đánh giá việc thu thập chứng cứ đã đầy đủ hay chưa. BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định về ấn định thời hạn cung cấp chứng cứ của đương sự và trao quyền cho Thẩm phán ấn định trong q trình Tịa án giải quyết vụ việc dân
sự [31]. Để quy định tại Điều 201, Điều 202 BLTTDS năm 2015 phù hợp với quy định tại Điều 96 BLTTDS năm 2015, chúng tơi cho rằng cần có sự hướng dẫn thống nhất: bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, người có QLNVLQ có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trong thời hạn do Thẩm phán ấn định theo quy định tại Điều 96 và điểm g khoản 2 Điều 196 của BLTTDS năm 2015. Sau thời điểm này thì Tịa án chỉ chấp nhận việc bị đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố, người có QLNVLQ thay đổi, bổ sung yêu cầu độc lập nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu.
Quy định này sẽ góp phần tăng cường tính cơng khai, minh bạch, tạo sự cơng bằng trong q trình giải quyết vụ án dân sự, đảm bảo mọi chứng cứ đều được cơng khai trong q trình tố tụng, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Yêu cầu độc lập là một trong những nội dung rất quan trọng được BLTTDS quy định nhằm đảm bảo quyền khởi kiện của cơng dân, đảm bảo kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự. Do đó, cần có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ quy định của pháp luật về quyền yêu cầu này và điều kiện để chấp nhận xem xét yêu cầu là cơ sở để việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự được chính xác.
Như vậy, việc giải quyết vụ án như thế nào và theo thủ tục tiến hành ra sao thì vẫn phải đảm bảo giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật, nhưng pháp luật còn chưa rõ ràng, chưa hướng dẫn cụ thể. Do đó, tác giả kiến nghị cơ quan có thẩm quyền trong thời gian tới sớm ban hành văn bản hướng dẫn để việc áp dụng được thống nhất và phù hợp với quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS hiện hành về yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ, có thể thấy rằng thành tựu đạt được trong việc thực hiện các quy định của BLTTDS về quyền đưa ra yêu cầu độc lập và nghĩa vụ của người có QLNVLQ trên thực tế là đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, tình trạng khơng tơn trọng, bảo đảm thực hiện yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ vẫn tồn tại dẫn tới quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nói chung, người có QLNVLQ nói riêng chưa được bảo vệ trên thực tế.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một mặt là do PLTTDS còn quy định chưa đầy đủ và rõ ràng các quyền tố tụng cho người có QLNVLQ như quyền được đại diện, quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ tố tụng, quyền được yêu cầu định giá lại tài sản, cung cấp tài liệu giữa các đương sự,... Bên cạnh đó, PLTTDS cịn nhiều hạn chế, bất cập hay khơng có quy định cụ thể về “thời điểm đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là trước phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cần công khai chứng cứ lần thứ bao nhiêu?”, chưa dự liệu hết được các căn cứ tạm đình chị giải quyết vụ án, chưa liệt kê được hết các trường hợp vụ án không tiếp nhận các yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ. Một số quy định của pháp luật khơng có hướng dẫn chi tiết, rõ ràng nên gây khó khăn cho việc áp dụng, bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của người có QLNVLQ, định vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu, phạm vi thay đổi bổ sung, rút yêu cầu, việc tống đạt hợp lệ qua bưu điện ... Đồng thời, pháp luật còn thiếu các cơ chế bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của đương sự nói chung và người có QLNVLQ nói riêng như: quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân do thiếu sự phối hợp với Toà án trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đến vụ án; trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng khi không đảm bảo thực hiện quyền tố tụng cho người có QLNVLQ.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn thực hiện, tìm ra nguyên nhân và ưu điểm đạt được trong thực hiện quyền đưa ra yêu cầu độc lập của QLNVLQ, luận văn đưa ra những khó khăn, vướng mắc và đề xuất những kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền đưa ra yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ và nhằm bảo đảm cho các quyền tố tụng của đương sự khác được thực hiện trên thực tế.
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và thực tiễn thực hiện, xây dựng những tiền đề lý luận cho việc đánh giá các quy định hiện hành về vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng. Chương 1 của luận văn đã tập trung phân tích, xây dựng các khái niệm cơ bản về “Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” trên cơ sở tham khảo, kế thừa và phát triển các khái niệm có liên quan của các nhà khoa học trước đó.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã nêu lên ý nghĩa của việc ghi nhận yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ và liên quan, nêu ra được cơ sở khoa học quy định về yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được xây dựng trên cơ sở quyền con người, đường lối của Đảng, dựa trên các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự và dựa trên vị trí, vai trị của từng đương sự. Đồng thời, tìm ra các yêu tố ảnh hưởng đến yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong PLTTDS Việt Nam, như: trình độ hiểu biết pháp luật của người có quyền lợi nghĩa vụ và liên quan, năng lực hành vi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; sự độc lập, khách quan và tinh thần trách nhiệm của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân; sự minh bạch, chi tiết quyền và nghĩa vụ của đương sự, của người tiến hành tố tụng và cơ chế giám sát tố tụng.
Trên cơ sở vận dụng kết quả nghiên cứu lý luận tại Chương 1 để soi sáng luật thực định về vấn đề yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Chương 2 của luận văn đã chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm cơ bản của pháp luật hiện hành về vấn đề này. BLTTDS hiện hành đã ghi nhận tương đối đầy đủ trong việc thực hiện yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhằm đảm bảo cho các đương sự nói chung và người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan nói riêng. Đồng thời, pháp luật cũng quy định nhiều cơ chế hợp lý nhằm bảo đảm thực hiện các quyền và yêu cầu khác cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trên thực tế. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định của BLTTDS hiện hành thấy pháp luật quy định còn thiếu nhiều các quyền tố tụng của đương sự cũng như chưa có điều luật hay văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về thời điểm đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là trước phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải lần thứ mấy…Hơn nữa, các quy định của pháp luật còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đảm bảo thực hiện được các quyền của đương sự nói chung, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nói riêng như quy định về tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, quy định về điều kiện đưa ra yêu cầu độc lập, quy định về phạm vi, quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu độc lập,…
Để có cơ sở vững chắc cho việc đề xuất kiến nghị, luận văn đã tập trung nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Kết quả nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS về thực hiện yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho thấy bên cạnh những thành tựu đạt được trong thực tiễn thực hiện thực hiện yêu cầu độc, ưu và nhược điểm trong thực hiện yêu cầu độc lập và nghĩa vụ của người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan, những khó khăn và vướng mắc gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trước hết là do PLTTDS hiện hành của chứng ta quy định còn thiếu các quyền tố tụng cơ bản, các quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng, chưa hợp lý hoặc thiếu cơ chế đảm bảo thực hiện quyền tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngồi ra, sự hạn chế này cịn xuất phát từ nguyên nhân thiếu hiểu biết pháp luật của người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thiếu sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, các nhân khác và đáng quan tâm hơn cả là năng lực yếu kém, sự thiếu trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, kết nối giữa nghiên cứu lý luận, luật thực định và thực tiễn thực hiện pháp luật về yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, luận văn đã cố gắng luận giải và đề xuất những ý kiến có giá trị tham khảo cho việc hồn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm thực hiện quyền đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. PGS.TS Nguyễn Minh Hằng và Lê Anh Tú (2021), “Xác định yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự”,
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
2. Bộ luật Dân sự 2005.
3. Bộ luật dân sự 2015.
4. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
5. Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
6. Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
7. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự”
8. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tịa án.
9. Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 về gửi nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử.
10. Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.
11. Nghị quyết số 04/2017/NQ- HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 BLTTDS số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện và
quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.
Sách, đề tài và bài viết tạp chí
12. Nguyễn Mạnh Bách (1996), Luật tố tụng dân sự Việt Nam (lược giải),
Nxb Đồng Nai.
13. Ban Cải cách tư pháp Trung ương (2014), Báo cáo số 35-BC/CCTP ngày
12/3/ 2014 tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
14. Nguyễn Cơng Bình (2006), Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố
tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Hà Nội.
15. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 25/05/2005 về chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
16. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/06/2005 về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
17. Bộ Chính trị khóa XI (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân, Nxb
Lao động, Hà Nội.
19. Lê Minh Hải (2007), “Việc Thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (tháng 9), Hà Nội.
20. Lê Minh Hải (2009), “Về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4), Hà Nội.
21. Phạm Như Hoàng Hải (2018), Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải tại Tòa án cấp sơ thẩm theo quy
định của Bộ luật tô tụng dân sự 2015, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Học viện tư pháp (2007), Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
23. Chu Thị Thanh Hương (2020), Kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự, Luận
văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
24. Bùi Thị Huyền (2007), “Sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tịa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học, (tháng 8).
25. Bùi Thị Huyền (2020), “Chuẩn bị xét sử sơ thẩm vụ án dân sự - thực