7. Kết cấu của luận văn
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự và bảo đảm thực hiện yêu cầu
3.2.1. Kiến nghị về bảo đảm thực hiện yêu cầu độc lập của người có quyền lợi,
thực hiện yêu cầu độc lập của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
3.2.1. Kiến nghị về bảo đảm thực hiện yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Bổ sung cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan quyền
được giải thích về quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình khi bắt đầu tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Một yếu điểm lớn của người dân chúng ta là không am hiểu các kiến thức pháp luật, vì vậy, đương sự khi tham gia tố tụng không nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc Toà án và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cố tình khơng bảo đảm thực hiện các quyền tố tụng của người có QLNVLQ. Vì vậy, muốn quyền tố tụng của đương sự được tôn trọng, bảo vệ, thực hiện, pháp luật tố tụng dân sự phải bổ sung thêm “quyền được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình từ khi bắt đầu tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự” vào Điều 58 BLTTDS sửa đổi quy định về
quyền và nghĩa vụ tố tụng đương sự.
- Bổ sung quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức có
trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ, tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Để quyền yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ được thực hiện hiệu quả thì pháp luật cần phải có quy định cụ thể về trách nhiệm của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ, tống đạt văn bản tố tụng mà khơng cung cấp, tống đạt khi có yêu cầu hợp lệ. Vì vậy, chúng ta nên tham khảo pháp luật tố tụng của Trung Quốc, Nhật Bản, đưa ra các quy định xử phạt hành chính như khiển trách, kỷ luật hoặc phạt một khoản tiền đối với các chủ thể có hành vi từ chối thực hiện trách nhiệm của mình.
Trên thực tế, nhiều trường hợp Tồ án có nhiều hành vi vi phạm quyền tố tụng của người có QLNVLQ như việc khơng chấp nhận yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ; yêu cầu trong đơn khởi kiện của người có QLNVLQ bắt buộc phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc từ chối khơng cho người có QLNVLQ thực hiện quyền sao chụp tài liệu, chứng cứ.v.v mà khơng có lý do chính đáng. Đây là những hành vi vi phạm gây khó dễ cho người có QLNVLQ, đồng thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tố tụng của người có QLNVLQ. Vì vậy, mà ngành Tồ án cũng cần phải có những biện pháp xử lý cụ thể đối với các hành vi vi phạm tố tụng của người tiến hành tố tụng, đồng thời có sự tổng kết rút kinh nghiệm trong tồn ngành.
Trong trường hợp vụ án có yêu cầu của bị đơn không kiện ngược lại nguyên đơn mà bị đơn kiện ngược lại người có QLNVLQ thì cần được xác định vẫn là yêu cầu phản tố, không phải là yêu cầu độc lập do vị trí tố tụng phản tố là quyền kiện ngược lại của bị đơn, độc lập là quyền kiện ngược lại của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trong thời gian tới, khi sửa đổi, bổ sung thay thế Nghị quyết số 05/2012/ NQ-HĐTP ngày 03/12/2012, vấn đề này cần được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn để áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử theo hướng: khi áp dụng quy định tại Điều 200 và Điều 201 BLTTDS năm 2015 cần linh hoạt về yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong từng trường hợp cụ thể. Yếu tố quan trọng và rõ ràng để xác định yêu cầu độc lập bắt đầu từ quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử, rất nhiều trường hợp không thể căn cứ vào dấu hiệu hai quan hệ khác biệt để xác định yêu cầu độc lập.
Ví dụ: A khởi kiện B địi nhà cho thuê. Hợp đồng thuê cho phép B (bị đơn) được quyền cho thuê lại. B cho C thuê lại nhà ở. C đã đầu tư, sửa chữa nhà thuê để sử dụng vào mục đích th và đang cịn trong thời hạn thuê. Khi tham gia tố tụng, C yêu cầu A thanh toán tiền sửa chữa nhà và các chi phí hợp lý, hợp lệ do C bị chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn. Mặc dù, yêu cầu của C không làm phát sinh quan hệ pháp luật phái sinh (vẫn thuộc quan hệ tranh chấp hợp đồng thuê nhà ở). Tuy nhiên, yêu cầu của C là yêu cầu đối trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn. Vì vậy, trường hợp này phải xác định là yêu cầu độc lập.
Để thống nhất áp dụng trong thực tiễn xét xử cần có sự đồng nhất quan điểm về cách hiểu tổng hợp trong cả hai quan điểm trên khi áp dụng BLTTDS năm 2015 theo các điều kiện sau:
(i) Yêu cầu độc lập phải bù trừ, loại trừ hoặc có liên quan đến yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn;
(ii) Được coi là yêu cầu độc lập nếu yêu cầu kiện ngược lại của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác với quan hệ pháp luật mà nguyên đơn và/ hoặc bị đơn có yêu cầu phản tố. Trường hợp yêu cầu kiện ngược lại của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng quan hệ pháp luật với nguyên đơn hoặc yêu cầu phản tố của bị đơn nhưng khác với yêu cầu cụ thể của nguyên đơn hoặc yêu cầu phản tố của bị đơn [31, Điều 201].
Yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập có thể khởi kiện bằng vụ án cụ thể, có thể giải quyết trong cùng một vụ án đã phát sinh do nguyên đơn khởi kiện sẽ giúp giải quyết vụ án nhanh chóng, triệt để và tiết kiệm hơn. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như quyền bình đẳng của các đương sự khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra ý kiến của mình với yêu cầu của các
đương sự khác, đồng thời có quyền kiện ngược lại khi thấy cần thiết. Tuy nhiên, nếu giải quyết yêu cầu độc lập sẽ không bảo vệ kịp thời quyền lợi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên yêu cầu này phải được giải quyết trong cùng vụ án. Đồng thời, khi yêu cầu độc lập được giải quyết trong cùng vụ án thì vụ án được giải quyết nhanh hơn, tránh việc phải xác định vụ án giải quyết trước, sau, kéo dài thời gian giải quyết các vụ án làm mâu thuẫn trong nhân dân trầm trọng hơn.