1.4. Bộ luật hình sự-Cơ sở pháp luật trực tiếp của định tội danh
1.4.4. Định tội danh trong những trường hợp chuyển hóa từ các tội xâm
xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt khác sang tội cướp tài sản
nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và được quy định trong Bộ luật Hình sự. Về nguyên tắc, khi một người thực hiện hành vi thỏa mãn 4 yếu tố cấu thành tội phạm (chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan) và được quy định trong Bộ luật Hình sự thì sẽ cấu thành tội đó.
Tuy nhiên, diễn biến hành vi phạm tội trên thực tế không phải bao giờ cũng có sự đồng nhất với những quy định của luật, mà trong nhiều trường hợp hành vi phạm tội diễn ra theo một chiều hướng khác so với hành vi ban đầu. Do đó, đã hình thành nên trường hợp về chuyển hóa tội phạm hay là chuyển hóa về tội danh. Đây là trường hợp đặc biệt trong khoa học luật hình sự và trên thực tế cũng khơng ít gặp những trường hợp như vậy.
Hiện nay, cũng khơng có định nghĩa cụ thể thế nào là chuyển hoá tội phạm. Tuy nhiên, trong q trình xét xử thực tiễn của Tồ án vấn đề chuyển hố tội phạm có xảy ra và được hướng dẫn trong một số trường hợp. Căn cứ vào các trường hợp chuyển hố tội phạm, có thể đưa ra định nghĩa như sau: “Khi một người thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm và được quy định trong Bộ luật Hình sự thì sẽ cấu thành tội đó”. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện hành vi phạm tội, có những hành vi đáp ứng cấu thành tội phạm của nhiều tội khác nhau. Trong đó, hành vi sau có mức độ nguy hiểm cao hơn so với hành vi ban đầu. Do đó, nếu xác định tội danh dựa trên hành vi ban đầu sẽ khiến cho tội phạm và hình phạt khơng tương thích với hành vi phạm tội.
Vấn đề chuyển hóa tội phạm trên thực tế thường diễn ra đối với loại tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt sang tội Cướp tài sản khi người phạm tội đã chiếm giữ được tài sản thì bị chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản giằng, giật, … lại tài sản, khi đó người phạm tội đã sử dụng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để bảo vệ tài sản đã chiếm đoạt được từ việc thực hiện một tội phạm khác.
Trường hợp nếu người phạm tội, phạm một tội khác thì bị chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm giằng giật … lại tài sản liền sau đó đã sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm tẩu thốt thì khơng phạm vào tội cướp tài sản, vì lúc đó khơng có mục đích tiếp tục chiếm đoạt tài sản.
Việc chuyển hóa tội phạm từ tội phạm khác (như trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, ...) sang tội cướp tài sản khi người phạm tội đã chiếm giữ được tài sản thì bị chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản giằng, giật, … tài sản, khi đó người phạm tội đã sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để bảo vệ tài sản đã chiếm đoạt được từ việc thực hiện một tội phạm khác.
Trường hợp nếu người phạm tội phạm vào một tội phạm khác thì bị chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm giằng, giật … lại tài sản, liền sau đó đã sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm tẩu thốt thì khơng phạm tội cướp tài sản, vì lúc đó khơng có mục đích tiếp tục chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này khơng có sự chuyển hóa từ tội phạm khác sang tội cướp tài sản. Hành vi trên được coi là “hành hung để tẩu thốt” đối với việc phạm tội trước đó. Đặc biệt, nếu tài sản bị cướp lại là đối tượng của một tội phạm khác thì tùy từng trường hợp cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng như Tội chiếm đoạt chất ma túy, Tội chiếm đoạt chất phóng xạ,
Như vậy, trong các trường hợp chuyển hóa tội phạm, diễn biến của hành vi phạm tội thường xảy ra như sau:
+ Người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản khi chưa lấy được tài sản đã có hành vi dùng vũ lực đối với nạn nhân nhằm mục đích lấy tài sản và tẩu thốt;
+ Người phạm tội đang thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì bị phát hiện, sau đó dùng vũ lực đối với nạn nhân để lấy cho bằng được tài sản và tẩu thoát;
+ Người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản thì bị phát hiện, sau đó dùng vũ lực để giữ cho bằng được tài sản đã chiếm đoạt;
+ Người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản thì bị phát hiện, sau đó dùng vũ lực để tẩu thốt nhưng vẫn cố giữ cho bằng được tài sản.
Có thể thấy, trong các trường hợp thì người phạm tội đều có hành vi dùng vũ lực đối với nạn nhân để chiếm đoạt cho bằng được tài sản.
Kết luận chƣơng 1
Tội cướp tài sản là một trong những tội phạm được quy định tại chương “Các tội xâm phạm sở hữu”. Tội cướp tài sản là tội có cấu thành các hình thức theo quy định của Điều 168 BLHS năm 2015. Vì thế, tội phạm được xem là hồn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi vừa phân tích trên và làm cho nạn nhân “lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được” nhằm chiếm đoạt tài sản, bất kể người phạm tội có chiếm được tài sản hay chưa. Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã đưa ra khái niệm, dấu hiệu pháp lý, hậu quả pháp lý, hình phạt về tội cướp tài sản.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tội phạm cướp tài sản, xác định các nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này có ý nghĩa hết sức quan trọng để từ đó có những biện pháp đấu tranh phịng, chống có hiệu quả là rất cần thiết. Đây là những vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở, nền tảng cho việc phân tích, đánh giá áp dụng quy định về tội cướp tài sản trong thực tiễn ở chương 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI CƢỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỊNH TỘI DANH