Các yếu tố (điều kiện) đảm bảo chất lƣợng của định tội danh

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội cướp tài sản (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh thái bình) (Trang 26 - 32)

đối với tội cƣớp tài sản

* Điều kiện thứ nhất – Năng lực, trình độ, chun mơn, nghiệp vụ của người định tội danh

- Trong Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật không quy định ai hay cơ quan nào có thẩm quyền trực tiếp định tội danh, nhưng căn cứ vào quy định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong BLTTHS thì có thể xác định những người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán) và những người được giao một số hoạt động điều tra là những người có nhiệm vụ, trách nhiệm giải quyết vụ án và có quyền hạn ký các văn bản định tội danh chung.

- Cụ thể, đối với Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, khi tiến hành tố tụng hình sự có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+ Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập hoặc tách vụ án; quyết định ủy thác điều tra;

+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của Bộ luật này;

+ Quyết định truy nã, đình nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, xử lý vật chứng;

+ Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, khai quật tử thi, thực nghiệm điều tra, thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản.

+ Trực tiếp kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và tiến hành các biện pháp điều tra;

+ Kết luận điều tra vụ án;

+ Quyết định tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra vụ án, bị can;

+ Ra các lệnh, quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát sự tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự có nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;

+ Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập, tách vụ án;

+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; quyết định việc gia hạn kiểm tra và xác minh nguồn tin về tội phạm, gia hạn tạm giữ, gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam, gia hạn truy tố;

+ Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ, xử lý vật chứng;

+ Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;

+ Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra;

+ Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định, lệnh của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Quyết định hủy bỏ các quyết định, lệnh khơng có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra; quyết định chuyển vụ án;

+ Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

+ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;

+ Quyết định truy tố bị can, trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc điều tra lại;

+ Yêu cầu phục hồi điều tra; quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra đối với bị can, phục hồi vụ án, phục hồi vụ án đối với bị can;

+ Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;

+ Ban hành quyết định, lệnh và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

- Chánh án, Phó chánh án Tịa án có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: + Tổ chức công tác xét xử các vụ án của Tịa án cấp mình

+ Phân cơng Thẩm phán, Thư ký Tịa án trong quá trình giải quyết và tiến hành tố tụng các vụ án hình sự

+ Thay đổi Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân trước khi mở phiên tòa

+ Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo quy định của BLTTHS

+ Ra quyết định thi hành án hình sự

+ Ra quyết định hỗn, quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù + Quyết định xóa án tích

Ngồi ra, tại các điều 37, 39, 40, 42, 45, 46, 47 BLTTHS quy định nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng

Như vậy năng lực, trình độ, chun mơn, nghiệp vụ của những người định tội danh được coi là một trong những điều kiện cơ bản bảo đảm cho hoạt động định tội danh đối với tội cướp tài sản. Theo đó, để có năng lực chun mơn nghiệp vụ vững vàng chắc chắn trước hết người định tội danh phải là người được đào tạo cơ bản và có kiến thức pháp luật nhất định. Trên thực tế hiện nay, các vụ án xảy ra với mn hình mn vẻ về thủ đoạn của người phạm tội, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trong đó phải kể đến tội cướp tài sản có những tình tiết, chứng cứ rất phức tạp. Do đó với khả năng chun mơn, nghiệp vụ vững vàng của mình, người định tội danh mới cân nhắc, đánh giá tồn bộ tình tiết trong vụ án thơng qua các chứng cứ xác thực đối chiếu so sánh hành vi đã xảy ra trong thực tế với quy định tại điều 168 BLHS từ đó xác định được người đó phạm tội cướp tài sản hay khơng, ở

khoản nào, điểm nào cũng như các tình tiết khác liên quan như: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, ... Chính vì vậy mà năng lực trình độ chun mơn của người định tội danh là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động định tội danh.

Định tội danh là hoạt động tư duy có tính logic, tính lý luận chặt chẽ, song nó cũng là hoạt động trí tuệ mang đầy tính sáng tạo trước các tình tiết cụ thể của vụ án để có thể vận dụng chính xác và linh hoạt trong áp dụng điều, khoản Bộ luật HÌnh sự, trong đó có tội cướp tài sản. Cho nên người định tội danh không nắm được kiến thức cơ bản và phát huy tính sáng tạo của mình trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và hệ thống pháp luật hình sự của Nhà nước thì có thể đưa đến việc định tội danh cứng nhắc và trong nhiều trường hợp sẽ định tội danh khơng đúng đối với tội phạm nói chung, tội cướp tài sản nói riêng. Do đó, chỉ trên cơ sở có kiến thức chun mơn nghiệp vụ vững vàng ổn định và không ngừng rèn luyện trau dồi, người định tội danh mới có thể độc lập trong quan điểm và bảo vệ quan điểm của mình, khơng bị chi phối bởi quan điểm của các cơ quan, tổ chức và cấp trên. Một điều rất quan trọng là để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ thực tiễn – người tiến hành định tội danh, các cơ quan chức năng cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn điều tra, truy tố, xét xử, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ cho các cán bộ của mình về các tội phạm về các thủ tục tố tụng nói chung, tội cướp tài sản nói riêng.

* Điều kiện thứ hai: - Đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của người định tội danh

Đây được coi là điều kiện bảo đảm thứ hai trong việc định tội danh đối với tội cướp tài sản. Trên cơ sở năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, ổn định đòi hỏi người định tội danh đương nhiên phải là người có ý thức tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, gương mẫu trong

cơng việc, có lương tâm, trách nhiệm với nghề nghiệp, với cơng việc, kiên quyết đấu tranh phịng, chống tội phạm bảo vệ công lý, công bằng xã hội cũng như là người làm việc công tâm, vô tư và không tư lợi vật chất.

Khi định tội danh, người đã nhân danh Nhà nước để xác định việc một người có tội hay khơng, quyết định hình phạt đối với người ấy như thế nào. Để được như thế, người định tội danh phải hết sức cẩn trọng, chú ý, có trách nhiệm cao trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ để định tội danh chính xác. Bên cạnh đó, trong cơng tác chuyên môn và trong cuộc sống hàng ngày, ý thức đạo đức của người định tội danh phải trở thành suy nghĩ đến hành động để làm lá chắn cho những cám dỗ, tiêu cực của đời sống xã hội bên ngoài.

Trước mỗi vụ án, trước mỗi bị cáo địi hỏi người định tội danh phải có bản lĩnh vững vàng với thái độ khách quan và tinh thần trách nhiệm cao, đánh giá tồn bộ có hệ thống tất cả các tình tiết của vụ án cũng như phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật để đảm bảo định tội danh đúng. Yếu tố cần thiết trong phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp cuả người định tội danh là thái độ làm việc công minh, chính trực, khách quan, khơng vụ lợi. Rõ ràng nếu họ thiếu vô tư, khách quan hoặc vụ lợi cá nhân thì điều này có thể dẫn đến việc định tội danh sai, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người.

* Điều kiện thứ ba - Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam chặt chẽ và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành đầy đủ

Để công tác định tội danh được đúng đắn và chính xác, trước hết cần có năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, công minh của người định tội danh với tư cách là điều kiện cần nhưng vẫn cần điều kiện đủ là căn cứ pháp lý – hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam đầy đủ, chặt chẽ và hoàn thiện. Bởi lẽ chỉ trên cơ sở có hệ thống pháp luật Việt Nam đầy đủ, chặt chẽ, hồn thiện thì người tiến hành định tội danh mới có khả năng phát huy hết năng lực trình độ, chun mơn, nghiệp vụ

của mình. Những quy định về tội cướp tài sản nếu đầy đủ, chặt chẽ và hoàn thiện sẽ tạo điều kiện cho việc xử lý được chính xác, phân đinh rạch rịi giữa những trưởng hợp phạm tội và không phạm tội, giữa tội cướp tài sản với các tội khác có dấu hiệu “dùng vũ lực” tương tự. Đặc biệt dấu hiệu định tội trong điều 168 cũng đòi hỏi phải rành mạch cũng như các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành cũng phải chặt chẽ, thống nhất và xuất phát từ thực tiễn xét xử.

Hệ thống pháp luật hình sự hồn chỉnh địi hỏi phải có các quy định của Bộ luật hình sự bao gồm cả phần chung và phần các tội phạm phải hồn chỉnh. Vì trong nhiều vụ án địi hỏi phải xác định rõ các vấn đề như: Các giai đoạn phạm tội, đồng phạm, các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, … Bên cạnh đó địi hỏi các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật cũng cần phải giải thích các thuật ngữ, cụm từ, dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung một cách chuẩn xác.

Tóm lại, ba điều kiện bảo đảm chất lượng định tội danh có mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau, là tiền đề bổ sung, hỗ trợ cho nhau để dẫn đến kết quả chung là xác định đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, xử lý tội danh và hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, cũng như nhân thân người phạm tội.

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội cướp tài sản (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh thái bình) (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)