1.4. Bộ luật hình sự-Cơ sở pháp luật trực tiếp của định tội danh
1.4.1. Các quy định tại Phần chung Bộ luật hình sự-Cơ sở pháp luật
của định tội danh đối với tội cướp tài sản
Phần chung của Bộ luật hình sự bao gồm các quy phạm quy định nhiệm vụ, nguyên tắc của luật hình sự, cơ sở trách nhiệm hình sự, hiệu lực của Bộ luật hình sự và các khái niệm chung về tội phạm và hình phạt. Các quy phạm pháp luật hình sự được quy định tại phần chung như về lỗi, hiệu lực áp dụng của tội phạm, các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm, … giúp người
định tội danh phát hiện một cách nhanh chóng và chính xác các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể (cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm đặc biệt tăng nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ) của tội phạm tương ứng.
Trong pháp luật hình sự, một hành vi nguy hiểm cho xã hội được định tính và định lượng là tội phạm là tổng thể biện chứng hàng loạt những dấu hiệu khác nhau về khách quan cũng như chủ quan được gọi là cấu thành tội phạm. Nói một cách cụ thể hơn, cấu thành tội phạm bao gồm mơ hình pháp lý về tội phạm cụ thể và những nội dung khác của Bộ luật hình sự quy định về tội phạm.
Việc xác định một hành vi là nguy hiểm cho xã hội là tội phạm còn phụ thuộc vào những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm và tính trái pháp luật hình sự của hành vi. Trong những trường hợp nhất định những hành vi nguy hiểm cho xã hội có bề ngồi giống với một tội phạm nhưng lại thỏa mãn một số điều kiện khác được quy định trong Bộ luật hình sự nên khơng được coi là nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luật hình sự nữa. Đó là những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, điền hình nhất là Phịng vệ chính đáng (Điều 22), Tình thế cấp thiết (Điều 23). Việc thực hiện hành vi trong trường hợp phịng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết gắn liền với việc gây ra một thiệt hại nào đó đến lợi ích được pháp luật hình sự bảo vệ trong trường hợp bình thường nhưng để nhằm bảo vệ một lợi ích khác của Nhà nước, của tập thể hay của công dân. Hành vi được thực hiện trong những trường hợp đó khơng phải là tội phạm.
Theo đó, việc xác định cấu thành tội phạm tương ứng được luật quy định là căn cứ pháp lý cho việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội như cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì khơng thể chỉ áp dụng các điều 168,
169 tại Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự mà cịn phải áp dụng điều 17 tại Phần chung Bộ luật hình sự để xác định mức độ trách nhiệm hình sự khác nhau của các loại người đồng phạm cùng tham gia (nếu hành vi phạm tội được thực hiện bổi nhiều người đồng phạm).
Như vậy, nếu Bộ luật hình sự thể hiện sự đánh giá về mặt pháp lý của Nhà nước đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội, thì định tội danh chính là việc xác định sự phù hợp của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng được quy định trong phần chung Bộ luật hình sự. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc khi định tội danh đối với một hành vi phạm tội cụ thể.