Với các nước trong khu vực Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu ASEAN và vấn đề GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG với TRUNG QUỐC (Trang 36 - 42)

6. Bố cục khóa luận

1.2. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đơng đối với các nước trong và ngồi khu

1.2.1. Với các nước trong khu vực Đông Na mÁ

* Việt Nam

Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài (hơn 3000km) và diện tích biển lớn (khoảng 1 triệu kilomet vuông), 28/63 tỉnh thành giáp biển, biển Đơng đóng một vai trị hết sức quan trọng về mọi mặt kinh tế, đời sống văn hóa, an ninh chính trị của Việt Nam.

Về kinh tế, vùng thềm lục địa Việt Nam có trữ lượng dầu đáng kể với khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn, trữ lượng khí khoảng 1000 tỷ met khối. Hàng chục mỏ dầu đã được thăm dò và đưa vào khai thác, mỗi năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ met khối khí, phục vụ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Nguồn lợi thủy hải sản ở vùng biển nước ta là vô cùng dồi dào, sản lượng đánh bắt hàng năm luôn đạt mức cao. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, năm 2011, sản lượng khai thác hải sản đạt 2300 tấn, tăng 3,6% so với năm trước. Đặc biệt, sản lượng các ngừ đại dương đạt 10,5 nghìn tấn, tăng 12,5% so với năm 2010.1

Nằm trong nhiều tuyền giao thương hàng hải quốc tế quan trọng, cộng với đường bờ biển dài cắt xẻ, thuận tiện cho việc xây dựng các cảng biển trung chuyển, trong đó có nhiều cảng nước sâu với quy mô lớn như cảng Hải Phịng, Cái Lân, Vũng áng, Vũng Tàu… có thể đón các tàu trọng tải lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng như phát triển các dịch vụ hàng hải.

Việt Nam còn là cửa ngõ ra biển của một số nước trong khu vực như Lào, Myanmar, Bắc Campuchia, Bắc Thái Lan, là cầu nối khu vực Châu Ấu, Trung Cận Đông, Ấn Độ với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chính vì thế, ngay từ vài thế kỷ trước, Việt Nam là một trong những khu vực phát triển thương mại nhộn nhịp nhất ở Đông Nam Á. “Hịn ngọc Viễn Đơng” Thành phố Hồ Chí Minh nối liền các tuyến hàng hải quan trọng từ Ấn Độ Dương đến khu vực phía Đơng Châu Á.

Về an ninh quốc phịng, biển Đơng có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng. Do các mục tiêu chính trị, văn hóa quan trọng của đất nước đều nằm gần bờ biển, việc thiết lập phòng thủ trên biển, trên bờ biển và phát triển lực lượng hải quân là hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn căng thẳng trên biển Đơng ln ln có dấu hiệu nóng lên. Hồng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng trong việc bảo vệ đất nước trước những đợt tấn công đến từ biển.

Để mất quyền kiểm soát biển đảo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích và nền tảng quốc gia. Việt Nam có đủ yếu tố để trở thành một quốc gia biển hùng mạnh nhờ những gì tự nhiên đem lại, mất đi những nguồn lợi đó, nguồn cung cấp dầu khí sẽ bị cắt giảm phần lớn, ngư trường đánh bắt xa bờ cũng khơng cịn, và đặc biệt là phải đối mặt với những nguy cơ an ninh thường trực vì mất đi cơ sở phịng thủ trên biển. Các nước trong khu vực ASEAN nói chung và những nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đơng nói riêng, biển đều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cũng giống như với Việt Nam, các nước này đều có những điều kiện thuận lợi từ biển để phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.

Eo biển Malacca nằm giữa bán đảo Mã lai và đảo Sumatra là con đường giao thong biển huyết mạch của cả khu vực. Việc vận chuyển hàng hóa qua khu vực này mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn cho nước kiểm soát.

Cảng Singapore là cảng biển lớn và hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á với lượng tàu bè đi qua, neo đậu hàng năm là rất lớn, tao điều kiện cho sự phát triển của các dịch vụ hàng hải như sửa chữa tàu, cung cấp lương thực thực phẩm, nước ngọt… Trong vùng thềm lục địa của các nước giáp với biển Đông (Malaysia, Indonesia, Philippin, Đơng Timo) đều có trữ lượng dầu khí đáng kể, sản lượng dầu khai thác được hàng năm ở mức khá ổn định. Đặc biệt, Brunei được xem là quốc gia dầu mỏ ở Đông Nam Á với 80% GDP đến từ các nguồn thu từ việc bán dầu mỏ.

Về an ninh – quốc phịng, biển đều có tầm quan trọng đối với các nước này, giống như Việt Nam. Các nước này đều chiếm đóng một vài đảo thuộc quần đảo Trường Sa, vị trí quan trọng nhất trên biển Đơng, cho phép họ xây dựng các căn cứ quân sự, đồn trú quân và có những biện pháp bảo về quốc gia từ trên biển trong tình hình căng thẳng như hiện nay.

Tất cả các quốc gia ASEAN đều có những lượi ích chiến lược nhất định ở biển Đơng, dù có tiếng giáp hay khơng. Chính ví thế, tồn thể ASEAN với tư cách là một chủ thể thống nhất, có những lợi ích chiến lược vơ cùng quan trọng ở đây. Đó là lợi ích về địa chính trị, địa kinh tế, địa an ninh quốc phịng. ASEAN có quyền hưởng và có nghĩa vụ bảo vệ những lợi ích đó trước mọi mối đe dọa với tư cách là một chủ thể của luật pháp quốc tế.

1.2.2.Đối với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các nước lớn ngoài khu vực

Đối với các nước lớn ngồi khu vực Đơng Nam Á, lợi ích chính của họ gắn liền với vấn đề tự do hàng hải trên biển Đông.

Nhật Bản được xem là nước có lợi ích quốc gia sống cịn gắn với các con đường biển ở biển Đông. “Nhật Bản là một trong những quốc gia biển quan trọng, thực sự là một cường quốc biển hùng mạnh có lợi ích ở biển Đơng. Nhật Bản có lợi ích quốc gia quan trọng trong việc bảo đảm an toàn các tuyến giao thương trên biển, tài nguyên biển, an ninh biển và thiết lập cơ chế quản lý đại dương. Chúng tôi không thể bỏ qua các tranh chấp ở biển Đơng như thể chúng khơng liên quan gì đên Nhật Bản.” [11, tr. 219]. Giáo sư Masashiro cũng đã đưa ra định nghĩa về tự do hàng hải là “bao gồm quyền tự do hoạt động của tàu thuyền quân sự và các chuyến bay của máy bay trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZs) và biển cả”. [11, tr. 224]

Là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản phải nhập khẩu chủ yếu nguyên nhiên liệu, năng lượng từ bên ngoài. 80% lượng dầu nước này nhập khẩu được vận chuyển qua biển Đơng, 70 % lượng hàng hóa xuất – nhập khẩu của Nhật Bản cũng được vận chuyển qua các tuyến đường này. Là đất nước chỉ có 1% diện tích đất nơng nghiệp, lương thực, thực phẩm cũng là mặt hàng Nhật Bản phải nhập khẩu thường xuyên. Nhật Bản là nước đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc về nhập khẩu dầu, đặc biệt là sau sự cố hạt nhân năm 2011 và là nước nhập khẩu khí đốt hóa lỏng cao nhất thế giới. Đối với Nhật Bản, các tuyến hàng hải trên biển Đông được xem là “tuyến đường sinh tử”. [6]

Chính vì thế, các tranh chấp làm ảnh hưởng đến tự do hàng hải sẽ đánh vào lợi ích sống cịn của quốc gia đảo này. Nhật Bản luôn quan tâm và đưa ra một số phương pháp giải quyết nguy cơ mất tự do hàng hải ở biển Đông. Năm 2005, quỹ Nghiên cứu chính sách đại dương của Nhật Bản đã thành lập một nhóm cơng tác có tên “EEZ GROUP 21” nhằm thảo luận và đề xuất Quy tắc hướng dẫn việc Lưu thông hàng hải và hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế. [9]

Chính sách hướng Đơng của chính quyền New Delhi đều tập chung vào các quốc gia Đơng Nam Á. Biển Đơng nằm trong những tính tốn chiến lược và quan trọng của Ấn Độ bởi tuyến đường hàng hải kéo dài từ Đông Ấn Độ Dương sang Tây Thái Bình Dương liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia của nước này. Gần 50% lượng hàng hóa vận chuyển trên biển của Ấn Độ đi qua các tuyến đường biển trong khu vực, trong đó có một lượng lớn là các mặt hàng nguyên liệu năng lượng (dầu mỏ, khí đốt, than). Ngồi ra, hàng năm, Ấn Độ nhập khẩu một lượng dầu và khí đốt từ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Biển Đông trở thành vấn đề không thể tách rời khỏi những lợi ích quốc gia của Ấn Độ về mặt kinh tế lẫn an ninh chính trị. Tính đến năm 2012, ONGC Videsh Limited (OVL - Cơng ty dầu khí của Ấn Độ) đã đầu tư khoảng 360 triệu USD vào khai thác dầu khí trên biển Đơng. [19, tr. 235]. Các khu vực mà công ty này tham gia khai thác đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng nằm trong “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Tổng thương mại hàng hóa của Ấn Độ với ASEAN đạt 10 tỷ USD năm 2000 tăng lên đạt 58,5 tỷ USD năm 2015 [53]. Ấn Độ coi ASEAN là đối tác thương mại hàng đầu, sau Mỹ, Trung Quốc và EU . Ngoài ra, năm 2009, Ấn Độ cùng ASEAN đã ký kết FTA (Free trade Area), tăng cường mối quan hệ hợp tác gữa hai bên. Chính vì những lợi ích đó, tranh chấp biển Đơng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Ấn Độ về thương mại, hàng hải và khai thác dầu khí.

* Hoa Kỳ:

“Mỹ có lợi ích quốc gia ở biển Đơng” là lời khẳng định chắc chắn của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tại Hà Nội vào năm 2010. Về hàng hải, phần lớn hàng hóa xuất và nhập khẩu của Mỹ đều được vận chuyển bằng đường biển với nhiều chuyến tàu hàng đi qua các tuyến đường trên biển Đơng. Chính vì thế việc duy trì tự do hàng hải ở khu vực này là hết sức quan trọng đối với lợi ích quốc gia về kinh tế của Mỹ.

Có từ 50 đến 60 tàu thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ qua lại trên khu vực này mỗi ngày, việc duy trì tự do hàng hải được xem là trên hết. Về quân sự, các tuyến đường biển đóng vai trị quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Mỹ trước các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như hải tặc, khủng bố, buôn lậu… Đặc biệt, đảm bảo tự do và hịa bình trên biển Đơng được xem là giải pháp hữu hiệu kiềm chế sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc.

Tiểu kết

Biển Đơng có ý nghĩa, vai trị chiến lược hết sức quan trọng đối với nhiều quốc gia dù tiếp giáp trực tiếp hay khơng, ở trong khu vực hay ngồi khu vực về mọi mặt kinh tế, an ninh, chính trị, quốc phịng. Những ý nghĩa, lợi ích đó ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách đối ngoại, hành động của các quốc gia ở khu vực này. Cũng chính vì những nguồn lợi này, biển Đơng trở thành đối tượng tranh chấp giữa các quốc gia trong khu vực, và là một phần quan trọng trong chiến lược bành trướng sức mạnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trở thành “An ninh quốc gia” và quả quyết là các quyền lợi cốt lõi, tương đương như những vấn đề Tây Tạng, Đài Loan, và Tân Cương [44]. Sự tồn tại của những lợi ích này ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách và hành động của các quốc gia liên quan, là mục đích mà các quốc gia hướng tới bảo vệ, tranh giành. Sự tranh chấp lợi ích giữa ASEAN và Trung Quốc có lẽ sẽ còn kéo dài theo sự phát triển hay suy thối của những lợi ích này.

Hệ quả của những cuộc tranh chấp bao trùm một không gian rộng lớn, không chỉ các nước trong khu vực, những nước trực tiếp tham gia tranh chấp mà cịn ảnh hưởng đến những nước lớn ngồi khu vực, tác động đến từng chính sách, từng hành động, từng mục tiêu lợi ích của họ. Biển Đơng ln nằm trong những tính tốn chiến lược của các nước lớn, nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia khơng bị ảnh hưởng, kiềm chế một Trung Quốc đang vươn mình với mong muốn làm bá chủ khu vực.

CHƯƠNG 2

TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA ASEAN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VỚI TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu ASEAN và vấn đề GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG với TRUNG QUỐC (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)