6. Bố cục khóa luận
2.1. Về hiện trạng tranh chấp biển Đông giữa các quốc gia ASEAN với Trung Quốc
Quốc (giai đoạn 1992 – 2012)
Năm 1991, Trung Quốc trở thành Đối tác đối thoại của ASEAN và đến năm 1996 trở thành Đối tác đối thoại toàn diện của ASEAN. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, ASEAN là đối tác lớn thứ 4 của Trung Quốc. Bên cạnh
những thành tựu đạt được, quan hệ ASEAN – Trung Quốc cũng đã xuất hiện những thách thức mà nguyên nhân chính là do vấn đề tranh chấp Biển Đơng. Q khứ ám ảnh các quốc gia ASEAN về một Trung Quốc hùng mạnh sẽ bá chủ và thơn tính hoặc khống chế các quốc gia láng giềng yếu hơn. Khống chế Biển Đông được các nhà nghiên cứu đánh giá là bước đi thiết thực đầu tiên cho giấc mơ bá chủ này. Hành vi phủ định của Trung Quốc đối với phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế ngày 12/7/2016 đã tạo ra những thách thức trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc.
Tranh chấp Biển Đông không chỉ là vấn đề của một số nước trong ASEAN với Trung Quốc, mà là của cả khối ASEAN, thậm chí của cả thế giới vì 1/3 lưu lượng thương mại quốc tế qua lại trên Biển Đông. Theo đánh giá của các học giả thì khống chế Biển Đơng là một phần trong kế hoạch xưng bá ở Châu Á của Trung Quốc (2). Nếu chiếm được Biển Đơng, Trung Quốc sẽ có khả năng khống chế cả khối ASEAN, thậm chí cả những nước ngồi ASEAN.
Do hành động của Trung Quốc trên Biển Đông luôn là nhân tố quyết định và nhân tố này lại được định hình bởi cách tiếp cận về quyền lực trong quan hệ quốc tế nên nghiên cứu này sẽ lý giải thách thức trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc thơng qua phân tích cách tiếp cận của Trung Quốc về quyền lực trong quan hệ quốc tế.
Tranh chấp Biển Đông là một thách thức to lớn dẫn đến chia rẽ khối ASEAN, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ xung đột giữa một số quốc gia trong ASEAN với Trung Quốc. Vì vấn đề tranh chấp Biển Đông mà Hội nghị Bộ trưởng ASEAN - Trung Quốc năm 2012 ở Campuchia lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung; Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng ASEAN - Trung Quốc tại Côn Minh Trung Quốc tháng 6/2016, do sức ép của Trung Quốc, bản tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc đã phải rút lại(3); Hội nghị Bộ trưởng ASEAN – Trung Quốc tháng 7/2016 tại Lào sau rất nhiều căng thẳng và nỗ lực mới cho ra đời một bản tuyên bố chung nhưng đã xuất hiện sự bất đồng trong nội khối ASEAN. Trung Quốc đã có những hành động quân sự làm leo thang căng thẳng với ASEAN như:
Năm 1992, Trung Quốc thông qua “Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích biển Đơng, chồng lấn lên chủ quyền đã tuyên bố của bốn nước ASEAN là Brunei, Malaysia, Philippin và Indonesia, ngồi ra cịn gần như bao trọn vùng biển của Việt Nam, lúc đó chưa trở thành thành viên ASEAN.
Năm 1996, Tuyên bố về đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải Cộng hịa nhân
dân Trung Hoa được thơng qua với nội dung chính là cơng bố đường cơ sở bộ phận lãnh hải đại lục và hệ thống các điểm cơ sở, trong đó có cả hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa.
Năm 1998, Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được ban hành với nội dung chính quy định bề rộng của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quyền của Trung Quốc trong khu vực này, biện pháp đảm bảo thực thi và nguyên tắc phân định vùng kinh tế và thềm lục địa.
Năm 2009, Luật Bảo vệ hải đảo nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được
Trung Quốc từng bước hoàn thiện nền tảng pháp lý về biển đảo, góp phần vào việc thực hiện chiến lược cường quốc biển của nước này, bị chi phối bởi chính sách bành trướng lãnh thổ trên biển.
Sự kiện đảo Vành Khăn (Mischief Reef) vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX đã đặt hồi chuông báo động cho sự xâm nhập mạnh mẽ và trắng trợn của Trung Quốc vào biển Đông. Đảo Vành Khăn là một mỏm đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa, nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa được Philippin tuyên bố chủ quyền vào năm 1962. Đảo nằm ở tọa độ 09o54’00” Bắc, 115o32’00” Đông[34].
Cụ thể, năm 1995, Philippin phát hiện một hệ thống phòng trú kiên cố, vững chắc đang được Trung Quốc xây dựng trên đảo, chính thức khẳng định sự hiện diện của mình trong vùng đặc quyền kinh tế của. Thực chất, hành động xây dựng trái phép này đã dễn ra từ giữa năm 1994 và chỉ bị phát hiện sau khi một tàu đánh cá khai báo với chính quyền răng họ bị bắt giam trên đảo trong vòng vài ngày bởi người Trung Quốc. Nhiều cuộc đàm phán ngoại giao và các cuộc xung đột quân sự nhỏ lẻ giữa Philippin và Trung Quốc đã diễn ra trong nhiều năm sau đó.
Sự kiện Trung Quốc xây dựng các cơng trình trái phép trên đảo Vành Khăn đã tạo ra sự nhảy vọt trong tình hình tranh chấp trên Biển Đơng. Đây khơng phải lần đầu tiên Trung Quốc chiếm đóng và tăng cường hiện diện quân sự trên biển Đơng. Trước đó, Trung Quốc từng đưa qn chiếm đóng quần đảo Hồng Sa của Việt Nam (1974) nhưng lần chiếm đóng này lại mang một ý nghĩa hồn toàn khác. Việt Nam những năm 70, 80 là một quốc gia vẫn đang còn chiến tranh, bị cô lập và chịu nhiều nghi kị từ các nước ASEAN về sự khác biệt thể chế chính trị, vấn đề Campuchia... nhưng Philippin thì hồn toàn khác. Philippin là một trong năm nước sang lập ASEAN, là nước có tiếng nói trong khu vực, hơn nữa cịn có các liên minh quân sự chặt chẽ với Mỹ, Nhật. Hoàn cảnh thế giới và khu vực cũng có nhiều tác động, Liên Xơ sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự suy giảm hiện diện của Mỹ, Nga,
Trung Quốc dường như đang muốn lấp đầy “khoảng trống quyền lực” này, biến
Đông Nam Á thành sân sau giống như Mỹ đã làm với Mỹ Latin.
Trong những năm cuối thế kỷ XX, những tranh chấp trên biển Đông đều xoay quanh những hành động của Trung Quốc và Philippin. Philippin tăng cường hiện diện sức mạnh quân sự, giám sát quanh khu vực tranh chấp, cho bắn phá một số cơng trình mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo, bãi đá, đảo san hô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước mình. Các thuyền đánh các của Trung Quốc tự ý xâm nhập vào vùng biển của Philippin cũng bị chặn bắt. Philippin phản ứng cực kỳ gay gắt trước những hành động mang tính xâm lược của Trung Quốc. Mọi thỏa thuận trên bàn giấy trước đó đều khơng mang lại kết quả do hai bên đều giữ vững lập trường đối nghịch nhau của mình.
Đảo Vành Khăn trờ thành điểm nóng trong năm năm cuối cùng của thiên niên kỷ cũ, vì dù đã có bộ quy tắc ứng xử 8 điều được thông qua giữa Trung Quốc và ASEAN (8/1995), lời hứa gió bay của chính quyền Bắc Kinh về việc sẽ tơn trọng Tuyên bố của ASEAN năm 1992, những các cuộc xung đột nhỏ lẻ vẫn xảy ra giữ hải quân hai nước. Các cơng trình kiến trúc trên đảo vẫn tiếp tục được xây dựng và nâng cấp. Đỉnh điểm vào tháng 4/1997, 8 tàu hải quân Trung Quốc bị phát hiện trong vùng biển quanh đảo Vành Khăn, cùng thời gian đó, hai tàu khác của Trung Quốc cũng bị phát hiện tại khu vực gần đảo Scarborough. Sang đến năm 1998, Philippin tiếp tục phát hiện việc Trung Quốc vận chuyển vật liệu, nhân công đến đảo Vành Khăn để tiếp tục xây dựng các cơng trình trên đảo này. Các cơng trình có nhiều tầng thậm trí có cả sân bay, được trang bị súng phịng khơng và các thiết bị liên lạc vệ tinh. Mặc dù có một thỏa thuận khai thác chung trên vùng tranh chấp, có sự hợp tác giữa nhóm chuyên gia hai nước về an tồn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ mơi trường thế nhưng những tranh chấp này chỉ tạm thời lắng xuống chứ không thể triệt để biến mất.
Bên cạnh Philippin, Việt Nam là nước có xung đột mạnh mẽ nhất với Trung Quốc. Bắt đầu leo thang từ thời điểm năm 1974, Trung Quốc đã có hàng loạt những hành động thể hiện quyền sở hữu của mình với Hồng Sa, Trường Sa cũng như vùng biển lân cận. Năm 1992, Trung Quốc cho tàu ngang nhiên và thăm dị dầu khí ở vùng biển Vịnh Bắc bộ ở Việt Nam. Sang đến năm 1993, Trung Quốc tự ý cấp phép cho hai công ty Mỹ là BP và Crestone Energy Corporation tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Trong những năm tiếp theo từ năm 1994 đến năm 1998, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khai thác tài nguyên trên biển Đông bằng cách kéo các dàn khoan và tàu khai thác vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngồi ra cịn có những hành động phản đối cản trở hợp tác khai thác dầu khí giữa hai tập đồn Petro Vietnam và Conoco (Mỹ), sử dụng tàu chiến gây khó khăn cho tàu khảo sát địa trấn của Việt Nam trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ (tháng 4/1998).
Sang đến thiên niên kỷ mới, sau khi ký kết DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đơng) năm 2002, tình hình tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và ASEAN có dịu lại đôi chút. Cùng với việc tham gia TAC (Hiệp ước Thân thiện và hợp tác), những hành động của Trung Quốc cũng đã có phần kiềm chế hơn. Tuy nhiên, khoảng thời gian này chỉ là hịa hỗn tạm thời. Năm 2004, Trung Quốc thuyết phục Philippin cùng tham gia một dự án liên quan đến thăm dò dầu mỏ, địa trấn trong khu vực biển Trường Sa. Đến tháng 10/2007, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục hợp tác trong một dự án khia thác dầu khí khu vực Tây Nam đảo Hải Nam, lấn sang một phần lãnh thổ biển của Việt Nam. Khoảng thời gian từ 2002 đến 2007, Trung Quốc chủ yếu sử dụng những hành động liên quan đến phương diên kinh tế để tiếp tục xâm lấn sâu hơn vào biển Đông.
Vào thời điểm cuối năm 2007, DOC gần như mất hết mọi giá trị khi Trung Quốc thông qua kế hoạch xây dựng thành phố hành chính cấp huyện tại Hoàng Sa và Trường Sa, trực thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam với tên gọi Tam Sa. Hành
động này đã rấy lên một làn sáng phản đối mãnh liệt của chính quyền Việt Nam cũng như người dân. Đây được xem là động thái gây sóng gió nhất ở biển Đông kể từ sau khi DOC được ký kết. Những cơng trình cơ sở hạ tầng, nhà ở cũng nhanh chóng được Trung Quốc triển khai xây dựng trái phép ngay sau đó.
Sách lược của Trung Quốc trên biển Đông cũng trở nên cứng rắn hơn rất nhiều sau vài năm có phần im hơi lặng tiếng. Số tàu tuần tra và các tàu bán quân sự xuất hiện tại khu vực biển quanh Hoàng Sa ngày càng nhiều hơn. Ngư dân các nước Đông Nam Á bị cản trở hoạt động đánh bắt, thậm trí bị bắt ngay trong chính ngư trường truyền thống của mình. Các tàu của Trung Quốc đã đánh chìm ba tàu các của ngư dân Việt Nam hoạt động trên ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, là một hành động gây hấn rất trắng trợn và ngông cuồng.
Chính quyền Bắc Kinh cũng tăng cường gây áp lực cho các cơng ty nước ngồi (Anh và Mỹ) đang có dự án hợp tác khai thác dầu mỏ chung trên biển Đông. Trước sức ép và sự đe dọa của Trung Quốc, công ty Bristist Petrolium của Anh đã rút khỏi dự án thăm dị dầu tại bồn trũng Cơn Sơn. Chưa dừng lại ở đó, một dự án thăm dị khai thác dầu khí tại khu vực nước sâu thuộc biển Đông trị giá gần 30 tỷ USD được Trung Quốc thông qua vào tháng 11/2008. Với hành vi ngang nhiên này, có lẽ cái gọi là dư luận quốc tế hay sự đánh giá của cộng đồng đã khơng cịn có giá trị gì nữa. Năm 2009, Trung Quốc gửi hai công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, trong đó có đính kèm bản đồ “Đường lưỡi bị”. Đây được xem là hành động công khai thể hiện quan điểm chính thức về u sách của mình trên biển Đơng, chính thức cơng bố bản đồ này với tồn thế giới. Trước đó, các bản đồ vẽ “Đường lưỡi bò chỉ được lưu hành nội bộ trong lãnh thổ Trung Quốc. Việc đưa ra bản đồ này của Trung Quốc gặp phải sự phản đối kịch liệt của các nước ASEAN cũng như cộng đồng quốc tế. Vùng nước mà mà Trung Quốc tun bố chủ quyền hồn tồn khơng có tính lịch sử. Về định nghĩa, “vịnh lịch sử” hay “vùng nước lịch sử” “được hình thành qua các hoạt động thực thi của một quốc gia và được sự thừa nhận chung của các quốc gia
khác”[13, tr. 237]. “Vùng nước lịch sử là các vùng nước mà người ta đối xử như là các vùng nước nội thủy, trong khi thiếu các danh nghĩa lịch sử các vùng này sẽ khơng có tính chất đó”2[13, tr. 237]. Cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây để một vịnh hay vùng nước được công nhận là “Vịnh lịch sử” hay “vùng nước lịch sử”:
Thứ nhất, các quốc gia ven biển thực hiện một cách thực sự chủ quyền của mình
trên đó;
Thứ hai, việc sử dụng vùng biển trên được thực hiện một cách liên tục, hịa bình và lâu dài;
Thứ ba, có sự cơng nhận của Cộng đồng quốc tế. Không nhất thiết tất cả mọi
quốc gia trong Cộng đồng đều phải nói lên ý kiến ủng hộ của mình. Chỉ cần có sự chấp nhận công khai và sự im lặng không phản đối của các quốc gia quan tâm, nhất là các quốc gia láng giềng và có quyền lợi tại bùng biển này là đủ[13, tr. 237]. Trung Quốc không hề thỏa mãn bất kỳ điều kiện nào như đã nhắc đến ở trên để vùng biển “Đường lưỡi bò” được thừa nhận là vùng biển có tính chất lịch sử thuộc Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa. Khơng có một bằng chứng lịch sử cho thấy các triều đại phong kiến phương Bắc có những hành động thiết lập, thực thi và duy trì lợi ích nào tại khu vực này. Trong khu đó, Việt Nam hồn tồn đáp ứng các điều kiện để cung cấp tính lịch sử cho vùng biển mình tun bố chủ quyền.
Một hành động leo thang căng thẳng khác của Trung Quốc đó là sự kiện Scarborough năm 2012 giữa Trung Quốc và Philippin. Tháng 4/2012, hải quân Philippin phát hiện 8 tàu cá của Trung Quốc trong khu vực vùng biển gần đảo Luzon, nhưng gặp phải sự cản trở của của tàu hải giám Trung Quốc. Sang đến tháng 5/2012, số tàu hải giám của Trung Quốc hoạt động tại vùng biển tranh chấp của hai nước đã tăng thêm 7 chiếc. Đến tháng 6 cùng năm, Trung Quốc về cơ bản đã chiếm được bãi cạn này và cho quân đồn trú trên đảo. Khơng dừng lại ở đó, trên nhiều phương tiện
thông tin đại chúng, Trung Quốc liên tục chỉ trích Manila là “Philippin ăn hiếp Trung Quốc”3, xâm phạm chủ quyền và bắt bớ ngư dân Trung Quốc.
Những hành vi kể trên của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ASEAN, vi phạm các điều khoản của UNCLOS.
Quyền chủ quyền của một quốc gia ven biển đối với vùng biển của mình, dựa trên Điều 774 của UNCLOS, là các quyền lợi mà quốc gia đó được hưởng đối với mọi nguồn tài nguyên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, có quyền triển khai các hoạt động thăm dò, khai thác với mục đích kinh tế. Đây là quyền lợi đặc quyền, bất kỳ quốc gia nào khơng được phép có hoạt động khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia khác khi chưa được quốc gia đó cho phép. Việc Trung Quốc tự ý khai thác, thăm dị tài ngun dầu khí trong