Tư cách pháp lý củaASEAN

Một phần của tài liệu ASEAN và vấn đề GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG với TRUNG QUỐC (Trang 53 - 64)

6. Bố cục khóa luận

2.2. Tư cách pháp lý củaASEAN

Một tổ chức quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế, ngoài việc phải thoả mãn các điều kiện như được thành lập bởi các quốc gia bằng một hiệp ước quốc tế, cịn cần phải có một yếu tố quan trọng, đó là tư cách pháp lý quốc tế (international legal personality)[3]. Tư cách pháp lý này là điều kiện tiên quyết làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế (tách biệt so với quyền và nghĩa vụ của các thành viên) cùng với khả năng khởi kiện các chủ thể khác hoặc bị khởi kiện ra các toà án quốc tế

Để xác định tư cách pháp lý của một tổ chức quốc tế, hiện nay tạm thời có 2 lý thuyết nổi bật nhất mà trên những phương diện nhất định nội hàm của 2 học thuyết này là đối nghịch lẫn nhau. Học thuyết đầu tiên nhấn mạnh về ý chí của các quốc gia khi thành lập tổ chức quốc tế này (‘will theory’). Học thuyết này cho rằng việc xác định tư cách pháp lý của một tổ chức quốc tế phải dựa trên việc các nhà sáng lập ra một tổ chức quốc tế có mục đích muốn cấp tư cách pháp lý cho tổ chức quốc tế này hay không. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ quyền và vai trò chủ động của các quốc gia[5].

Học thuyết thứ hai coi trọng chức năng của các tổ chức quốc tế. Một trong các học giả ủng hộ cho học thuyết này, Finn Seyerster, cho rằng việc thực hiện các hoạt động, hay nhiệm vụ như là đưa ra các nghị quyết mang tính chất bắt buộc đối với các thành viên là biểu hiện cho việc sở hữu ý chí riêng biệt của các tổ chức quốc tế[6]. Do đó, nó sẽ có tư cách pháp lý trong hệ thống pháp lý quốc tế.

Hai lý thuyết cơ bản về tư cách pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế, tuy khác nhau về nội dung, nhưng thống nhất với nhau ở cùng một điểm, đó là các chỉ dấu, chứng cứ chứng minh cho sự tồn tại của tư cách pháp lý của tổ chức quốc tế nào phải được tìm thấy đầu tiên là trong hiệp định hình thành nên nó. Điều này làm cho việc khẳng định tư cách pháp lý quốc tế của ASEAN trở nên khá dễ dàng. Ngay tại Điều 3 của Hiến chương của tổ chức này đã khẳng định rằng ASEAN là một tổ chức quốc tế có tư cách pháp lý rõ ràng. Điều khoản này cũng chứng minh sự quyết tâm của các quốc gia thành viên công nhận tư cách pháp lý của ASEAN. Ngồi ra, hiến chương cịn cho phép ASEAN đưa ra các quyết định lên các thành viên (thông qua Hội nghị cấp cao ASEAN (ASEAN Summit)) và các cơ quan (trong đó có, Hội đồng điều phối ASEAN (ACC), Uỷ ban các đại diện thường trực (CPR) hay Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN) để đảm bảo việc thi hành các quyết định trên. Quan trọng hơn nữa, theo Điều 41 của Hiến chương, ASEAN có khả năng tham gia ký kết các hiệp ước quốc tế với các chủ thế khác của luật quốc tế

Như vậy, có thể khẳng định, ASEAN là chủ thể của luật quốc tế có tư cách pháp lý rõ ràng trong hệ thống pháp luật quốc tế. Do đó, ASEAN sẽ có các quyền và nghĩa vụ riêng biệt so với các quốc gia thành viên, có khả năng khởi kiện các chủ thể khác và cũng có thể bị khởi kiện bởi chính các thành viên nếu thất bại trong việc thực hiện các cam kết của mình.

Hiến chương ASEAN lần đầu tiên khẳng định rõ ràng quy chế pháp lý quốc tế của tổ chức ASEAN. Như chúng ta biết, ASEAN ra đời từ năm 1967 qua việc thông qua Tuyên bố Băng cốc – một văn kiện mang tính chính trị, chứ khơng phải văn kiện pháp lý. Sau 40 năm phát triển, hiện nay, ASEAN trên thực tế là một tổ chức khu vực quan trọng, nhưng về mặt pháp lý, ASEAN vẫn là một hiệp hội. Cùng với việc ký kết Hiến chương, quy chế pháp lý của ASEAN đã được thay đổi một cách căn bản. Điều 3 của Hiến chương quy định “ASEAN là một tổ chức liên chính phủ và có quy chế pháp lý”. Trong q trình thương lượng, các nước ASEAN đều nhất trí duy trì tính chất liên chính phủ của ASEAN, ASEAN khơng phải là một tổ chức siêu quốc gia và cũng chưa phải lúc gọi nó là Liên minh.

Hiện nay, ASEAN có 10 quốc gia thành viên. Câu hỏi đặt ra là: trong tương lai ASEAN có mở rộng ra nữa khơng? Và, tiêu chí để các quốc gia khác trở thành thành viên mới sẽ thế nào? Điều 6 của Hiến chương ASEAN nêu rõ 4 tiêu chí cụ thể như sau: Một là, quốc gia đó phải ở trong khu vực địa lý Đông Nam á được cơng nhận (tiêu chí này loại trừ việc ASEAN trở thành một tổ chức liên khu vực); Hai là, quốc gia đó phải được tất cả các thành viên của ASEAN cơng nhận; Ba là, quốc gia đó đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của Hiến chương; Bốn là, quốc gia đó có khả năng và thiện chí thực hiện các nghĩa vụ thành viên của tổ chức. Hai tiêu chí sau tương tự như quy định của Hiến chương Liên hiệp quốc (1) và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác, cịn hai tiêu chí đầu mang tính đặc thù của ASEAN. Quyết định cuối cùng về việc kết nạp phải do Hội nghị cấp cao thông qua bằng đồng thuận.

Về cơ cấu tổ chức, một mặt Hiến chương ASEAN tiếp tục kế thừa khung cơ cấu hiện hành của ASEAN với các cơ quan: Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành khác, Ban Thư ký … Tuy nhiên, điểm mới ở đây là vai trị của các cơ quan hiện hành đó được tăng cường hơn hoặc xác định cụ thể hơn. Hiện nay, Hội nghị Cấp cao chỉ họp mỗi năm 01 lần, nhưng sau này sẽ họp 02 lần /năm. Ngoài các thẩm quyền khác, Hội nghị Cấp cao

sẽ xem xét các tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Vai trò của Tổng Thư ký ASEAN và của quốc gia Chủ tịch ASEAN cũng có những nét mới, như Tổng Thư ký và Chủ tịch ASEAN có thể thực hiện chức năng hịa giải, mơi giới, trung gian khi các thành viên ASEAN có tranh chấp yêu cầu (2); Tổng Thư ký được giao chức năng giám sát việc tuân thủ các khuyến nghị, quyết định của các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN (3). Bên cạnh đó, Hiến chương cũng trù định lập thêm một số cơ quan mới như Hội đồng Cộng đồng An ninh – Chính trị ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN, ủy ban Các Đại diện thường trực ASEAN cũng như sẽ lập Cơ quan Nhân quyền của ASEAN.

- Về nguyên tắc cơ bản của ASEAN

Hiến chương ASEAN đòi hỏi các thành viên ASEAN lẫn ASEAN với tư cách là một tổ chức phải tuân thủ 14 nguyên tắc cơ bản. Đó là các ngun tắc: tơn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, tồn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của các nước thành viên; từ bỏ xâm lược, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hoặc bất kỳ hành động nào trái với pháp luật quốc tế; giải quyết hịa bình các tranh chấp; không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước; tôn trọng quyền của mỗi nước thành viên quyết định sự phát triển của dân tộc mình; phát huy Hiến chương Liên hiệp quốc và pháp luật quốc tế, kể cả pháp luật nhân đạo quốc tế; kiềm chế khơng tham gia vào mọi chính sách hoặc hoạt động do bất kỳ thành viên ASEAN nào hoặc do bất kỳ quốc gia nào, thực thể phi quốc gia nào ngồi ASEAN tiến hành có thể đe dọa chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ hoặc ổn định chính trị, kinh tế của các nước thành viên; tôn trọng các nền văn hóa và tơn giáo khác nhau của nhân dân các nước ASEAN; tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và công lý xã hội.

- Về phương thức giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN

Phù hợp với pháp luật quốc tế hiện đại cũng như căn cứ vào truyền thống của ASEAN, Hiến chương ASEAN nhấn mạnh biện pháp hàng đầu để giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên ASEAN là thông qua đối thoại, trao đổi ý kiến và thương lượng. Các thành viên ASEAN cũng thừa nhận một thực tế là có khả năng các bên tranh chấp đã hết sức cố gắng, nhưng đối thoại, trao đổi ý kiến và thương lượng cũng không thể giúp giải quyết được tranh chấp. Trong những trường hợp như vậy, Hiến chương quy định các bên có thể thỏa thuận giải quyết các tranh chấp bằng các phương thức mơi giới, trung gian, hịa giải hoặc trọng tài.

+ Giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên ASEAN theo các cơ chế đã được quy định trong các văn kiện liên qua

Một là, đối với các tranh chấp liên quan đến các văn kiện của ASEAN thì các thành viên ASEAN có tranh chấp sẽ giải quyết các tranh chấp theo các cơ chế đã được quy định trong các văn kiện liên quan.

Hai là, đối với các tranh chấp liên quan đến các hiệp định kinh tế của ASEAN mà trong các hiệp định đó khơng quy định các thủ tục giải quyết tranh chấp thì Hiến chương xác định các thành viên ASEAN có tranh chấp sẽ áp dụng các phương thức đã được nêu trong Nghị định thư Viên Chăn về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp. Như vậy, từ nay về sau khi thỏa thuận các hiệp định kinh tế mới của ASEAN, các thành viên ASEAN cũng có thể khơng cần có điều khoản về giải quyết tranh chấp liên quan hiệp định đó.

Ba là, đối với các tranh chấp không liên quan các văn kiện của ASEAN thì Hiến chương quy định các thành viên ASEAN có tranh chấp sẽ áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp đã được xác định trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam á và các quy tắc thủ tục của Hiệp ước đó

Bốn là, đối với các tranh chấp liên quan các văn kiện khác của ASEAN mà trong các văn kiện đó khơng quy định phương thức giải quyết thì Hiến chương quy định sẽ xây dựng các cơ chế giải quyết thích hợp, kể cả trọng tài.

Năm là, nếu sau khi các phương thức như vậy không đem lại kết quả thì các tranh chấp sẽ được trình lên Hội nghị cấp cao quyết định.

Để có thể giải quyết các vấn đề với Trung Quốc với tư cách là một bên tranh chấp, điều đầu tiên phải chứng minh được ASEAN phải là một tổ chức quốc tế có tư cách pháp lý quốc tế và trách nhiệm pháp lý, được hệ thống pháp luật quốc tế công nhận, là một chủ thể của Luật quốc tế.

Chủ thể của Luật quốc tế được định nghĩa là“thực thể trực tiếp hưởng các

quyền và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong một trật tự phấp lý quốc tế”[13, tr. 101]. Chủ thể của Luật quốc tế sẽ có tư cách pháp lý quốc tế.

Ủy ban Pháp luật Quốc tế đã định nghĩa: “Hiệp hội các quốc gia được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế, có văn kiện thành lập và các cơ quan chung, có tư cách pháp nhân độc lập tách biệt với tư cách pháp nhân của các quốc gia thành viên.”[2, tr. 253]

Tổ chức Quốc tế được thành lập dựa trên sự liên minh các quốc gia được xem là

“Chủ thể phát sinh của Luật quốc tế”. “Các tổ chức quốc tế, được các quốc gia thỏa

thuận “dành cho” một phần chủ quyền của mình trong một số lĩnh vực nhất định thể hiện qua hiệp ước điều lệ thành lập. Các tổ chức này đại diện cho các quốc gia hội viên trong lĩnh vực đó và là chủ thể phát sinh của Luật quốc tế với nghĩa là các tổ chức quốc tế chỉ có thể tồn tại bởi ý chí của các quốc gia. Quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế chỉ hạn chế trong phạm vi thỏa thuận của các quốc gia, trong chính điều lệ của tổ chức.”[13, tr. 105 – 106]. Chứng cứ để chứng minh việc một tổ chức quốc tế có tư cách pháp lý quốc tế nằm ở văn kiến thành lập tổ chức và các văn kiện có nội dung về quy định mục tiêu, cách thức tổ chức, hoạt động của tổ chức đó.

Bên cạnh đó, “Tư cách pháp lý này là điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế, bao gồm quyền và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế (tách biệt so với quyền và nghĩa vụ của các thành viên) cùng với khả năng khởi kiện các chủ thể khác hoặc bị khởi kiện ra các toà án quốc tế”5[35]

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á – ASEAN là tổ chức khu vực được thành lập bởi các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN đại diện cho các nước thành viên trong một số lĩnh vực được quy định trong hiệp ước thành lập (Tuyên bố Bangkok năm 1967), nằm trong phần mục đích của Hiệp hội. Trong đó, mục tiêu thứ hai là “Thúc đẩy hịa bình và ổn định khu vực thông qua việc tôn trọng công lý và pháp quyền trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của hiến chương Liên Hợp Quốc” [56]. Các nước thành viên khi thành lập ra ASEAN đã trao cho tổ chức này quyền và nghĩa vụ bảo vệ nền hịa bình khu vực. ASEAN được có quyền lợi và nghĩa vụ giải quyết các mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên với tư cách là trung gian hòa giải và tranh chấp với các quốc gia, tổ chức bên ngoài với tư cách là một chủ thể của luật pháp quốc tế. Mục tiêu này cũng được nhắc lại trong Chương I, điều 1 của Hiến chương ASEAN “Duy trì và thúc đẩy hịa bình, an ninh, ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hịa bình trong khu vực” [45]. Tại chương II, điều 3 của Hiến chương đã quy định rõ ràng “ASEAN, với tư cách là một tổ chức liên chính phủ, từ nay có tư cách pháp nhân” [45].

Để thực hiện mục tiêu này, ASEAN được các nước thành viên trang bị những quyền hạn, công cụ cần thiết, đều được quy định trong Hiến chương:

Điều 20 quy định ASEAN phải đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở “Tham

vấn và Đồng thuận”, cũng cho phép linh hoạt đưa ra một quyết định cụ thể trong

trường hợp khơng có đồng thuận giữa các nước thành viên.

Điều 25, các cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp có thể được thiết lập nếu khơng có quy định cụ thể khác.

Điều 28 cho phép “các quốc gia thành viên có quyền viện dẫn những hình thức

giải quyết tranh chấp hịa bình được quy định tại Điều 33 khoản 16của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Điều 41, mục 7 quy định “ASEAN có thể ký kết các hiệp định với các nước

hoặc các tổ chức và thể chế tiểu khu vực, khu vực và quốc tế” [44].

Như vậy, thông qua văn kiện thành lập và Hiến chương, ASEAN được chứng minh là một chủ thể của Luật pháp quốc tế. Bên cạnh việc khẳng định trực tiếp tư cách pháp lý của ASEAN, Hiến chương cho thấy ASEAN có quyền ra quyết định đối với các nước thành viên và các cơ quan nhằm đảm bảo các điều khoản trên được thực thi một cách chính xác và có hiệu quả. ASEAN cũng có quyền thảo luận và tham gia ký kết các hiệp ước quốc tế với các chủ thể Luật quốc tế khác, bao gồm cả quốc gia lẫn tổ chức.

Tư cách pháp lý quốc tế chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định ASEAN là một bên trong tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc, một chủ thể đồn kết có sức mạnh, có nguồn lực, đóng vai trị quan trọng trong bảo đảm an ninh khu vực, đây là mục tiêu đã được đề ra ngay từ những ngày đầu thành lập tổ chức.

Một trong những mục tiêu quan trọng của ASEAN chính là đảm bảo an ninh khu vực, đây cũng là quyền lợi và trách nhiệm. Tranh chấp biển Đông đe dọa trực

Một phần của tài liệu ASEAN và vấn đề GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG với TRUNG QUỐC (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)