Giải pháp về vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông trong quan hệ Asean-

Một phần của tài liệu ASEAN và vấn đề GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG với TRUNG QUỐC (Trang 71 - 91)

6. Bố cục khóa luận

3.2. Giải pháp về vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông trong quan hệ Asean-

hệ Asean - Trung quốc

3.2.1. Giải quyết tranh chấp trên biển Đông bằng cơ chế đa phương

Trong bối cảnh xung đột ở biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp, tranh chấp biển Đơng chỉ có thể giải quyết bằng đàm phán đa phương. Ngoại trừ Trung Quốc luôn phản đối giải quyết đa phương vấn đề Biển Đơng vì yếu thế ở cơ sở pháp lý, thì hầu hết các nước đều cho rằng giải pháp đa phương cho vấn đề biển Đông là lựa chọn tối ưu nhất hiện nay. Biển Đông là khu vực đan xen lợi ích của nhiều nước, nhiều bên, do vậy tranh chấp ở biển Đông luôn diễn biến phức tạp. Tại đây, vấn đề phân định vùng biển chồng lấn giữa hai nước với nhau là liên quan đến đàm phám song phương, còn lại hầu hết các vấn đề ở biển Đông liên quan đến nhiều quốc gia trong khu vực, như tranh chấp đối với Trường Sa liên quan trực tiếp đến Việt Nam, Trung Quốc, Philippine, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Giải pháp cho vấn đề Biển Đơng liên quan trực tiếp đến hịa bình, ổn định khu vực và thương mại hàng hải của nhiều quốc gia có liên quan như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, EU… vì đây là tuyến hàng hải nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Do biển Đơng liên quan đến lợi ích của nhiều nước, nhiều bên và cả các nước trong và ngồi khu vực như đã nêu ở trên, chỉ có giải pháp đa phương với sự tham gia của tất

cả các nước có lợi ích thì mới là giải pháp cơng bằng và mới có thể là giải pháp lâu dài được các bên chấp nhận.

Về cơ bản, ngoại trừ Trung Quốc, các nước đều đồng tình với việc giải quyết vấn đề biển Đông bằng cơ chế đa phương. Các nước Ấn Độ, Nhật và cả EU đều ủng hộ cho việc giải quyết hịa bình tranh chấp ở biển Đơng theo hướng đa phương trên cơ sở luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Các chuyên gia, học giả trên thế giới cũng đều cho rằng cần một giải pháp đa phương cho các tranh chấp ở biển Đơng.

Bên cạnh đó, với những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc ở biển Đơng thời gian gần đây, thì việc dùng cơ chế đa phương mới có thể kiềm chế những hành động này của Trung Quốc. Có thể thấy, các nước trong khu vực đều là nước nhỏ, không thể đơn phương chống chọi lại được với Trung Quốc mà rất cần có sự hỗ trợ của các cường quốc có uy tín như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Nga. Trong quá trình hợp tác để giải quyết vấn đề biển Đông, Trung Quốc hiểu rằng, trong đàm phán song phương, Trung Quốc có thể dùng sức mạnh nước lớn của mình để gây sức ép địi đối phương chấp nhận phương án của mình. Nếu đàm phán đa phương thì Trung Quốc khơng thể dùng thế nước lớn của mình để bắt nạt cả một tập thể các nước có liên quan. Hơn nữa, nếu có sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Nga thì Trung Quốc cũng phải cân nhắc “lợi ích chung” của các bên. Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng đẩy mạnh các hoạt động gây hấn ở biển Đơng, thì giải pháp đa phương trong đàm phán cho các tranh chấp ở biển Đông càng trở nên cần thiết.

Việc Trung Quốc ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên 29 Xem thêm Lê Thành, “giải quyết đa phương vấn đề biển Đông”. Http://biendong.net/binh-luan/730-gii-quyt-a-phngvn--bin-ong.html biển với Việt Nam vào tháng 10-2011 được xem là một văn bản Trung Quốc thừa nhận việc giải quyết đa phương vấn đề biển Đông. Trong Điều 3 Thoả thuận hai bên đã nhất trí một

nội dung là “đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác”30 . Điều này có nghĩa là Trung Quốc đã chấp nhận việc giải quyết đa phương vấn đề biển Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ký kết một văn bản chính thức trong đó cam kết những vấn đề liên quan đến các nước khác thì phải trao đổi với các bên liên quan. Đây được xem là một tín hiệu tích cực, mở ra khả năng về giải quyết đa phương tranh chấp ở biển Đơng. Nhìn chung, giải pháp đa phương cho vấn đề Biển Đông phản ánh được lợi ích của tất cả các bên liên quan và góp phần duy trì hịa bình, ổn định, bảo đảm an ninh an tồn hàng hải ở biển Đơng. Điều này phù hợp với quan điểm chung của các nước trong và ngoài khu vực, phù hợp với thực tế tranh chấp ở biển Đông và phù hợp với xu thế giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhiều bên trong quan hệ quốc tế hiện đại.

3.2.2. Phát huy tích cực vai trị của các thể chế khu vực làm cơ sở để có thể giải quyết tranh chấp trên biển theo cơ chế đa phương

Có thể thấy, khu vực Đông Nam Á nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn là bên khởi xướng, tham gia vơ số những thể chế có liên quan đến an ninh biển. Nổi bật và nằm trung tâm trong các thể chế này là vai trị của ASEAN và các thể chế có liên quan như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và kể từ năm 2006 đến nay cịn có sự xuất hiện cần thiết của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Bên cạnh đó, ASEAN cịn thiết lập Diễn đàn hàng hải ASEAN để thảo luận các chiến lược quản lý biển và đối phó với các vấn đề nhức nhối đang diễn ra như nạn cướp biển, khủng bố, bn lậu. Ngồi ra cịn có một loạt các cơ chế khác như Diễn đàn lực lượng phịng vệ biển Bắc Thái Bình Dương; Hội nghị những người đứng đầu Cảnh sát biển các nước châu Á (HACGAM); Hiệp định Kiểm sốt Cảng biển khu vực Thái Bình Dương (thuộc Tổ chức Hàng hải quốc tế); Hiệp định Tìm kiếm Cứu nạn trên biển khu vực Bắc Thái Bình Dương; Diễn đàn An

ninh hàng hải Bắc Thái Bình Dương; Hiệp định Hợp tác khu vực chống cướp biển và hoạt động vũ trang chống lại tàu thuyền (ReCAAP)...

Các thể chế hiện tại, đặc biệt là những tổ chức có dấu ấn của ASEAN như ARF phải được xây dựng theo hướng là một cơ chế an ninh tập thể mang tính mở, thu hút được tất cả các nước lớn có lợi ích quốc gia ở vùng biển này nhằm đảm bảo thực hiện “cân bằng quyền lực được thể chế hóa” (institutionalized balancing)31 . Đây sẽ là sự bổ sung thiết yếu cho Cộng đồng An ninh ASEAN nói riêng, cũng như tồn bộ kết cấu an ninh Đơng Á lấy ASEAN làm hạt nhân nói chung, góp phần quản trị quyền lực, loại trừ nguy cơ xung đột, tăng cường hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển tại khu vực. Việc phát huy tốt vai trò của những thể chế đa phương này, đặc biệt là sự tham gia của các nước lớn sẽ làm giảm sự “hung hăng” của Trung Quốc, qua đó góp phần to lớn trong việc giải quyết những xung đột hiện tại ở biển Đơng

3.2.3. Tích cực xây dựng lịng tin, thúc đẩy việc xây dựng bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC) làm cơ sở nền tảng cho việc giải quyết xung đột biển Đông

Thực tế cho thấy, việc thiếu vắng những thỏa thuận trong khu vực về sự lựa chọn các chính sách cũng như một cơ chế để giảm nhẹ và làm dịu bớt xung đột sẽ khiến khu vực biển có tính quan trọng chiến lược này sẽ tiếp tục nằm trong trạng thái bất ổn. Trong tình hình hiện tại, các nước cần phải tăng nỗ lực thúc đẩy việc khai thác dầu khí và nguồn lợi thủy sản chung, đồng thời tìm cách thơng qua được quy tắc ứng xử có ràng buộc pháp lý rõ ràng cho tất cả các bên liên quan. Thực tế cho thấy, sự hợp tác để quản lý tài nguyên trong khu vực tranh chấp cũng có thể giúp giảm căng thẳng giữa các bên yêu sách. Bên cạnh đó, tăng cường xây dựng lịng tin mạnh mẽ hơn nữa, trong đó có vai trị trước mắt của DOC và tương lai gần là COC. Dù là quá trình giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo hay hợp tác đối phó với các thách thức chung như nạn cướp biển, gian lận thương mại, bảo vệ các nguồn lợi đại dương các bên liên quan đều cần xuất phát từ cơ sở lòng tin đối với nhau. Thực tế, do yếu tố lịch sử và điều kiện đặc thù, khu vực Đơng Á nói chung và Đơng Nam

Á nói riêng vẫn tiếp tục cần nhiều biện pháp xây dựng lòng tin mạnh mẽ hơn nữa không chỉ trong tổng thể quan hệ đối với nhau mà còn cả những vấn đề cụ thể như hợp tác an ninh hàng hải.

Trong thời gian tới, các quy tắc ứng xử cần được thể chế hóa ở mức độ cao hơn, trở thành chuẩn mực bắt buộc cho tất cả các “cổ đông” ở biển Đơng, làm nền tảng cho việc hình thành một Liên minh, Cộng đồng hay Ủy hội biển Đông. Điều này góp phần khắc phục được sự lỏng lẻo thiếu hiệu quả của các diễn đàn an ninh hay nhóm đối thoại, nhưng đồng thời lại có lợi thế là khơng địi hỏi sự tham gia ngay từ đầu của tất cả các bên như các cam kết về ứng xử, mà từng bước gia tăng sức nặng của mình, cho phép dung hịa được “2 trong 1” phương châm “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” và quan điểm đa phương hóa - quốc tế hóa hiện vẫn đối chọi nhau32. Do vậy, sắp tới cần phải có biện pháp xây dựng lịng tin, có quy tắc hướng dẫn và những cam kết bảo đảm tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 thì mới có thể tiến hành hợp tác trên thực tế. Xây dựng lịng tin là phải giải quyết hịa bình các tranh chấp, tuân thủ luật pháp quốc tế và không làm phức tạp thêm tình hình, trong đó hợp tác trên một số lĩnh vực khơng phức tạp và ít nhạy cảm như biến đổi khí hậu, mơi trường biển được xem là ưu tiên trước mắt.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc, lợi ích kinh tế và tiềm năng hợp tác giữa hai bên rất lớn. Không một quốc gia nào trong ASEAN muốn và đủ khả năng gây nên mối đe dọa đối với Trung Quốc và khơng một quốc gia nào trên thế giới có thể bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế để làm theo ý mình. Đối với ASEAN, dù Trung Quốc đưa ra những khẩu hiệu, phương châm tốt đến mấy, đi kèm với đó là những chương trình, dự án hợp tác và những khoản tiền khổng lồ… thì cũng khơng thể so sánh được với chủ quyền lãnh thổ và tự do hàng hải. Đối với các quốc gia trong ASEAN, việc nâng cao nguồn lực và năng lực sử dụng nguồn lực là rất quan trọng. Một điểm đáng chú ý là hiện đại hóa quân đội để tự vệ là cần thiết, tuy nhiên, với tiềm lực kinh tế như hiện nay sẽ khơng dễ để có thể hiện đại hóa đến mức khiến cho Trung Quốc phải chùn bước, thậm chí nếu khơng thận trọng dễ dẫn đến căng thẳng hoặc xung đột. Bất cứ ý tưởng hay hình thức đối đầu nào đều dẫn đến bế tắc và xung đột. Song song với nâng cao nguồn lực và năng lực sử dụng nguồn lực, các quốc gia trong ASEAN cần đồn kết, khơng ngừng tăng cường và tận dụng sức mạnh của các nhân tố bên ngoài để tác động làm thay đổi cách tiếp cận của Trung Quốc, từ đó hình thành nên các chuẩn mực buộc Trung Quốc phải tuân thủ.

ASEAN đã ý thức rõ và nhanh chóng những mối lo ngại an ninh mà Trung Quốc có thể gây ra sau khi nước này ra “Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa”, kể từ đó ln có những phản ứng nhanh chóng và kịp thời trước từng bước đi của Trung Quốc trên biển Đông. Phương pháp chủ yếu mà ASEAN dung để đấu tranh là ngoại giao hịa bình, kêu gọi các bên kiềm chế xung đột và kêu gọi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước Đông Nam Á trên biển.

ASEAN xây dựng và giữ vai trò cầm lái (Driving Force) nhiều cơ chế hợp tác đa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh nhằm nỗ lực giải quyết các tranh chấp trên biển Đơng nói riêng và các vấn đề an ninh khu vực, tồn cầu nói chung. “Đặc trưng của hợp tác quốc phòng trên các diễn đàn đa phương là hợp tác

vì hịa bình, ổn định, phát triển, nhưng trước hết là để xây dựng lòng tin, cam kết khơng sử dụng vũ lực, vũ khí, sức mạnh qn sự để đối phó với nhau, xử lý các vấn đề giữa các quốc gia có liên quan, mà ngược lại, sử dụng thế mạnh quân sự, quốc phòng để cùng hợp tác, phát triển, đảm bảo hịa bình vững chắc, bền vững, đồng thời ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.”[14, Tr. 118].

Trung Quốc đã thể hiện tham vọng với biển Đơng từ rất sớm trong lịch sử, có những hành động vi phạm luật pháp quốc tế, xâm hại chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền hợp pháp trên biển Đông theo UNLOS 1982. Dù phải chịu nhiều áp lực và sự phản đối từ ASEAN cũng như cộng đồng quốc tế, khơng hề có một dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ lùi bước hay bỏ cuộc. Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trên biển Đơng sẽ cịn kéo dài và diễn biến phức tạp trong tương lai.

ASEAN, trước những thách thức an ninh to lớn, đã đoàn kết lại thành một thể hoàn chỉnh. Việc xây dựng các cơ chế hợp tác an ninh khu vực và quốc tế do ASEAN thành lập và nắm vai trò điều phối đang phát huy những tác dụng nhất định, khẳng định vai trị và năng lực của ASEAN trong việc tìm kiếm giải pháp giải quyết các tranh chấp.

ASEAN đã đạt được những thành tựu nhất định, thành cơng quốc tế hóa tranh chấp, phần nào thành công ngăn chặn chiến lược “Bẻ từng chiếc đũa” của Trung Quốc, ký kết thành cơng DOC và tích cực hướng tới việc cho ra đời COC có giá trị pháp lý cao. Bên cạnh đó cũng có những hạn chế cần gấp rút được khắc phục. Nghiêm trọng nhất chính là sự rạn nứt trong quan hệ nội khối, sự chậm chạp trong việc đồng thuận đưa ra quyết định đã gây ra lực cản không nhỏ.

Dù không thể phủ nhận, ASEAN đang nỗ lực tìm một phương pháp giải quyết hiệu quả các tranh chấp, bảo vệ được an ninh khu vực và tự do hàng hải. Trước một Trung Quốc lớn mạnh - một con sư tử vừa thức giấc, một “giấc mộng Trung Hoa” vĩ đại và tư tưởng bành trướng đã tồn tại ngàn năm trong lịch sử, ASEAN cần đoàn kết, quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa. Các quốc gia bên ngồi khu vực có lợi ích quốc

gia liên quan trực tiếp đến biển Đơng thể hiện mong muốn hịa bình và ổn định khu vực, phản ứng lại các hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc, là nguồn lực mà ASEAN nên, phải tận dụng triệt để. Nhưng dù sự ủng hộ bên ngồi có lớn đến thế nào, tranh chấp biển Đơng và an ninh khu vực là vấn đề của ASEAN, ASEAN có tư cách pháp lý quốc tế, có nghĩa vụ phải giải quyết các vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến khu vực, với tư cách là một chủ thể thống nhất. Sự đồn kết và lịng tin giữa các nước thành viên cần phải được thắt chặt hơn nữa, tránh tạo ra những khe nứt mà Trung Quốc có thể lợi dụng để chia rẽ ASEAN.

Vì vậy, một trong những giải pháp căn bản là Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận theo hướng dung hịa lợi ích của các bên, từ đó cho ra đời bản C.O.C phù hợp

Một phần của tài liệu ASEAN và vấn đề GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG với TRUNG QUỐC (Trang 71 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)