Quản lý nhà nước các loại hình cung cấp dịch vụ cơng ích

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước đối với các DỊCH vụ tư vấn và CÔNG ÍCH (Trang 36 - 53)

III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC HOẠT ĐỘNG CƠNG ÍCH

2. Quản lý nhà nước các loại hình cung cấp dịch vụ cơng ích

Về nguyên tắc chung, hoạt động quản lý nhà nước các loại hình dịch vụ cơng ích được thực hiện theo nguyên tắc: những hoạt động dịch vụ cơng ích nào khơng phải trả tiền hoặc trả nhưng khơng đáng kể khơng có thành phần kinh tế ngồi quốc doanh tham gia mà xã hội có nhu cầu thì Nhà nước phải tiến hành cung cấp nó. Những dịch vụ cơng ích nào theo nguyên tắc những người sử dụng nó phải trả một phần hay tồn bộ giá trị mà dịch vụ đó mang lại, Nhà nước khuyến khích và có chính sách để các thành phần kinh tế khác cùng tham gia cung cấp dịch vụ đó.

Trong nền kinh tế tâp trung, bao cấp trước đây, mọi dịch vụ cơng ích đã kể trên đều do Nhà nước tiến hành cung cấp và phần lớn các dịch vụ đó là Nhà nước bao cấp. Do hạn chế về ngân sách cũng như năng lực quản lý việc cung cấp các loại dịch vụ đó đã khơng đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chúng ta đã có rất nhiều cố gắng để đảm bảo sự bao cấp của Nhà nước cho những loại dịch vụ như y tế, giáo dục và thực tế đã đạt được những thành tựu nhất định ở giai đoạn ban đầu. Mọi người dân đều có quyền đi học và được chăm sóc sức khỏe bao cấp của Nhà nước. Nhà nước không chỉ là người đầu tư xây dựng các hệ thống hạ tầng cho các loại hình dịch vụ này, đồng thời Nhà nước cũng là người tổ chức cung cấp dịch vụ. Nhiều người dân, với mức thu nhập thấp cũng có cơ hội tiếp cận với dịch vụ của Nhà nước. Hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu của Việt nam đã được cộng đồng quốc gia và quốc tế đánh giá cao trong những năm 60, 70 và 80.

Nhiều loại hình dịch vụ khác như các loại dịch vụ văn hóa, thơng tin; các loại dịch vụ chiếu sáng công cộng, cung cấp điện, nước, thu dọn rác thải trong các thành phố và một số vùng nơng thơn được thực hiện bởi chính Nhà nước. Điều đó thể hiện nguyện vọng của Nhà nước ta là đưa các loại dịch vụ cơng ích cho tồn xã hội.

Sự tăng trưởng dân số quá nhanh; sự hạn chế về năng lực tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động cung cấp và đặc biệt khi chúng ta chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc cung cấp dịch vụ cơng ích cho tồn xã hội đã đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết. Sự bao cấp của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực hầu như bị xóa bỏ. Nguồn ngân sách nhà nước giành bao cấp cho các hoạt động này thu hẹp lại. Chất lượng cung cấp giảm. Nhà nước đã quyết định để hàng loạt hoạt động cung cấp dịch vụ cơng ích dần chuyển sang cơ chế thị trường. Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể khác nhau của xã hội cùng tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ cơng ích. Những cơ sở cung cấp dịch vụ cơng ích của Nhà nước trước đây cũng

dần chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết, quảm lý của Nhà nước. Đây là một bước chuyển quan trọng trong hoạt động cung cấp dịch vụ cơng ích ở nước ta cũng như nhiều nước khác. Vấn đề xã hội hóa các hoạt động cung cấp dịch vụ cơng ích đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi quốc gia như đã nêu trên. Những vấn đề gì các thành phần kinh tế khác khơng tham gia vì khơng có hiệu quả kinh tế, khơng có lợi nhuận thì Nhà nước phải đảm nhận; những lĩnh vực nào có thể xã hội hóa, Nhà nước có chính sách khuyến khích để các thành phần khác tham gia. Đồng thời thơng qua đó mà địi hỏi việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ cơng ích hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.

Lĩnh vực nhà ở. Ở nước ta lĩnh vực này gắn liền với các vấn đề sử dụng

đất và sở hữu nhà. Trong nhiều năm. Chúng ta cung cấp nhà cho các đối tượng khác nhau dựa vào quỹ nhà ở của Nhà nước. Sự thiếu quỹ nhà và thiếu vốn đã làm cho vấn đề nhà trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Đổi mới chính sách nhà ở của Nhà nước đã tạo điều kiện để nhân dân và Nhà nước cùng kết hợp để tăng quỹ nhà ở cho xã hội. Chính sách này đã có tác dụng thu hút sự tham gia của nhân dân cũng như các thành phần kinh tế khác tham gia tự tạo ra nhà ở. Bộ mặt của các thành phố, nơng thơn đã có nhiều thay đổi.

Song cũng như nhiều quốc gia khác, vấn đề nhà ở cho người nghèo trở thành một trong những chính sách quan trọng của quốc gia và đặc biệt chính quyền đơ thị. Nhiều loại nhà giá thấp đều phải được xây dựng để án hoặc cấp cho những người có thu nhập thấp để giải phóng các khu nhà ổ chuột. Vấn đề xây dựng các khu vực cho người nghèo được tiến hành bằng ngân sách của Nhà nước có sự hỗ trợ của các tổ chức từ thiện, nhân đạo, sự đóng góp của các thành phần kinh tế. Việc xây dựng nhà cho người nghèo của nhiều nước không phải là xây dựng những nhà cấp 4 như trước đây, mà phải đảm bảo cho dân nghèo được tiếp cận với tiện nghi

trung bình tiên tiến của xã hội. Việc thành lập quỹ hỗ trợ nhà cho người nghèo là một hoạt động phổ biến hiện nay của các quốc gia.

Vấn đề xử lý chất rắn thải. Cần khẳng định, đây là một loại hình cần

phải được xã hội hố dưới nhiều hình thức khác nhau. Có những hoạt động của các tổ chức nhà nước; có những hoạt động dựa trên nguyên tắc hợp đồng giữa Nhà nước và các tổ chức kinh tế khác. Song hoạt động này dù theo hình thức hợp đồng các dạng khác vẫn là những hoạt động địi hỏi có sự trợ cấp của Nhà nước; nhân dân đóng góp một khoản tiền nhất định cho việc cung cấp dịch vụ này. Khó có thể xác định giá cần phải trả của cơng dân vì mức độ rác thải ra và khơng có cách để xác định khối lượng thực tế của nó. Nhiều nước, vấn đề thu gom rác là việc của cộng đồng, còn Nhà nước nhận việc vận chuyển rác đến nơi xử lý rác. Một số thành phố ở nước ta cũng đã dần đưa người dân tham gia vào việc thu gom rác, song chưa trở thành ý thức tự giác hàng ngày của người dân đô thị.

Một trong những vấn đề quan trọng của loại dịch vụ này là xử lý rác. Đa số các quốc gia vẫn phải sử dụng phương pháp chôn rác; một số quốc gia xử lý bằng cách đốt. Tất cả mọi biện pháp đều là những thách thức đối với chính quyền đơ thị. Quỹ đầu tư của Nhà nước cho việc xử lý rác cần được kết hợp với nhiều lợi ích kinh tế khác như: phân bón cho nơng nghiệp, một số kim loại, vật liệu.

Dịch vụ cung cấp điện, nước sinh hoạt là một dịch vụ cơng ích quan

trọng của đời sống xã hội, không chỉ ở các thành phố lớn mà cịn ở nơng thơn. Các chính sách về điện khí hố nơng thơn cũng như các chương trình nước sạch nơng thôn nhằm đảm bảo khoảng 80% nhu cầu dân số nông thôn được tiếp cận với nước sạch thể hiện nhu cầu điện và nước của xã hội ngày càng gia tăng. Nhà nước ta hiện nay là người cung cấp các dịch vụ về điện và nước cho xã hội. Nhà nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất điện và nước cũng như Nhà nước là người tổ chức cung cấp điện, nước. Điều này địi hỏi phải có sự thay đổi quan trọng trong phương thức

quản lý các dịch cụ này trên cơ sở các nguyên tắc của cơ chế thị trường; không để những doanh nghiệp được Nhà nước giao cho việc tổ chức cung cấp dịch vụ điện, nước trở thành tổ chức độc quyền dẫn đến cửa quyền. Cần phân định, thơng báo và có sự kiểm sốt chặt chẽ đối với các doamh nghiệp được Nhà nước giao cho cung cấp dịch vụ này. Sự kiểm tốn phải được định kỳ thơng báo cho mọi đối tượng có nhu cầu về điện, nước biết. Những tổn thất do yếu kém về năng lực quản lý, do thiếu trách nhiệm để thất thốt khơng thể buộc những người hưởng dịch vụ phải trả, trong khi những người cung cấp dịch vụ có mức thu nhập quá cao so với xã hội và không chịu trách nhiệm về sự yếu kém về năng lực và trình độ quản lý của chính mình.

Khách hàng của những loại dịch vụ này sẽ trả cho dịch vụ theo nguyên tắc dùng nhiều trả nhiều, dùng ít trả ít.Trong trường hợp ở nước ta, khả năng cung cấp điện còn hạn chế, những người dùng nhiều phải trả nhiều hơn người dùng ít là chưa hợp lý. Trong nền kinh tế thị trường bình đẳng, nên chỉ có một loại giá. Có như vậy mới đảm bảo tính cơng bằng xã hội trong tiêu dùng loại dịch vụ này. Nhà nước cần loại bỏ mọi hình thức bao cấp cho việc sử dụng điện, nước. Mọi đối tượng sử dụng điện, nước (không kể cơ quan nhà nước hay tư nhân) đều phải trả tiền nước điện nước và ghi vào hố đơn. Điều đó mới tạo điều jiện kiểm tốn chính xác hoạt động của những doang nghiệp dịch vụ này.

Dịch vụ xử lý chất thải rắn, lỏng, nước mưa là hoạt động mang tính

chất bao cấp của nọi quốc gia hiện nay. Chi phí đầu tư của cơ sở hạ tầng của hệ thống nước mưa, khí, nước thải của các khu đơ thi thuộc ngân sách địa phương. Nhà nước cần khuyến khích nhân dân và các thành phần khác kinh tế tham gia vào việc tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động này được tiến hành. Nhà nước xử lý một cách nghiêm minh vấn đề xử lý chất thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thốt khí,nước thải chung. Đây cũng là một biện pháp đảm bảo hệ thống xử lý chất thải khí, lỏng hoạt động có hiệu quả. Các quốc gia đều rất quan tâm đến hệ thống

vệ sinh, hố xí tự hoại và xem đây như là một trong các chính sách cần khuyến khích để nhân dân xây dựng các cơng trình vệ sinh hợp lý và đảm bảo an tồn hơn cho hệ thống thoát nước thải.

Dịch vụ vận tải hành khách công cộng trong các thành phố lớn là một

vấn đề khó khăn hiện nay. Trong khi hệ thống hạ tầng giao thông đô thị tăng chậm, nhu cầu đi lại và sự phát triển ô tô, xe máy cá nhân ngày một gia tăng đã làm cho tình hình ùn tắc giao thơng trở nên trầm trọng. Chính quyền các đơ thị lớn rất quan tâm đến việc tổ chức giao thông công cộng, nhưng vẫn không đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là những quốc gia với nền kinh tế phát triển chậm; chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế thị trường như nước ta, vấn đề tổ chức giao thông đô thị chưa thực sự thu hút sự chú ý của chính quyền đơ thị cũng như cơng dân. Người dân đơ thị vẫn thích sử dụng phương tiện giao thơng cá nhân (xe đạp, xe máy) là chủ yếu.Tính hấp dẫn của giao thơng đơ thị chưa cao, không phải về giá cả (như một số nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa trước đây cho rằng bù giá cho giao thông công cộng đô thị là giải quyết được giao thông đô thị, giảm phương tiện cá nhân), điều quan trọng hơn là sự không thuận tiện cho một số đông dân cư. Do chúng ta thiếu quy hoạch tổng thể trong nhiều năm; sự phân tán và không kết hợp của các công đồng dân cư với các cơ sở dịch vụ khác đã không tạo ra một mạng lưới giao thông đô thị hợp lý. Đây cũng là một bài học cho các thành phố ra đời sau này. Cần có quy hoạch tổng thể cả các khu dân cư; đường giao thơng; khu dịch vụ để có thể cho ra đời được những mạng dịch vụ giao thông hấp dẫn, thuận lợi. Cần phải đảm bảo cho các dự án quy hoạch tổng thể các thành phố có hiệu lực thực hiện để tránh những thiệt hại về kinh tế sau này.

Dịch vụ chiếu sáng cơng cộng. Là loại hình do Nhà nước quản lý và

tổ chức cung cấp. Đây là loại dịch vụ khơng có khả năng thu hồi vốn. Nhà nước phải sử dụng vốn nhân sách để đáp ứng loại dịch vụ này. Nhưng trên nguyên tắc

dịch vụ trọn gói, Nhà mước có thể kí hợp đồng cho các doanh nghiệp khác nhau để tổ chức cung cấp dịch vụ chiếu sáng trên những tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể. Sử dụng năng lực quản lý của các doang nghiệp khác nhau; sử dụng những thành tựu khoa học cơng nghệ, các nhà hợp đồng có thể lựa chọn các phương pháp chiếu sáng cộng đồng khác nhau để đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật, nhưng vẫn có lợi nhuận. Để khuyến khích hoạt động này, những chính sách ưu đãi về tài chính như miễn thuế cho việc nhập khẩu các loại công nghệ chiếu sáng; miễn, giảm thuế thu nhập,v.v…  Dịch vụ chăm sóc sức khỏe của xã hội. Đây là một trong những vấn

đề đang có nhiều quan điểm khác nhau khi chuyển sang cơ chế thị trường. Một mặt, Nhà nước đã cho phép tiếp cận các loại dịch vụ này theo cơ chế thị trường - người có nhu cầu dịch vụ trả tiền cho các loại dịch vụ đó theo giá cả quy định của nhà nước (thực chất là giá cả do các cơ sở cung cấp dịch vụ quy định). Sự chuyển đổi này cũng đã tạo cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe có nhiều thay đổi và người dân tìm được dịch vụ theo ý muốn. Cũng chính sự ra đời phương thức dịch vụ như trên đã tạo ra một sự cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ; tạo điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhưng mặt trái của cơ chế này cũng đang gây ra nhiều nhức nhối cho xã hội. Nhà nước cần phải có chính sách xây dựng những cơ sở chăm sóc sức khỏe cho người có tu nhập thấp cũng như xây dựng nhà ở đã nêu trên. Phải lam sao đẻ có chính sách cho cả người cung cấp dịch vụ tại đó đẻ họ tực hiện trách nhiêm “lương y như từ mẫu”. Mặt khác, cần tăng cường hiệu lực của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe băng quỹ bảo hiểm và thực sự để người có bảo hiểm được chăm sóc.

 Vấn đề dịch vụ giáo dục. Chúng ta khơng thừa nhận thị trường hóa nền giáo dục, nhưng trên thực tế nền giáo dục đang từng bước thị trường hóa. Điều này thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau của hệ thống giáo dục hiện nay từ mẫu giáo, mầm non đến đào tạo đại học và trên đại học.

Quản lý nhà nước vấn đề phát triển giáo dục nói chung và dịch vụ giáo dục cho toàn xã hội là một vấn đè rất quan trọng nhăm đảm bảo cho toàn xã hội là một vấn đè rất quan trọng nhằm đảm bảo cho sự nghiệp”trồng người” của mọi quốc gia. Ở nước ta, ngay cả những lúc khó khăn nhất, Nhà nước cũng đã quan tâm đén phát triển giáo dục. Nhiều thành quả giáo dục đã đạt được và góp phần rất quan trọng vào sự thành cơng của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng những nền tảng ban đầu cho sự nghiệp tiến lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, với sự đòi hỏi khắt khe của thị trường về lao động, vấn đề giáo dục ở nước ta đã, đang bộc lộ một số vấn đề:

- Nạn mù chữ trở lại. Có trên 9% dân số mù chữ; chưa phổ cập tiểu học; tý lệ sinh viên thấp; tý lệ lao đọng qua đào tạo chỉ đạt 10%; thiếu cán bộ có năng lực, lao động có tay nghề….

- Cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu xã hội, cơ cấu vùng của đội ngũ sinh viên, học sinh các trường đại học và chuyên nghiệp chưa hợp lý. Một số nghành cần cho sự phát triển kinh tế của đất nước lại q ít người vào học; quy mơ đào tạo

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước đối với các DỊCH vụ tư vấn và CÔNG ÍCH (Trang 36 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)