Thực hiện điều −ớc

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT QUỐC TẾ (Trang 95)

Trong quá trình thực hiện điều −ớc, các thành viên điều −ớc phải giải quyết một số vấn đề nh−: giải thích, đăng ký và cơng bố điều −ớc, thi hành và bảo đảm thực hiện điều −ớc.

1. Giải thích điều −ớc

Việc áp dụng các điều khoản của một điều −ớc đòi hỏi các bên phải hiểu đúng và chính xác các quy định của điều −ớc. Chính địi hỏi đó dẫn đến việc phải giải thích điều −ớc. Đặc biệt vấn đề giải thích cần đ−ợc thực hiện đối với những điều khoản mà các bên ký kết có những ý kiến bất đồng về ý nghĩa của chúng.

Giải thích điều −ớc là việc xác định t− t−ởng và nội dung đích thực của điều −ớc cũng nh− các điều khoản riêng biệt của điều −ớc.

Giải thích điều −ớc có quan hệ chặt với việc thực hiện điều −ớc. Cho đến nay quan điểm chung về Luật quốc tế đều thừa nhận rằng giải thích điều −ớc là một bộ phận của thực hiện điều −ớc. Sự khác biệt cơ bản giữa hai vấn đề này là: giải thích điều −ớc lấy việc xác định rõ nghĩa của văn bản làm mục tiêu, còn thực hiện điều −ớc lại chú trọng vào việc xác định hậu quả pháp lý của văn bản đối với các bên ký kết. Trong mọi tr−ờng hợp, muốn thực hiện đúng yêu cầu và có hiệu quả điều −ớc quốc tế, việc làm đầu tiên là giải thích chính xác, rõ ràng và cụ thể các điều khoản điều −ớc.

Chủ thể giải thích điều −ớc quốc tế có thể là các bên theo cách đơn ph−ơng, hoặc thoả thuận, các tổ chức quốc tế đ−ợc các bên lựa chọn...Tính chất và ý nghĩa pháp lý của việc giải thích phụ thuộc vào chủ thể giải thích. Khi các bên giải thích điều −ớc quốc tế là đơn ph−ơng thì việc đó khơng là cơ sở để các bên miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế (nếu sự giải thích đó là sai khơng, phù hợp) và khơng có giá trị pháp lý rằng buộc đối với bên khác. Khi giải thích điều −ớc quốc tế đ−ợc tiến hành trên cơ sở thoả thuận hoặc tổ chức quốc tế mà các bên lựa chọn có giá trị pháp lý rằng buộc đối với các bên, trừ tr−ờng hợp giải thích đó mâu thuẫn với các ngun tắc cơ bản của Luật quốc tế...

Giải thích điều −ớc quốc tế có thể là chính thức hoặc khơng chính thức.

Giải thích chính thức là giải thích của quốc gia tham gia ký kết điều −ớc (pháp luật mỗi quốc gia quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền giải thích điều −ớc) hoặc tổ chức quốc tế mà các bên tham gia điều −ớc quốc tế lựa chọn.

Giải thích khơng chính thức là giải thích của các cá nhân, pháp nhân... (nh− các luật gia, các cơ quan nghiên cứu pháp luật...).

Cách giải thích thơng dụng và có uy tín nhất hiện nay là giải thích chính thức. Các thành viên điều −ớc thảo luận và thống nhất giải thích (cơ quan ngoại giao thành lập cơ quan chuyên trách) và đ−ơng nhiên kết quả việc giải thích này là chính thức có giá trị pháp lý đối với các bên.

Mục đích giải thích điều −ớc là làm rõ nghĩa của các điều khoản của điều −ớc. Điều −ớc quốc tế đ−ợc giải thích theo các ph−ơng pháp khác nhau tuỳ thuộc vào các quy định của điều −ớc về giải thích và vào hồn cảnh của các bên khi ký kết và thực hiện, cũng nh− các lĩnh vực mà các điều khoản điều −ớc điều chỉnh. Các ph−ơng pháp giải thích chủ yếu gồm: giải thích văn phạm, giải thích theo lơgíc, giải thích theo lịch sử, giải thích theo thực tiễn và giải thích theo tài liệu trủ bị.

Giải thích điều −ớc theo văn phạm là giải thích đ−ợc tiến hành theo cơ sở phân tích văn bản, cấu tạo câu văn, nghĩa của từ, nguồn gốc ngôn ngữ.

Giải thích theo lơgíc là cách giải thích bằng cách giải thích điều −ớc trên cơ sở so sánh các điều khoản của điều −ớc với toàn bộ nội dung của điều −ớc theo trật tự lơgíc.

Giải thích theo ph−ơng pháp lịch sử là việc giải thích văn bản điều −ớc trên cơ sở phân tích hồn cảnh lịch sử lúc đàm phán (quan hệ giữa các bên và bối cảnh thế giới nói chung).

Giải thích thực tiễn là giải thích văn bản điều −ớc trên cơ sở xem xét thực tế khả năng thực hiện các quy định của điều −ớc. Ph−ơng pháp này đ−ợc áp dụng để giải thích điều −ớc đa ph−ơng.

Giải thích tài liệu trù bị là giải thích dựa trên cơ sở những tài liệu trù bị liên quan tới việc ký kết điều −ớc nh−: th−, điện tín trao đổi giữa các bên, bản thảo....để xác nhận rõ thêm ý định của các bên ký kết.

2. Đăng ký và công bố điều −ớc quốc tế

Trên thực tế, vấn đề đăng ký điều −ớc quốc tế đ−ợc tiến hành từ đầu thế kỷ XX trở lại đây. Hiện nay việc đăng ký điều −ớc quốc tế do Ban th− ký của Liên Hợp Quốc đảm nhiệm. Điều 102 Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc quy định: “mọi điều −ớc và công −ớc quốc tế do bất cứ thành viên nào của Liên Hợp Quốc ký kết, sau khi Hiến ch−ơng này có hiệu lực phải đ−ợc đăng ký tại Ban th− ký và Ban này công bố càng sớm càng tốt”.

Về nguyên tắc, điều −ớc đăng ký hoặc khơng đăng ký đều có giá trị pháp lý nh− nhau nếu các điều −ớc này thoả mãn các điều kiện để chúng có hiệu lực. Vì vậy, việc đăng ký điều −ớc quốc tế hay không đăng ký điều −ớc quốc tế thuộc thẩm quyền của mỗi quốc gia. Tuy vậy, Điều 102 Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc quy định rằng: “Nếu nh− không đăng ký theo khoản 1 Điều này thì khơng một bên nào của điều −ớc đ−ợc quyền viễn dẫn điều −ớc đó tr−ớc Liên Hợp Quốc”.

Việc đăng ký điều −ớc là thẩm quyền của mỗi quốc gia ký kết trên cơ sở pháp Luật quốc gia đó và Luật quốc tế về vấn đề này. Ví dụ, Điều 21 Pháp lệnh đã nêu quy định: “Bộ Ngoại giao tiến hành đăng ký tại Ban th− ký Liên Hợp Quốc hoặc tại các tổ chức quốc tế khác điều −ớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết”.

Công bố điều −ớc là việc các quốc gia ký kết phổ biến điều −ớc tr−ớc nhân dân bằng các ph−ơng tiện thơng tin đại chúng phù hợp (Ví dụ, báo chí, cơng báo..).

Mục đích của việc cơng bố điều −ớc quốc tế là xố bỏ chính sách ngoại giao bí mật và thơng báo tr−ớc cộng đồng nội dung điều −ớc quốc tế.

3. Thi hành và bảo đảm thực hiện điều −ớc

Thi hành điều −ớc là việc các bên thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp lý mà họ đã cam kết.

Điều −ớc quốc tế tự nó khơng phải nguồn của pháp luật trong n−ớc. Các quy phạm điều −ớc là các quy phạm pháp Luật quốc tế chứ không phải là Luật quốc gia. Bởi thế, sau khi điều −ớc quốc tế phát sinh hiệu lực, việc thực thi điều −ớc trên lãnh thổ các n−ớc thành viên do chính các quốc gia đó quyết định, nếu các điều −ớc khơng có các quy định khác. Vì vậy, muốn thực hiện các quy định của điều −ớc quốc tế, các quốc gia thành viên phải chuyển hoá điều −ớc quốc tế vào pháp Luật quốc gia. Hay nói cách khác, việc thi hành điều −ớc đ−ợc thực hiện qua sự chuyển hố điều −ớc quốc tế.

Có hai ph−ơng pháp chuyển hoá điều −ớc quốc tế vào pháp Luật quốc gia đ−ợc áp dụng: viễn dẫn áp dụng điều −ớc (kèm theo công bố điều −ớc tr−ớc công luận) và ban hành các văn bản pháp Luật quốc gia có nội dung t−ơng ứng. Cách thứ nhất th−ờng đ−ợc áp dụng với các điều −ớc quốc tế song ph−ơng hoặc đa ph−ơng nh−ng khơng mang tính chất phổ biến. Trong khi đó cách thứ hai lại đ−ợc áp dụng với các điều −ớc quốc tế phổ biến (Ví dụ nh− các cơng −ớc về quyền con ng−ời).

Trong thực tiễn có nhiều tr−ờng hợp có sự khác nhau giữa Luật quốc gia với điều −ớc quốc tế.

Hiện nay, pháp luật của hầu hết các n−ớc trên thế giới đều quy định rằng: nếu các quy định của pháp Luật quốc gia trái với các quy định của điều −ớc quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc tham gia, thì áp dụng các quy định của điều −ớc quốc tế. Trong một số văn bản pháp luật của Việt Nam nh−: Luật quốc tịch, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự, Pháp lệnh hải quan, Pháp lệnh Lãnh sự, Pháp lệnh Xuất nhập cảnh.... cũng có các quyđịnh nh− vậy.

Đảm bảo thực hiện điều −ớc quốc tế là việc áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa sự vi phạm điều −ớc quốc tế từ phía các bên ký kết. Các biện pháp đó có thể do chính các bên thực hiện (biện pháp này có thể quy định trong điều −ớc, ví dụ, nếu vi phạm phải chịu các hình phạt t−ơng ứng); hoặc do các chủ thể khác thức hiện (đó là cam kết của các quốc gia tham gia điều −ớc về việc bảo trợ việc thực thi điều −ớc từ các bên ký kết....); hoặc do tổ chức quốc tế (quy chế của tổ chức quốc tế); hoặc theo các quy định đ−ợc thể hiện chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế.

câu hỏi h−ớng dẫn học tập

1. Thế nào là Luật điều −ớc quốc tế?

2. Hãy nêu các loại nguồn của Luật điều −ớc quốc tế? 3. Hãy cho biết khái niệm điều −ớc quốc tế?

4. Hãy nêu trình tự ký kết điều −ớc quốc tế?

5. Thế nào là điều −ớc quốc tế khơng hợp pháp, điều −ớc bị đình chỉ hiệu lực, điều −ớc hết hiệu lực và điều −ớc bị huỷ bỏ?

6. Các công đoạn thực hiện điều −ớc đ−ợc tiến hành ra sao?

Ch−ơng V

dân c− trong Luật quốc tế

I. khái niệm dân c− trong Luật quốc tế hiện đại

Dân c−, trong Luật quốc tế hiện đại, đ−ợc hiểu là tổng hợp những ng−ời sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định và phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó.

Dân c− thuộc bất cứ quốc gia nào đều bao gồm:

- Cơng dân của n−ớc đó (chiếm đại bộ phận dân c− n−ớc đó);

- Ng−ời ngồi n−ớc (ng−ời mang quốc tịch n−ớc ngồi hoặc khơng mang quốc tịch).

Địa vị pháp lý của dân c− ở các n−ớc khác nhau khơng giống nhau phụ thuộc vào chế độ chính trị-xã hội, vào trình độ phát triển của từng quốc gia, vào yếu tố văn hoá v.v... Hơn thế nữa, địa vị pháp lý của những nhóm dân c− khác nhau của các n−ớc: cơng dân của n−ớc đó; ng−ời ngoài n−ớc bao gồm ng−ời mang quốc tịch n−ớc ngoài, ng−ời mang hai hay nhiều quốc tịch, và ng−ời không mang quốc tịch, có sự khác biệt rõ rệt. Thơng th−ờng bộ phận dân c− là công dân của n−ớc đó đ−ợc h−ởng quyền và phải gánh vác nghĩa vụ một cách đầy đủ nhất so với bộ phận dân c− khác.

Địa vị pháp lý của dân c− mỗi quốc gia đ−ợc điều chỉnh bởi pháp Luật quốc gia đó. Tuy nhiên, có một số vấn đề liên quan đến dân c− có thể đ−ợc điều chỉnh trên cơ sở các điều −ớc quốc tế: vấn đề quyền con ng−ời và bảo vệ các dân tộc thiểu số, vấn đề địa vị pháp lý của các cá nhân khơng mang quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, quy chế pháp lý đối với ng−ời n−ớc ngoài và quyền c− trú v. v...Mặc dù vậy, để các qui phạm điều −ớc đ−ợc áp dụng trong phạm vi lãnh thổ các n−ớc ký kết hoặc tham gia điều −ớc, các quốc gia đó phải ban hành các văn bản cụ thể hoá hoặc văn bản pháp lý riêng biệt nhằm nội luật hoá nội dung điều −ớc.

Khi xem xét thành phần dân c− cũng nh− địa vị pháp lý của những nhóm dân c− khác nhau, ng−ời ta xác định dựa trên yếu tố quốc tịch. Quốc tịch là vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, khi thực hiện chủ quyền của mình, mỗi

quốc gia phải tôn trọng pháp luật và tập quán quốc tế đ−ợc thừa nhận rộng rãi, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, tôn trọng các cam kết quốc tế trên tinh thần chung: mỗi quốc gia sẽ quy định bằng luật của mình ai là cơng dân n−ớc mình (luật này phải phù hợp với các điều −ớc quốc tế, các nguyên tắc pháp lý về vấn đề quốc tịch đ−ợc thừa nhận).

II. quốc tịch

1. Khái niệm quốc tịch

Xét d−ới khía cạnh lịch sử, quốc tịch là khái niệm mới ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên chủ nghĩa t− bản. Nó xuất hiện cùng với những t− t−ởng tiến bộ của các mạng t− sản.

Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chủ nơ đ−ợc coi là ng−ời có đầy đủ quyền do nhà n−ớc ban cho, trong đó có quyền đ−ợc sở hữu và bóc lột những ng−ời nơ lệ. Tuyệt đại đa số những ng−ời lao động là nô lệ, là thứ"cơng cụ lao động biết nói" thuộc quyền sở hữu của giai cấp chủ nô.

Trong chế độ phong kiến, địa vị pháp lý của ng−ời lao động đ−ợc cải thiện hơn so với chế độ chiếm hữu nô lệ. Họ không thuộc quyền sở hữu của giai cấp phong kiến nh−ng vẫn bị trói buộc vào ruộng đất của bọn lãnh chúa và địa chủ. Họ là "thần dân" của vua chúa với chút ít quyền thuộc về cá nhân, nh−ng khơng đ−ợc h−ởng quyền chính trị, khơng đ−ợc tham gia vào bộ máy nhà n−ớc phong kiến.

Trong thời kỳ phát triển của chủ nghĩa t− bản, giai cấp t− sản đã đ−a ra nhiều quan điểm, t− t−ởng tiến bộ trong đó có chế định quốc tịch để lôi cuốn quần chúng lao động làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập và củng cố nền thống trị của giai cấp t− sản. Chế định quốc tịch thay cho chế định thần dân d−ới chế độ phong kiến, đánh dấu b−ớc tiến bộ trong lịch sử. Ng−ời dân thời kỳ này đ−ợc gọi là "công dân" với nhiều quyền hơn so với tr−ớc, trong đó có cả quyền chính trị và dân sự. Pháp luật của hầu hết các n−ớc t− sản đều thừa nhận quyền tự do và bình đẳng của cơng dân. Tuy nhiên, ng−ời lao động đ−ợc h−ởng quyền công dân và bình đẳng về hình thức, cịn trên thực tế, giai cấp thống trị là giai cấp t− sản nắm trong tay các t− liệu sản xuất chủ yếu mới đ−ợc h−ởng thực chất các quyền đó.

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, chế định quốc tịch mang nội dung hồn tồn mới. Hình thành các quan hệ mới mang tính chất chính trị-pháp luật vững chắc giữa Nhà n−ớc và công dân trên cơ sở chế độ công hữu về t− liệu sản xuất hoặc đa dạng hoá các chế độ sở hữu t− liệu sản xuất, ng−ời loa động có cơ hội bình đẳng về chính trị xã hội, văn hố... Nhà n−ớc ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở

pháp lý bình đẳng đối với các cơng dân n−ớc mình và đảm bảo quá trình thực hiện pháp luật trên nguyên tắc "mọi ng−ời dân đều bình đẳng tr−ớc pháp luật".

Tóm lại, quốc tịch là mối liên hệ pháp lý vững chắc giữa cá nhân với một Nhà n−ớc nhất định, thể hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của ng−ời đó do pháp luật Nhà n−ớc quy định và bảo đảm thực hiện, ở quyền tài phán của Nhà n−ớc đối với cơng dân n−ớc mình.

Quốc tịch là hiện t−ợng pháp lý mang tính chất giai cấp. Dựa trên cơ sở quốc tịch, ng−ời ta xác định các thành phần dân c− khác nhau và áp dụng các chế độ pháp lý có thể khác nhau trên cơ sở ý chí của giai cấp cầm quyền, bằng các quy định của pháp luật.

Mối liên hệ pháp lý cá nhân với Nhà n−ớc mà họ mang quốc tịch có những đặc điểm sau:

- Có tính bền vững, ổn định;

- Cá nhân có quyền và nghĩa vụ nhất định của công dân trong trong quan hệ với Nhà n−ớc mình;

- Nhà n−ớc có quyền và nghĩa vụ nhất định trong quan hệ với cơng dân n−ớc mình.

Trong những đặc điểm trên, đặc điểm về "tính bền vững, ổn định" là quan

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LUẬT QUỐC TẾ (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)