II. nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
5. Ngun tắc hồ bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
Nguyên tắc này đ−ợc hình thành từ đầu thế kỷ XX và đ−ợc thừa nhận nh− một nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế trong Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc. Và sau đó, nguyên tắc này đ−ợc củng cố trong một loạt các điều −ớc quốc tế song ph−ơng và đa ph−ơng khác.
Nguyên tắc này, về nội dung, có liên quan mật thiết với ngun tắc khơng đ−ợc dùng sức mạnh và đe doạ sử dụng nó trong quan hệ quốc tế. Bởi vì, việc các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp giữa họ với nhau bằng biện pháp
hồ bình cũng là cơ sở để các quốc gia tuân thủ cam kết không sử dụng sức mạnh và đe doạ sử dụng nó.
Tuy nhiên hai nguyên tắc này vẫn tồn tại một cách độc lập, bởi mỗi nguyên tắc có những nội dung riêng của mình. Hơn thế, khi vi phạm nguyên tắc hồ bình giải quyết các tranh chấp quốc tế thì ch−a hẳn có nghĩa là vi phạm ngun tắc không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng nó, song khi vi phạm ngun tắc sau thì ch−a chắc đã là vi phạm nguyên tắc đầu (Ví dụ một quốc gia tiến hành xâm l−ợc).
Theo Hiệp định Pari năm 1928, các quốc gia thành viên phải cam kết giải quyết các tranh chấp và xung đột giữa họ với nhau chỉ bằng các biện pháp hồ bình.
Theo tinh thần của Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc năm 1970, các quốc gia thành viên phải nhanh chóng và thiện chí giải quyết các tranh chấp giữa họ với nhau bằng biện pháp nh− đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, tổ chức quốc tế và các biện pháp khác. Các biện pháp ấy cần đ−ợc áp dụng trên tinh thần phù hợp với bối cảnh và tính chất của tranh chấp. Luật quốc tế không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng một biện pháp cụ thể nào. Điều đó có nghĩa là các bên tranh chấp có quyền thoả thuận chọn biện pháp giải quyết, song nếu không giải quyết đ−ợc bằng biện pháp này thì phải có nghĩa vụ lựa chọn biện pháp khác.
Trong thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia tồn tại rất nhiều tranh chấp quốc tế (trong đó đặc biệt là các tranh chấp về lãnh thổ). Các quốc gia thực tế đã áp dụng các biện pháp hòa bình giải quyết chúng một cách thành cơng trong rất nhiều tr−ờng hợp. Song cũng có tr−ờng hợp các quốc gia đã giải quyết tranh chấp không phải bằng biện pháp hồ bình mà bằng sức mạnh. Trong những tr−ờng hợp nh− vậy tranh chấp th−ờng vẫn cứ tồn tại có điều bối cảnh có thể thay đổi từ chỗ bất lợi cho bên này chuyển sang bất lợi cho bên khác. Song có điều chắc chắn rằng quốc gia đã áp dụng sức mạnh để giải quyết tranh chấp đã thể hiện tr−ớc cộng đồng nh− một chủ thể vi phạm nền tảng của trật tự pháp lý quốc tế.