PHẦN V : KHOÁNG
3. trong (Transparency), độ đục (Turbidity)
Có nhiều cách xác định trong và độ đục của nước, nhưng kỹ thuật phổ biến nhất cho việc nuôi thủy sản là sử dụng đĩa secchi để đo độ trong. Độ đục có thể được đo chính xác bằng cách sử dụng máy đo độ đục theo phương pháp Nephelometric. Ngồi ra có thể xác định lượng vật chất lơ lửng trong nước thơng qua lượng chất rắn hồ tan (TDS) và tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS).
46
3.1 Đo độ trong bằng đĩa Secchi
Đĩa secchi dạng hình trịn làm bằng vật liệu không thấm nước (inox, thiếc, tole...) chia đĩa làm 4 phần đều nhau, sơn hai màu đen và trắng xen kẽ nhau. Đĩa được treo trên một que hay trên một sợi dây có đánh dấu khoảng cách mỗi khoảng chia là 5 hoặc 10cm.
Khi đo, cầm đầu dây thả từ từ cho đĩa ngập nước và ghi nhận lần 1 khoảng cách từ mặt nước đến đĩa khi khơng cịn phân biệt được hai màu đen trắng trên mặt đĩa.Sau đó cho đĩa secchi sâu hơn vị trí vừa rồi và kéo lên đến khi vừa phân biệt được hai màu đen trắng, ghi nhận khoảng cách lần 2.
Độ trong của nước ao đo bằng đĩa secchi là trung bình của hai lần ghi nhận khoảng cách.
3.2 Đo độ đục bằng phương pháp Nephelometric
Thiết bị đo độ đục có các bộ phận dị ánh sáng được đặt ở vị trí vng góc (90o ) so với chùm tia tới được gọi là máy đo ánh sáng khuếch tán.
Phương pháp này được dựa trên việc so sánh cường độ ánh sáng tán sắc của mẫu (trong điều kiện xác định) với cường độ ánh sáng khuếch tán của mẫu chuẩn đối chứng trong điều kiện tương tự. Cường độ ánh sáng khuếch tán càng cao thì độ đục càng cao.Formazin polymer được sử dụng làm chất lơ lững trong mẫu chuẩn.Độ đục của nồng độ chất lơ lững bằng formazin được xác định đến 4000 NTU. Ngoài ra, một số thiết bị đo độ đục được thiết kế để xác định độ đục theo đơn vị mg/L (Model QWC- 22A-TOA, Nhật). Chất lơ lững tiêu chuẩn được sử dụng làm dung dịch đối chứng là Kaolin tinh chế (theo hệ thống cơng nghiệp Nhật bản-JIS). Có thể đo độ đục dễ dàng bằng các máy đo nêu trên.