Những vấn đề đặt ra và thành tựu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về PHẬT GIÁO và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO tại VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

Thứ nhất, từ năm 1981 đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Khi đề cập đến sự phát triển, có rất nhiều nguyên nhân để Giáo hội đạt được những thành quả to lớn, kế thừa xứng đáng 2.000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam. Trong thời gian qua, vị thế của Giáo hội ở trong nước cũng như trên thế giới ngày càng được phát triển ở tầm cao; các hệ phái, tăng ni, tín đồ đạo Phật có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Giáo hội.

Qua đó cho thấy, Giáo hội phát triển như ngày hôm nay được xây dựng trên nền tảng “Trí huệ - Kỷ cương”(4), “đồn kết, hồ hợp, dân chủ, trách nhiệm”, thuận lợi hay khó khăn được xây dựng trên yếu tố “con người”. Thông qua bức tranh tổng thể của sự phát triển trong nhiệm VII, mục tiêu hướng đến của tất cả thành viên Giáo hội, của tăng ni, tín đồ đạo Phật là phát huy những thành quả đạt được, khắc phục các tồn đọng, nâng cao ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm của từng thành viên trong thừa hành phật sự.

Nhìn chung, qua hơn 35 năm thành lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng đổi mới mọi mặt qua từng nhiệm kỳ để phát triển bền vững, xương minh đạo pháp, trang nghiêm Giáo hội; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam bằng chính trí huệ, kỷ cương, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm của các thành viên, tăng ni, tín đồ đạo Phật.

Thứ hai, các cấp Giáo hội đã kế thừa, phát huy những thành quả đạt được qua từng nhiệm kỳ, trong đó ln giữ vững truyền thống và văn hóa dân tộc cũng như của Phật giáo giáo Việt Nam. Với 7 nhiệm kỳ hoạt động, Giáo hội đã từng bước kiện toàn bộ máy, đổi mới về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, phát triển toàn diện các lĩnh vực hoạt động, có chiều rộng lẫn chiều sâu; chủ động hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực.

Thứ ba, trong thời gian qua, sự phát triển tổng thể về các mặt của cả hệ thống Giáo hội các cấp từ trung ương đến địa phương, nhưng vẫn cịn đó một số hạn chế nhất định. Đây là quy luật khách quan, có phát triển thì có hạn chế. Với quyết tâm của lãnh đạo Giáo hội, các hệ phái, tăng ni, tín đồ đạo Phật, các cấp Giáo hội đã tổ chức, triển khai các công tác phật sự một cách đồng bộ. Từ đó, các thành viên Giáo hội đã thấy biết được những mặt thuận lợi và không thuận lợi trong các hoạt động để cùng nhau chung lo phật sự. Từ ý nghĩa đó, có thể thấy rằng trí huệ, kỷ cương, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm luôn được phát huy cho từng công tác phật sự.

Thứ tư, hội nhập thế giới sẽ giúp Giáo hội bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về PHẬT GIÁO và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO tại VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w