Giáo hội đã cụ thể hóa đường hướng hội nhập và phát triển bền vững tinh thần tập trung dân chủ, bằng các nghị quyết, phương hướng

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về PHẬT GIÁO và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO tại VIỆT NAM (Trang 42 - 44)

vững tinh thần tập trung dân chủ, bằng các nghị quyết, phương hướng nhiệm vụ và các quyết sách khác. Chúng tôi nghĩ rằng, Giáo hội nhiệm kỳ VIII sẽ tổ chức, thực hiện các quyết sách thành công và đạt được hiệu quả cao nhất; sẽ hạn chế sự bất cập trong cơng tác điều hành, phối hợp đồng bộ, tính nghiêm túc thực thi nhiệm vụ, hiệu lực và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Phật giáo trong khoảng 2000 năm tồn tại cùng dân tộc Việt Nam, đã có nhiều đóng góp cho dân tộc trên nhiều phương diện, đã khẳng định được vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa, đạo đức, lối sống. Với triết lý nhân văn, được thể hiện qua tư tưởng từ bi, vô ngã, vị tha rất phù hợp với tình cảm, lối sống suy nghĩ thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, trách nhiệm đối với xã hội của người Việt nên Phật giáo đã được đơng đảo người Việt đón nhận và dần dần thực hiện phương thức sống theo tư tưởng giác ngộ, giải thoát trong đời sống và xã hội ngày càng sâu rộng. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, suốt một thời gian khá dài, Phật giáo luôn tỏ rõ là một tôn giáo gần gũi, có nhiều đóng góp tạo nên lịch sử hào hùng của dân tộc và góp phần khơng nhỏ xây dựng bản sắc văn hóa Việt Nam.

Hiện nay chúng ta cần cố gắng phát huy những vai trị tích cực của Phật giáo khơng chỉ ở mặt giá trị đạo đức tinh thần mà cịn có thể khai thác Phật giáo trong những chiến lược phát triển kinh tế. Như phát triển du lịch, văn hóa ở các địa điểm, cơ sợ thờ tự của Phật giáo như Chùa, Lễ hội… Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Phật giáo (như các cơng trình kiến trúc và điêu khắc, hội họa, âm nhạc, các lễ hội…) bởi các giá trị văn hóa này như một dịng chảy lặng lẽ, âm thầm nhưng có

khả năng to lớn về mặt tinh thần, là cội rễ, là một trong những điểm tựa tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó là hạn chế các mặt tiêu cực, đặc biết là mê tin dị đoan, để Phật giáo phát huy hết khả năng của mình, góp phần vào phát triển kinh tế xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Nghiên cứu về Phật giáo ở Việt Nam hiện nay có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng, bởi Phật giáo đang có ảnh hưởng rất lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghiên cứu Phật giáo sẽ giúp chúng ta có thể chủ động có những biện pháp hiệu quả để phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đó, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bùi Văn Hào, Tôn Giáo Học Đại Cương, NXB Đại Học Vinh, Nghệ An, 2018

2.Ngô Hữu Thảo (2004), Từ quan niệm duy vật lịch sử của C.Mác xem xét vấn đề tơn giáo ở nước ta. Tạp chí nghiên cứu Tơn giáo số 3.

3.Thích Thanh Tứ (2006), Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3.

4.Nguyên Thanh Tuấn, Biến đổi văn hóa đơ thị Việt Nam. Nxb Văn hóa thơng tin, Viện văn hóa

5.Vũ Minh Tuyên (2010), Cơ duyên tồn tại và Phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia.

6.Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia.

7.https://bdv.tuyenquang.dcs.vn/DetailView/2309/6/Doi-net- ve-dao-Phat-va-Giao-hoi-Phat-giao-Viet-Nam.html

8. Tham luận tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII

9. Theo chủ đề tại Mục 5 phần 2 Tông báo số 052/TB.HĐTS ngày 27/3/2017 của HĐTS GHPGVN

10. Thích Thiện Tống, tài liệu nghiên cứu “Trí huệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”, lưu hành nội bộ 2017

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về PHẬT GIÁO và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO tại VIỆT NAM (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w