Phát triển và xây dựng một Giáo hội kỷ cương là trách nhiệm của mỗi thành viên Kỷ cương là vấn đề mang tính bao quát nhiều góc

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về PHẬT GIÁO và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO tại VIỆT NAM (Trang 40 - 41)

của mỗi thành viên. Kỷ cương là vấn đề mang tính bao qt nhiều góc độ khác nhau, cần phải được hiểu là vấn đề chung, đòi hỏi sự quan tâm và tuân thủ của mọi người. Đây là một trong những giải pháp thiết yếu để mang lại trang nghiêm cho tự thân và trang nghiêm Giáo hội.

Kỷ cương cần được xem là một nếp sống, là tinh thần trách nhiệm của các thành viên được thể hiện qua thái độ sống, cung cách ứng xử và giao tiếp hàng ngày. Theo giáo lý Duyên khởi của Phật giáo, nếu tinh thần trách nhiệm này chưa được áp dụng đồng bộ thì sẽ có một bộ phận tăng ni, tín đồ đạo Phật có một nếp sống thiếu kỷ cương và ngược lại. Chúng tôi tin rằng, lãnh đạo Giáo hội sẽ nghiên cứu và vận dụng giáo lý Tứ Chánh cần để giải quyết vấn đề này để làm cho Giáo hội trang nghiêm vững mạnh, phát triển bền vững và hội nhập.

Vấn đề được đặt ra ở đây là kỷ cương khơng phải là một tín điều hay ước lệ hạn hẹp nào đó, người này thực thi, người khác thì khơng thực thi. Theo chúng tơi, Giáo hội đang phát triển và đang đẩy mạnh việc triển khai các hoạt động phật sự, nhưng nếu chỉ cần một thành viên duy ý chí, chủ quan trong hành xử, dùng danh nghĩa đồn kết nội bộ, để rồi có hành vi đi ngược lại định hướng của Giáo hội đề ra, không tuân thủ ý kiến chỉ đạo của Trung ương Giáo hội. Như thế là chủ động phát triển hay tạo thành một tiền lệ nguy hiểm trong thiết chế Giáo

Cho nên, theo chúng tôi, các công tác phật sự của nhiệm kỳ VIII, khi triển khai phật sự phải lấy nguyên tắc kỷ cương làm chính, tính chấp hành và phục tùng trong hệ thống tổ chức của Giáo hội cần được quán triệt một cách sâu sắc. Bởi vì, kỷ cương sẽ tạo nên những hoạt động mang tính đồng bộ, có nề nếp, mang tính chiều rộng lẫn chiều sâu. Nếu hoạt động khơng kỷ cương sẽ tạo thành những hoạt động mang tính tự phát, chấp vá và vơ tổ chức. Lịch sử đã để lại cho chúng ta những bài học vơ giá về tính có kỷ cương hay khơng có kỷ cương. Phật giáo phát triển đạt đến đỉnh cao hay suy thoái về mặt tổ chức, xuất phát điểm cũng từ yếu tố này.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về PHẬT GIÁO và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO tại VIỆT NAM (Trang 40 - 41)