Giải pháp phát triển bền vững Giáo hội Phật giáo Việt Nam:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về PHẬT GIÁO và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO tại VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

Giáo hội đã thành công vượt bậc trong lĩnh vực này. Một vấn đề được đặt ra khi hội nhập thế giới, các thành viên Giáo hội vận dụng trí huệ ra sao, thực hiện bản lĩnh như thế nào để thấy biết những thuận lợi, thách thức khi hội nhập và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Giáo hội? Đây là câu hỏi lớn, chúng tôi tin tưởng rằng, với kinh nghiệm qua hơn 35 năm, lãnh đạo Giáo hội sẽ nghiên cứu và hoạch định chiến lược tổng thể. Nếu cá nhân, hoặc nơi này nơi khác có tư tưởng chủ quan, duy ý chí thì trong q trình hội nhập thế giới có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Phật giáo Việt Nam bị xói mịn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngồi.

Thứ năm, vấn đề chất lượng và số lượng đội ngũ tăng ni trẻ luôn được lãnh đạo Giáo hội qua từng nhiệm kỳ quan tâm, đặc biệt là công tác nhân sự kế thừa. Bởi vì, nhân sự sẽ quyết định sự “thành - bại” các hoạt động của Giáo hội và đã được lãnh đạo Giáo hội luôn quan tâm, luôn bồi dưỡng để đào tạo nguồn nhân sự trẻ kế cận có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn và chuyên sâu cho từng lĩnh vực cụ thể. Có thể thấy từng bước Giáo hội đã khắc phục sự “thừa - thiếu”, “lượng - chất” trong công tác nhân sự, đẩy mạnh công tác quy hoạch và định hướng phát triển lâu dài của bộ máy Giáo hội các cấp.

Thứ sáu, phát triển bền vững và hội nhập là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay, nhưng trên nền tảng nào? Đây là một câu hỏi lớn. Chúng tôi rất hoan hỷ khi Giáo hội đã mạnh dạn nhìn vào thực tế, đưa ra chủ đề Đại hội VIII “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển” để làm định hướng phát triển cho nhiệm kỳ VIII và các nhiệm kỳ tiếp theo. Như vậy, Giáo hội đưa ra chủ đề Đại hội đã tiếp tục xác định quá khứ tốt đẹp luôn là nền tảng vững chắc, là động lực, là sức mạnh để làm cho đạo pháp xương minh, hướng đến một tương lai tốt đẹp.

3.2.2. Giải pháp phát triển bền vững Giáo hội Phật giáoViệt Nam: Việt Nam:

Từ lý luận và thực tiễn, thời gian qua đã, đang có hiện tượng một bộ phận tăng ni trẻ và tín đồ đạo Phật dễ bị tác động bởi đời sống vật chất; khi đối diện với từng vấn đề, sự kiện cụ thể khơng dùng trí huệ (sự biết - hiểu - thấy minh bạch và tường tận) để giải quyết vấn đề.

Ngun nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu là trong sinh hoạt và tu học, họ có biểu hiện xa rời Giáo pháp, Giới luật và pháp luật Nhà nước; xu thế hội nhập sâu rộng với thế giới có sự đan xen của đa văn hố theo hai chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Qua từng vấn đề cụ thể, đã giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo, những kinh nghiệm q báu trong quản lý và điều hành.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về PHẬT GIÁO và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO tại VIỆT NAM (Trang 39 - 40)