Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG DỊCH vụ QUẢN lý vận HÀNH NHÀ CHUNG cư tại VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 95 - 100)

- Giữ bí mật thơng tin mà mình biết được trong thời gian làm dịch vụ, nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định Bên

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

- Giải pháp đầu tiên để các văn bản pháp luật mang tính khả thi cao, khơng bị thiếu các nội dung cần thiết hay không bị mâu thuẫn với các văn bản pháp luật điều chỉnh cùng lĩnh vực là nâng cao năng lực của đội ngũ soạn thảo văn bản pháp luật. Quy trình soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật, đặc biệt là luật và nghị định rất chặt chẽ. Các cơ quan tham gia soạn thảo, thẩm định, thẩm tra… thực hiện công việc tương đối độc lập để có thể đưa ra các ý kiến một cách khách quan. Bên cạnh việc nâng cao năng lực cho cán bộ xây dựng pháp luật, việc đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện là cần thiết. Đội ngũ cán bộ được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện pháp ḷt có chun mơn sẽ nhìn nhận bao qt hơn về phạm vi giám sát.

- Kiện toàn hệ thống pháp luật, đề cao công tác xây dựng pháp luật, tránh sự chồng chéo, ḷt ban hành ra mà khó thực hiện, khơng khả thi: Hiện nay, hành lang pháp lý đã khá đầy đủ nhưng để phù hợp với những chuyển động của thực tế xảy ra tại các chung cư hiện nay thì vẫn cần có sự điều chỉnh. Như vậy các nhà làm luật cần xây dựng hệ thống pháp ḷt sao cho có tính mở, có tầm nhìn xa đáp ứng u cầu phát triển của hiện tại cũng như phải phù hợp với xu thế phát triển của tương lai, tránh bị lạc hậu, lỗi thời trong một thời gian ngắn. Đặc biệt, mỗi khi nhận thấy tồn tại, hạn chế của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới quản lý vận hành nhà chung cư cần phải có sự xem xét, cân nhắc, tìm biện pháp

phù hợp mới sửa đổi, tránh tình trạng luật thay đổi liên tục khiến người dân không nắm bắt kịp.

- Điều chỉnh, bổ sung một số điều luật để chi tiết, phù hợp, khả thi hơn: Cần bổ sung chế tài xử phạt từng hành vi vi phạm về quản lý vận hành nhà chung cư đầy đủ, rõ ràng và có sức nặng so với yêu cầu quản lý, tình hình thực tế; quy định rõ ràng khung giá dịch vụ theo từng phân khúc nhà chung cư; hạn chế lại quyền hạn của Ban quản trị, tránh tình trạng lạm quyền để trục lợi; xem xét quy định cách tính phí dịch vụ,… Hiện nay với tốc độ phát triển của nhà chung cư, hệ thống văn bản luật đối với chung cư, nhà cao tầng cần phải thật rõ ràng, chi tiết, tránh việc dẫn đến những lỗ hổng trong công tác quản lý, vận hành, là một trong những nguyên nhân khiến cho tranh chấp xảy ra. Bộ xây dựng cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp như nghiên cứu, thống kê các vướng mắc, khiếu kiện, tranh chấp liên quan đến việc quản lý vận hành nhà chung cư, từ đó đối chiếu với các quy định hiện hành của pháp luật để tiếp tục kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật.

- Tăng cường hơn nữa quyền tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào các dự án luật vì người dân là người trực tiếp sinh sống tại chung cư, là người hiểu rõ nhất thực trạng diễn ra, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế. Việc tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào dự án luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rất lớn và có hiệu quả. Thơng qua lấy ý kiến vào quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, ý thức về trách nhiệm pháp lý và khả năng tiến hành các hành vi pháp lý đúng đắn, chính xác. Đồng thời, qua hoạt động này, sẽ giúp cho nhân dân nâng cao ý thức pháp luật. Như vậy, mọi người sẽ hiểu được về giá trị xã hội và pháp luật. Có thể nói, thái độ chấp hành hay không chấp hành của người dân đối với

pháp luật là kết quả của sự am hiểu pháp luật. Mặt khác cũng thấy rằng con người chấp hành pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh một khi họ có thái độ đúng đắn đối với pháp luật.

Các quốc gia trên thế giới xác định pháp luật cạnh tranh là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết nền kinh tế, khắc phục những khiếm khuyết của thị trường hoặc những tác động bất lợi của q trình tự do hóa kinh doanh và thương mại. Chính sách cạnh tranh và các chính sách kinh tế khác, đặc biệt chính sách cơng nghiệp và thương mại, chính sách điều tiết ngành có mối gắn kết và tác động chặt chẽ với nhau. Việc sử dụng hiệu quả công cụ chính sách cạnh tranh mà chủ yếu là thơng qua thực thi pháp luật cạnh tranh sẽ có tác dụng tương hỗ cho các chính sách khác, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới được dự báo là có những diễn biến phức tạp, xu hướng trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ tại một số quốc gia trên thế giới tiềm ẩn tác động bất lợi đến nền kinh tế trong nước.

Tình hình mơi trường kinh doanh trong nước và quốc tế có những biến động so với thời điểm nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật Cạnh tranh năm 2018. Những thay đổi, chuyển biến lớn trong môi trường kinh doanh nêu trên đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của nhiều phương thức cạnh tranh và kinh doanh mới mà Luật Cạnh tranh năm 2018 chưa dự liệu hết được. Các phương thức cạnh tranh và kinh doanh mới đó đã và đang làm thay đổi cấu trúc của nhiều thị trường quan trọng và tác động một cách trực tiếp đến các chủ thể trên thị trường. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh năm 2018là cần thiết.Việc sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh năm 2018 nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Cụ thể: khắc phục hạn chế trong việc thiếu cơ sở để kiểm sốt các hành vi được thực hiện bên ngồi lãnh thổ Việt Nam nhưng

có tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh tới môi trường cạnh tranh tại Việt Nam. Với xu thế tồn cầu hóa kinh tế và mở cửa thị trường, phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng trên phạm vi lãnh thổ của nhiều quốc gia khác nhau. Khi đó, thực tiễn sẽ phát sinh các hành vi phản cạnh tranh diễn ra bên ngồi lãnh thổ quốc gia, nhưng có tác động tới mơi trường cạnh tranh trong nước. Để đối phó với thực trạng này, nhiều quốc gia đã mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Cạnh tranh trên nguyên tắc tác động ảnh hưởng của hành vi để kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh xuyên biên giới và bảo vệ thị trường trong nước. Thực tiễn thời gian qua cũng đã xuất hiện những hành vi như thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường hay các giao dịch mua bán, sáp nhập được thực hiện ở ngồi lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động ảnh hưởng nhất định tới thị trường Việt Nam. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh năm 2018 theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với những hành vi cạnh tranh diễn ra bên ngồi lãnh thổ nhưng có tác động hạn chế cạnh tranh tới môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Hồn thiện quy định kiểm sốt thỏa tḥn hạn chế cạnh tranh. Luật Cạnh tranh năm 2018 khơng có quy định xác định bản chất của hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, mà quy định bằng phương pháp liệt kêhành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Các hành vi trong danh sách liệt kê chỉ được mơ tả thơng qua hình thức biểu hiện bên ngồi mà khơng đi vào bản chất kinh tế của hành vi. Việc liệt kê “đóng” và mơ tả hành vi một cách chi tiết không dựa trên bản chất hành vi dẫn đến việc bỏ sót hành vi có tác động hạn chế cạnh tranh trên thực tế, hoặc ngược lại, cấm cả những thoả thuận chưa ảnh hưởng đáng kể đến cạnh tranh. Luật Cạnh tranh năm 2018quy định cấm thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo hai cách gồm: Cấm tuyệt đối; và cấm trên cơ sở thị phần kết hợp của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan, trong đó bao gồm cả các hành vi

thoả thuận thuộc nhóm thoả thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng (thoả thuận ấn định giá, phân chia thị trường, kiểm sốt sản lượng). Việc khơng quy định cấm theo nguyên tắc vi phạm mặc nhiên đối với một số hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng là chưa hợp lý và không phù hợp với xu thế phát triển của pháp luật cạnh tranh thế giới.

- Hỗ trợ của Hiệp hội Bất động sản trong việc tham gia hỗ trợ hoạt động quản lý bất động sản nói chung và quản lý nhà chung cư nói riêng: Hiệp hội Bất

động sản Nhà đất Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư, quản lý, khai thác, kinh doanh bất động sản nhà đất. Hiệp hội Bất động sản Nhà đất Việt Nam hỗ trợ các tổ chức cá nhân Việt Nam thuộc các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản nhà đất Hiệp hội Bất động sản Việt Nam hỗ trợ kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, cơ sở pháp lý và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy thị trường Bất động sản Việt Nam, phát triển bền vững hoạt động có hiệu quả và ổn định, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân về nhà đất

Để hỗ trợ cơng tác quản lý bất động sản nói chung và quản lý nhà chung cư nói riêng, một số giải pháp Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cần thực hiện là: Thứ nhất, tổ chức và hỗ trợ các hoạt động đào tạo, thực tập ở trong và ngồi nước. Từ đó học hỏi các kinh nghiệm quản lý nhà chung cư ở trong nước và nước ngồi góp phần xây dựng lực lượng đáp ứng yêu cầu phát triển đối với công tác quản lý nhà chung cư theo đúng quy định của pháp luật. Thứ hai, chủ trì các hội nghị, hội thảo, báo cáo chuyên đề, toạ đàm trao đổi kinh nghiệm về quản lý nhà chung cư nhằm mục đích trao đổi, thảo luận về quản lý nhà chung cư vì sự phát triển toàn diện của hệ thống trong lĩnh vực bất động sản. Hiệp hội Bất

động sản nhà đất đã phối hợp với Cục quản lý nhà tổ chức các cuộc hội thảo về phát triển và quản lý nhà chung cư. Hội thảo được tổ chức ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã mời chun gia nước ngồi tham gia. Thứ ba, xuất bản các tạp chí, sách báo chuyên ngành về quản lý nhà chung cư và hoạt động cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho các mục tiêu hoạt động. Hiệp hội có thể tổ chức các trung tâm hoặc các hình thức tổ chức thích hợp trực thuộc hiệp hội để triển khai các hoạt động dịch vụ, đào tạo, tư vấn hoặc thí điểm các mơ hình quản lý nhà chung cư. Sau khi Luật nhà ở năm 2014 có hiệu lực, các thành viên Ban quản trị tại các nhà chung cư trên cả nước phải đi học để được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức quản lý, sử dụng nhà chung cư. Hiệp hội bất động sản tổ chức các buổi đào tạo kiến thức về quản lý chi tiêu tài chính, phịng cháy chữa cháy, ký kết hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư, quản lý phần diện tích sử dụng chung - riêng,…

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG DỊCH vụ QUẢN lý vận HÀNH NHÀ CHUNG cư tại VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 95 - 100)