6. Cấu trúc của luận văn
2.2. Thực trạng năng suất lao động tại Công tyAnsell Việt Nam
2.2.5. Năng suất lao động nhân viên quy trình Lộn
Biểu đồ 2.7 Năng suất lao động nhân viên quy trình Lộn
(Nguồn: Ansell Việt Nam, 2021)
Đối với quy trình Lộn, sản lượng cũng như tổng số nhân viên sản xuất được tính cho cả hai q trình là Lộn bằng tay và Lộn bán tự động. Máy Lộn bằng tay có cơng suất thấp hơn và mỗi máy phải vận hàng bởi nhân viên, cịn máy Lộn bán tự động thì mỗi nhân viên có thể vận hàng hai máy, mỗi máy bán tự động cho năng suất tối đa gần gấp 3 lần so với máy Lộn bằng tay.
Quay lại biểu đồ thể hiện NSLĐ quy trình lộn trong năm tài chính FY21 cho thấy tổng NSLĐ đang ổn định ở mức trung bình 548 chiếc/ giờ với số lượng nhân viên trung bình 36 nhân viên và sản lượng ở mức trung bình 5,5 triệu chiếc.
Đây là quy trình ít tạo ra hàng lỗi nhất so với tất cả các quy trình cịn lại tại nhà máy Ansell Việt Nam, đó cũng là một yếu tố quan trọng góp phần năng cao NSLĐ cho quy trình này. Bên cạnh đó, Lộn cũng là quy trình đơn giản, một phần máy móc cũng đã dần chuyển sang tự động hóa nên tối ưu được hiệu suất quy trình từ đó góp phần nâng cao tổng sản lượng đầu ra.
Sự xuất hiện của mày lộn tự động giúp giảm thiểu hơn 50% nhân viên vận hành, cùng với đó là năng suất tăng gấp 3 lần so với lộn thủ công theo cách truyền thống. Điều này cho thấy các dự án tự động hóa vẫn rất hữu ích khi được thực hiện
một các có hiệu quả. Tiếp theo sẽ áp dụng tồn bộ tự động hóa cho quy trình này để giảm đi nguồn lực về con người.