Các phương pháp tính năng suất lao động

Một phần của tài liệu Lê Tuấn Thanh_EMBA6B (Trang 25 - 27)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các phương pháp tính năng suất lao động

1.2.1. Phương pháp tính năng suất lao động bằng hiện vật

Cách tính này sử dụng số lượng đầu ra ở dạng vật chất của mỗi sản phẩm để biểu thị năng suất của người lao động.

Đ �ứ� ��� �ủ� �ộ� �ô�� ℎ = � â� ư ℎ �ổ�� �ả� � ợ�� �í� �ằ�� ℎ�ệ� �ậ� ố ℎ �ổ�� � �ô�� � â�

Thành phẩm trong cơng thức này chỉ tính sản phẩm đạt chất lượng, các sản phẩm không đạt chất lượng như: phế phẩm, sản phẩm dở dang khơng được tính nên nó sẽ khơng phản ánh đầy đủ NSLĐ của người lao động.

Sản lượng hiện vật tức là việc đo, đếm hàng hố bằng đơn vị vốn có của nó. Ví dụ như găng tay, thùng giấy được tính với đơn vị là chiếc, hóa chất đơn vị là kilogram, tấn, … phụ thuộc vào từng loại sản phẩm, ngun vật liệu có trong q trình sản xuất.

- Ưu điểm: Phương pháp này biểu thị mức năng suất lao động một cách cụ thể,

chính xác, khơng chịu ảnh hưởng của giá cả, có thể so sánh mức năng suất lao động của các doanh nghiệp hoặc các nước khác nhau theo cùng một loại sản phẩm được sản xuất ra.

- Nhược điểm: Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, khơng

thể tính chung cho tất cả nhiều loại sản phẩm . Trong thực tế hiện nay ít có những doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm có một quy cách, mà các doanh nghiệp thường sản xuất nhiều loại sản phẩm

- Phạm vi áp dụng: Phạm vi áp dụng hạn hẹp chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp

sản xuất ra sản phẩm đồng nhất (ngành than, dệt may, dầu khí, nơng nghiệp…), Trong doanh nghiệp thì chỉ áp dụng cho một bộ phận.

- Khắc phục nhược điểm: sử dụng chỉ tiêu hiện vật, quy ước, quy đổi tức là

chuyển đổi tất cả các sản phẩm tương đối đồng nhất về một loại sản phẩm được chọn làm sản phẩm quy ước.

1.2.2. Phương pháp tính năng suất lao động bằng giá trị

Đối với phương pháp này, tất cả thành phẩm của quá trình sản xuất sẽ quy đổi về tiền, để tính ra năng suất lao động.

Mức năng suất lao động

á ị ư , á ị ℎ

�� �� �ổ�� �ả� � ợ�� �� �� ��� �ă�� ℎ�� ���� �ℎ�

=

ố , ố đ , ờ, ℎ

�ổ�� � �ô�� � ��� ộ�� �à� ��ệ� ��à� �� � ú�

Giá trị tổng sản lượng là giá trị toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra, khơng chỉ bao gồm chi phí mà cịn cả lợi nhuận.

Giá trị gia tăng: là giá trị mới được sáng tạo ra. Doanh thu là giá trị thu được sau khi bán sản phẩm.

- Ưu điểm: Cách tính này có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm ở đầu ra của quy

trình, kể cả các sản phẩm lỗi, sản phẩm dở dang.

- Nhược điểm: Nếu sử dụng các loại nguyên vật liệu rẻ, kém chất lượng sẽ làm

giảm NSLĐ.

Phương pháp này chỉ đạt hiệu quả cao đối với các sản phẩm ít hoặc khơng thay đổi các nguyên vật liệu bên trong tạo ra sản phẩm, việc thay đổi này sẽ tác động trực tiếp vào giá, từ đó làm thay đổi NSLĐ.

- Phạm vi áp dụng: Cách tính này có thể áp dụng từ các doanh nghiệp là nhà máy

sản xuất, đến các mơ hình kinh doanh dịch vụ của các cơng ty thương mại. Có thể dùng phương pháp này để so sánh hiệu quả và NSLĐ giữa các công ty cùng hay khác ngành với nhau.

- Khắc phục nhược điểm: Để khắc phục sự tác động từ giá đến NSLĐ, cần đồng

nhất về giá và hạn chế tối thiểu việc thay đổi các nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm. Lấy một mức giá chuẩn để áp dụng vào phương pháp, để giảm sự chênh lệch giá theo thời gian.

1.2.3. Phương pháp tính năng suất lao động bằng thời gian

Phương pháp này được tính dựa trên thời gian người lao động đã bỏ ra để tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra một đơn vị sản phẩm, từ đó tính ra NSLĐ.

NSLĐ bằng thời gian =

Thời gian lao động đã hao phí Số lượng sản phẩm theo hiện vật

NSLĐ bằng thời gian được tính bằng hao phí thời gian lao động của các bước thực hiện công việc, các thao tác tạo ra sản phẩm (đơn vị tính bằng giờ, phút, giây).

- Ưu điểm: nêu ra được các thời gian cần thiết để thực hiện công việc và thời gian

tạo ra sản phẩm.

- Nhược điểm: Nếu đi sâu vào phương pháp thì cơng thức tính khá phức tạp, khơng tính được NSLĐ cho doanh nghiệp có nhiều loại hàng hóa, sản phẩm khác nhau, từ đó sẽ rất khó tính NSLĐ cho cả một quy trình sản xuất, kinh doanh.

Ngồi ra, cịn rất nhiều phương pháp tính NSLĐ khác nhau nhưng tùy thuộc vào đặc thù của từng doanh nghiệp cũng như từng loại hình sản phẩm, mà các cơng ty áp dụng các phương pháp tính NSLĐ khác nhau. Nhưng vẫn phải bảo đảm được tính hiệu quả để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của cơng ty, từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm giúp cho NSLĐ ngày một cao và bền vững. Công ty Ansell Việt Nam với đặc thù của ngành dệt, hơn 200 loại sản phẩm khác nhau, nhưng dựa trên phương pháp tính NSLĐ hiện hành, bỏ qua những yếu tố bên ngoài và những hạn chế đang trong quá trình nghiên cứu và cải thiện thì NSLĐ tại một số quy trình vẫn có tính chính xác và hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Lê Tuấn Thanh_EMBA6B (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w