.19 Sản lượng và tỷ lệ hàng lỗi tại Công tyAnsell Việt Nam FY21

Một phần của tài liệu Lê Tuấn Thanh_EMBA6B (Trang 86 - 89)

(Nguồn: Báo cáo sản xuất Ansell Việt Nam, 2021)

Trong năm tài chính FY21 sản lượng được tạo nhiều nhất ở quy trình Đóng gói, đây là quy trình phần lớn các thao tác được thực hiện thủ công nên phải chịu nhiều ảnh hưởng, tác động từ con người, ít chịu sự tác động từ máy móc, thiết bị. Vẫn có sản phẩm lỗi tại quy trình này nhưng con số chỉ ở mức 0,01%. Ngược lại quy trình có sản lượng sản xuất kế đó là quy trình Dệt, sản lượng cao đi cùng tỷ lệ lỗi lớn 2,87% do đây là quy trình phần lớn là hoạt động dựa vào máy móc, thiết bị là chủ yếu, nhân viên sản xuất đóng vai trị là người vận hành. Vì thế, khi có sự cố, thường sẽ xảy ra liên tục, gây ra hậu quả lớn hơn cho chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, với số lượng tăng lên của đơn hàng sản xuất, số lượng hàng hóa sản xuất ra tại mỗi quy trình ngày càng nhiều, dẫn đến việc kiểm soát chất lượng bị lơ là, nhân viên sản xuất tập trung quá nhiều vào sản lượng mà khơng chú tâm nhiều

về chất lương. Bên cạnh đó, việc kiểm tra chất lượng đang được phụ trách chủ yếu bởi nhân viên kiểm soát chất lượng, mà lực lượng này còn rất mỏng và họ chỉ kiểm tra chất lượng dựa trên tần suất lấy mẫu, từ đó việc sai sót để hàng kém chất lượng đi qua quy trình tiếp theo rất nhiều.

Việc phải nhận nguyên vật liệu lỗi từ quy trình trước đưa xuống gây rất nhiều khó khăn, nhân viên sản xuất phải mất thời gian tách sản phẩm lỗi ra khỏi quy trình. Sự lãng phí này hầu như xảy ra hằng ngày tại đầu vào của quy trình nhúng và in, đóng gói. Nếu nguyên vật liệu lỗi quá nhiều nguy cơ sẽ đi vào quy trình và tạo ra thành phẩm lỗi gay thiệt hại về chi phí, sản lượng của quy trình đó.

Hàng lỗi có thể xử lý được bằng cách sửa lại đối với hàng lỗi nhẹ và đảm bảo sau khi khắc phục lỗi vẫn đảm bảo được chất lượng, nhưng đa số sẽ đem đi hủy việc tránh tốn nhiều chi phí và tổn thất cho cơng ty.

2.4.2.2. Lãng phí vận chuyển sản phẩm

Vận chuyền hàng hóa giữa các quy trình ở cơng ty Ansell Việt Nam diễn ra rất nhiều, mỗi quy trình đều có một kho trung gian gọi là WIP Location. Bên cạnh đó việc sắp xếp vị trí các khu vực chưa hiệu quả, dẫn đến lượng công việc vận chuyển mỗi ngày trên một nhân viên rất nhiều. Các quy trình ở cách xa kho nguyên vật liệu, giữa các kho lư trữ lại cách xa nhau làm tăng tần suất và thời gian di chuyển của nhân viên sản xuất.

(Nguồn: Công ty Ansell Việt Nam, 2021)

Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là đối với nhà máy sản xuất như Ansell Việt Nam, việc xác định được lưu đồ dòng chảy sản phẩm, nguyên vật liệu là hết sức cần thiết và quan trọng. Việc này giúp cho việc sản xuất trở nên hiệu quả hơn, kiểm soát tốt được nguyên vật liệu, tồn kho và các lãng phí khơng cần thiết từ đó tối ưu hóa các quá trình sản xuất để đạt được NSLĐ cao, cung cấp đến tay khách hàng những sản phẩm chất lượng.

Ở sơ đồ trên, có thể thấy được đường di của dịng ngun vật liệu cho q trình sản xuất hay nói cách khác đây là dường đi mà nhân viên sản xuất sẽ phải lưu trữ, vận chuyển hàng hóa.

Nhất là ở cơng đoạn Dệt, Lộn và Vắt sổ. Hàng thành phẩm sau khi kết thức một quy trình sẽ được lưu trữ tại kho ở lầu 2 (WIP). Tuy là 3 công đoạn này ở gần nhau, nhưng người thao tác lấy và vận chuyển hàng hóa phải đem lên kho và lấy ngược lại cho quy trình tiếp theo.

Lãng phí vận chuyển rất quan trọng, vì khi xảy ra lãng phí vận chuyển sẽ kéo theo sự lãng phí về thời gian, hao phí nguồn nhân lực và sự thiếu hụt các vật tư, nguyên vật liệu cho các hoạt động sản xuất, nhất là các quy trình chạy ra nhiều sản lượng như Dệt, Nhúng. NSLĐ cao thì cần giảm thời gian hao phí đó là yếu tố hết sức quan trọng trong các hoạt động sản xuất.

2.4.2.3. Các dự án tự động hóa, cải tiến máy móc dây chuyền sản xuất chưa đạt hiệu quả cao

Một phần của tài liệu Lê Tuấn Thanh_EMBA6B (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w