Núi Hành Điệ nở phía Tây huyện Bình Chính, đỉnh núi bằng phẳng, có nền hành cung xưa, đá tảng vẫn còn, tương truyền là hành điện của vua Chiêm Thành nên gọi tên như thế [Quốc sử quán triều Nguyễn, 1992, tr 25]

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể champa tại quảng bình thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 50)

Cấu kiện kiến trúc bằng sa thạch ở mộ cổ Vân Tập

[Nguồn: Phạm Văn Triệu, 2006]

“lũy” và cho rằng, trước đây lũy đất rất cao và chạy dài liên tục, chứ khơng như bây giờ. Chính điều này, cộng với việc chưa tiến hành khai quật khảo cổ nên gây khó khăn trong việc xác định một cách chính xác những vấn đề liên quan đến lũy thành như bình diện, trắc diện, kỹ thuật xây dựng, niên đại...

Có thể nói, lũy cũ Hồn Vương là

một trong những phòng tuyến quân sự ở vùng

giới tuyến phía bắc của Champa, có mối

liên hệ chặt chẽ với phế lũy Lâm Ấp, thành

Cao Lao Hạ và các di tích Champa xung

quanh nó như phế tích tháp Vân Tập, mộ cổ

Vân Tập (nay thuộc thôn Vân Tiền, xã Quảng

Lưu, huyện Bố Trạch), cánh đồng Chăm

(thôn Phù Lưu, xã Quảng Lưu, Quảng Trạch). Nếu thành Cao Lao Hạ được coi là lỵ sở thì phế lũy Lâm Ấp và lũy cũ Hồnh Sơn là phịng tuyến ở phía bắc, ở vùng biên giới.

2.1.1.1.3. Phế lũy Lâm Ấp

Theo Đại Nam nhất thống chí, “phế lũy Lâm Ấp ở trên đèo Ngang về phía bắc

huyện Bình Chính, một dãy lũy đá theo dọc núi chạy ngang đến biển, tương truyền do vua Lâm Ấp Phạm Văn đắp, làm chỗ chia địa giới, lại có một đường núi, đời Lê Đại Hành, Ngơ Tử An đem hơn 300.000 dân phu mở đường bộ từ Nam giới đến Địa Lý. Bài thơ của Bùi Tồn Trai có câu: “Cổ thành Lâm Ấp Trúc, Lục lộ Tử An bình”/“Thành đá Lâm Ấp xây, đường cái Tử An đắp” [Quốc sử quán triều Nguyễn, 1992, tr. 46]. Sau

này, khi đề cập đến dấu tích trên đỉnh Hồnh Sơn, L. Cardière hầu như cũng chỉ ghi chép lại những thông tin từ Đại Nam nhất thống chí [Cadière L., 1904].

Dãy Hồnh Sơn là một mạch núi của Trường Sơn, chìa ngang ra tận biển với nhiều ngọn núi cao chạy theo hướng tây bắc – đông nam, do các nham thạch cứng hoặc các lớp hoa thạch cứng (granite) tạo thành. Đỉnh cao nhất cũng mang tên Hoành Sơn cao 1.044m, đỉnh Ba Cốc cao 1.007m [Lương Duy Tâm, 1998, tr. 20 – 21]. Bờ biển do vậy lồi lõm, tạo nên các vịnh nhỏ như Vụng Chùa (phía Quảng Bình), Vũng Ánh (phía Hà Tĩnh) và bên ngồi là các cù lao nhỏ như Hịn La (Hịn Én), Hịn Cỏ, Hịn Nơm

(Hòn Vụng Chùa). Trên đoạn lũy từ Hoành Sơn quan ra biển, ở độ cao xấp xỉ trên 1000m, nhìn vào nam, ra bắc chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay dưới chân núi, tiếp giáp với các vụng nhỏ từ biển vào, là vùng đồng bằng nhỏ hẹp, vì vậy, với người xưa, đây là một vùng đất hiểm yếu, một bức trường thành thiên nhiên án ngữ, là một cửa ải khó vượt qua.

Dựa vào những dấu vết hiện cịn, có thể nhận thấy, phế lũy Lâm Ấp là một lũy đá dài 4 – 5km, từ Hoành Sơn quan ra đến tận biển, chân lũy rộng từ 6 - 8m, mặt lũy rộng 0,8 - 1,2 m, đỉnh lũy cao hơn mặt bằng xung quanh 1,5 - 2m (BV 2). Trên toàn bộ tuyến lũy, cứ cách khoảng 200 – 300m, lại bắt gặp một điểm cao được đắp lấn hẵn ra phía bắc khoảng vài mét so với lũy, đến nay vẫn cịn lại hình khối vng vắn, được tạo thành bởi các lớp đá xếp công phu. Các cạnh của những điểm cao này, hiện nay đo được từ 3 – 4m, cao hơn mặt lũy cịn khoảng 0,5m. Cá biệt, chỉ có một đài quan sát ở giữa tuyến lũy (cạnh con đường mòn ra căn cứ hải quân hiện nay) là có quy mơ hơn hẳn, rộng gấp đơi so với các điểm khác. Đây có thể là điểm canh chính của cả tuyến lũy.

Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy, trường lũy này được xây dựng chủ yếu bằng chất liệu đá và đất, cấu trúc theo ba lớp, mỗi lớp dày khoảng 45cm: lớp dưới cùng tận dụng các vỉa đá tự nhiên, đồ sộ, vững chãi; lớp giữa được kè, sắp xếp bởi những tảng đá lớn cùng chất liệu với lớp đá nền móng và trên cùng là lớp đất, đá trộn lẫn (BA 9).

Có thể từ nguyên gốc, lớp đất trên cùng được đắp cao hơn nhưng đã bị bào mòn theo thời gian. Với kết cấu này, chúng ta thấy người Champa đã triệt để sử dụng địa thế tự nhiên trong việc đắp lũy, mặt khác cũng phản ánh sự kế thừa qua nhiều thời kỳ.

Với vị trí như vậy, phế lũy Lâm Ấp được xem như là đường biên giới lãnh thổ phía bắc của Champa, vừa đóng vai trị là chiến lũy quân sự ở vùng biên, thực hiện chức năng quan sát và là một chốt chặn khó vượt qua do sự hiểm trở của địa hình. Niên đại mở đầu của lũy cũ Hồnh Sơn có thể từ thời Phạm Văn (thế kỷ IV) như sử liệu đã ghi chép và được kế thừa ở những giai đoạn sau, nhất là vào thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (thế kỷ XVIII)9.

9 Sỡ dĩ chúng tôi đưa ra quan điểm này là bởi vì, theo Đại Nam nhất thống chí, lũy đá trên đèo Ngang tươngtruyền là do Ninh quận cơng Trịnh Tuyền đời Lê trước xây (có thể chỉ là cải tạo – NVQ) [Quốc sử quán triều truyền là do Ninh quận công Trịnh Tuyền đời Lê trước xây (có thể chỉ là cải tạo – NVQ) [Quốc sử quán triều Nguyễn, 1992, tr. 45].

2.1.1.1.4. Thành Nhà Ngo/Uẩn Áo

So với các thành lũy khác ở Quảng Bình, thành Nhà Ngo (cịn có các tên gọi khác là Uẩn Áo, thành Lồi, Ninh Viễn, thành Chàm) được đề cập khá nhiều trong các nguồn sử liệu. Trong Ô Châu cận lục (1553 – 1555), Dương Văn An đã mô tả những thơng tin đầu tiên về tịa thành này:

Thành Ninh Viễn ở xã Uẩn Áo, huyện Lệ Thủy. Bình Giang bọc phía dưới, Ngơ Giang chặn mặt sau, hai dịng ấy hợp lưu làm một ở phía Tây Bắc. Ba mặt đều quay ra sơng, một mặt tựa núi. Đây là nơi vua chúa đặt chốt trấn giữ, làm phên dậu cho thành Hóa Châu. Cổng Nam có biển đá khắc ba chữ “Ninh Viễn thành”. Vệ trấn phủ Tân Bình đóng tại đây [Dương Văn An, 2009, tr. 89].

Giữa thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn cũng đề cập tới thành Ninh Viễn trong tác phẩm Phủ biên tạp lục nhưng thơng tin khơng khác gì nhiều so với Ơ châu Cận lục:

“Thành Ninh Viễn ở xã Uẩn Áo, huyện Lệ Thủy, trước mặt là sơng Bình Giang, sau lưng là sơng Ngô Giang, hai sông chảy về Tây Bắc, lại hợp làm một, ba mặt thành đều là sơng, một mặt là núi, vệ Trấn Bình ở đấy. Cửa Nam có hịn đá khắc 3 chữ “Ninh Viễn thành” [Lê Quý Đôn, 2007, tr. 128]. Gần một thế kỷ sau, trong Đại Nam nhất

thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn cũng đề cập đến tòa thành này trong mục “Cổ tích”: “Thành cũ Ninh Viễn ở huyện Lệ Thủy, thành rộng 36 mẫu, phía tây giáp xã Quy

Hậu, phía nam giáp xã Uẩn Áo, phía Đơng đến xã Võ Xá, huyện Phong Lộc” [Quốc sử

quán triều Nguyễn, 1992, tr. 47].

Đầu thế kỷ XX, các học giả người Pháp cũng đã có những ghi chép về tịa thành này khi khảo sát, mơ tả về các di tích Champa ở miền Trung Việt Nam. Trong bài viết

“Vestiges de l'occupation chame au Quang - Binh” đăng trên BEFEO, tome 4, 1904, L.

Cadière cũng cho chúng ta biết “thành Uẩn áo ở huyện Lệ Thủy, được xem như là dấu

tích của Lâm Ấp. Thành này bắt đầu từ thời Lê và nói thêm rằng, đây có thể là thành cổ của Địa Lý, như chúng ta đã biết, là tên của vùng đất phía Nam Quảng Bình trong thời chiếm đóng Chàm; cịn được người dân gọi là Thành Lồi, "Thành Chàm" [Cadière

Sau này, trong tác phẩm nổi tiếng “Inventaire descriptif des monuments čams de

l’Annam” (Tome premier), thông qua báo cáo của C. Paris, H. Parmentier cho chúng ta

biết, thành Ninh Viễn hướng khá đúng đắn: hai mặt bắc và nam tạo thành bởi những tảng đá chưa đẽo gọt. Ở cửa Nam, một cuộc khai quật đã phát hiện ra được “một pho tượng sa thạch, mất đầu, chỉ cịn một tay, có đeo vịng ở vai và cổ tay, bàn tay nắm chặt một vật đã bị vỡ” [Parmentier H., 1909, pg. 542]. Tuy nhiên, tại thời điểm H.Parmentier khảo sát thành, bức tượng đó khơng biết ở đâu?

Năm 1931, học giả Nguyễn Kính Chi mơ tả khá chi tiết hiện trạng của thành Nhà Ngo trong tác phẩm Du lịch Quảng Bình:

Cách phía nam huyện Lệ Thủy một cây số có làng Uẩn Áo, tục danh là Nhà Ngo. Tại làng ấy có di tích một cái thành xưa xây trên một cái gị đất nằm giữa sơng Kiến Giang (ở phía tây nam) và hói Quy Hậu (ở phía đơng bắc). Bốn tường thành đều xây bằng đất, ở dưới có một lớp đá dài chừng 200m, về góc đơng nam có chỗ trổ gọi là cổng. Ngồi thành có dấu sơng, hào nay làm thành miệng. Trong thành ở giữa có nền gọi là đền. Về phía góc tây bắc có cái cồn kho, tương truyền trước có cái kho ở đó nhưng khơng rõ đời nào. Hỏi người dân bản địa thì họ kêu là thành Lồi (Chiêm Thành) [Sở Văn hóa Thơng tin Quảng Bình, 1990, tr. 75 – 76].

Dù được đề cập nhiều lần trong các nguồn sử liệu Việt Nam và các bài nghiên cứu của người Pháp nhưng rõ ràng thông tin về thành Nhà Ngo không nhiều, chủ yếu ghi chép về tên gọi, vị trí và kích thước tương đối, cịn những vấn đề khác như cấu trúc, vai trò và niên đại... chưa được đề cập.

Thành Nhà Ngo hiện nay tọa lạc trên một khu vực bằng phẳng, thuộc phạm vi hai thôn Quy Hậu và Uẩn Áo, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Phía nam giáp sơng Kiến Giang, đối diện qua bờ sông là làng Xuân Hồi, phía đơng giáp làng Trạm (Thuận Trạch), phía tây giáp làng Uẩn Áo, phía bắc là ruộng lúa mang tên Xứ Đầm, phía tây là Ngơ Giang/Hói Mai bao bọc ( BA 11). Địa hình hiện nay trong khu vực thành tương đối cao, tuy nhiên theo người dân, trước đây, vùng này rất thấp,

Vị trí thành Nhà Ngo trên Google Earth

[Nguồn: tác giả]

khi đến đến đây cư trú, họ phải tôn nền cao lên khoảng 1-1,5m, đất tôn nền chủ yếu lấy từ các lũy thành.

Hiện nay, trong phạm vi thành là

bức tranh cư trú mật tập của cư dân hai làng

Uẩn Áo và Quy Hậu, người dân làm nhà

trên các lũy thành phía nam, tây, đơng nên

các lũy thành bị tàn phá nghiêm trọng, rất

khó nhận ra dấu vết, chỉ có lũy thành phía

bắc, tường lũy cịn tương đối rõ nét.

Chính vì vậy, việc phục dựng quy mơ, cấu

trúc lũy thành Nhà Ngo là một điều rất khó khăn. Căn cứ vào các dấu vết hiện còn, nhất là dựa vào sự chênh lệch địa hình, kết hợp phỏng vấn người dân và ảnh vệ tinh, chúng tôi phục dựng lại cấu trúc lũy thành Nhà Ngo.

Thành Nhà Ngo có một vịng lũy thành, hình chữ nhật khơng cân, các lũy thành chạy theo hướng đông bắc – tây nam (BV 3).

Lũy thành phía nam cách bờ bắc sơng Kiến Giang hay cịn gọi là Bình Giang10 khoảng 20m, bị phá làm nhà ở và đường đi, chiều dài lũy thành khoảng 530m, không chạy thẳng mà hơi cong, nhất là đoạn tiếp giáp với sơng Ngơ Giang ở phía tây nam. Do lũy thành bị phá nghiêm trọng nên không đo được chiều cao và chiều rộng của lũy. Điều đáng chú ý, trong vườn các hộ gia đình ở khu vực lũy thành phía nam có nhiều tảng đá hình chữ nhật, với nhiều kích cỡ khác nhau11, có hình dạng tự nhiên hoặc được đẽo gọt, sử dụng kè sân, làm hàng rào, bậc cấp, bậc kê ở các bến nước hoặc bỏ vươn vãi khắp vườn. Theo người dân địa phương, các tảng đá này dùng để kè ở chân lũy

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể champa tại quảng bình thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w