Đại Nam nhất thống chí cho biết: “Sông Ngô ở cách huyện Lệ Thủy 10 dặm về phía nam, ra từ nguồn Cẩm Lý

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể champa tại quảng bình thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

hai là cửa phụ, ở gần góc đơng bắc, trên lũy thành phía bắc và là cửa nước, có chức năng giao thơng đường thủy và tiêu thốt nước.

Do chưa tiến hành khai quật cắt lũy thành nên việc nhận diện chính xác, cụ thể kỹ thuật đắp lũy thành Nhà Ngo rất khó khăn. Tuy nhiên, căn cứ vào những vị trí sạt lỡ của lũy thành phía bắc, cho thấy lũy thành được đắp bằng đất sét, trộn lẫn gạch, đá cuội, không thấy bằng chứng của việc xây cốt gạch hai bên tường lũy. Ở một số vị trí xung yếu, nhất là lũy phía nam, sử dụng đá tảng để kè phía ngồi chân lũy thành, bởi lẽ đây là lũy thành tiếp giáp với sông Kiến Giang nên khả năng xâm thực, sạt lỡ lũy thành vào mùa mưa lũ là rất lớn, do đó, việc sử dụng đá tảng kè mặt ngoài của lũy là hoàn toàn hợp lý và hiệu quả.

Liên quan đến thành Nhà Ngo, ngoài các viên gạch Champa và thời Lê (thế kỷ XV – XVI) hầu hết khơng cịn ngun vẹn trên các lũy thành, cịn tìm thấy một vài hiện vật gốm sứ thời Trần (thế kỷ XIII – XIV) (BA 13) và Lê sơ (thế kỷ XV – XVI), trong đó, số lượng hiện vật thời Lê là rất lớn. Bên cạnh đó, trong gia đình ơng Mai Văn Tân (thơn Quy Hậu) còn một chân tảng đá bị vỡ làm hai, làm bằng đá cát kết, màu xám xanh, chạm trổ rất tinh tế. Chân tảng cao 27cm, đường kính dưới 58,5cm, đường kính trên 55,4cm, có hình lục giác đều, mỗi cạnh dài 30cm, chính giữa là một vịng trịn, đường kính 33cm để đặt cột gỗ. Theo mặt cắt dọc, chân tảng chia làm 3 phần: phần trên cùng là một đóa hoa sen nở gồm 12 cánh đơn, 6 cánh lớn xen kẽ 6 cánh nhỏ, cánh sen nhọn, chân viền trịn; phần giữa vát thẳng hình lục giác, trang trí hoa dây nằm ngang cách điệu; phần dưới cùng tạo 4 chân quỳ, nhơ ra so với phần trên, phần viền có trang trí hoa văn khắc chìm tinh tế, tạo sự mềm mại (BA 12, BV 12). Một số nhà nghiên cứu dựa vào mơ tip trang trí hoa sen đã khẳng định, đây là chân cột Champa thế kỷ X (phong cách Mỹ Sơn) [Ngô Văn Doanh, 2011, tr. 229] nhưng chúng tôi cho rằng, hiện vật này là chân cột thời Lê (thế kỷ XV – XVI) chứ khơng thuộc văn hóa Champa. Trong cơng trình, “Inventaire descriptif des monuments čams de l’Annam”, H. Parmentier đã cho chúng ta biết thông tin về việc phát hiện “một pho tượng bằng sa

Bề mặt chân tảng đá tại nhà ông Mai Văn Tân

[Nguồn: tác giả]

vật đã bị vỡ” [Parmentier H., 1909, pg. 542].

Qua điều tra, chúng tôi được biết, pho tượng

được tìm thấy ở đoạn giữa lũy nam của thành13,

tuy nhiên, hiện nay pho tượng không biết ở

đâu? Và với những mô tả đó, chúng ta đốn

định pho tượng đó có khả năng là một tượng

Champa đích thực nhưng không thể xác định

niên đại của nó.

Việc gọi tên thành Lồi, cùng với sự tồn

tại của gạch Champa trên các lũy thành và pho

tượng Champa mà H. Parmentier đề cập cho

thấy thành Nhà Ngo do người Champa xây dựng đầu tiên. Trong thời kỳ Champa, do nằm ở vùng biên viễn nên vai trò quân sự của các tịa thành ở vùng Quảng Bình nói chung, thành Nhà Ngo nói riêng có sự nổi trội. Thành Nhà Ngo cùng với hệ thống thành lũy Champa ở Quảng Bình như phế lũy Lâm Ấp, lũy cũ Hoàn Vương, thành Cao Lao Hạ là những chốt chặn quan trọng ở vùng phía bắc cho kinh đơ và các thành lũy khác ở phía nam. Thành Nhà Ngo được bao bọc ba mặt bởi sông, hào cùng với hệ thống lũy thành đã tạo nên sự kiên cố, khó cơng phá. Mặt chính của thành hướng ra sông Kiến Giang, con sông lớn nhất của vùng, do đó, nó có thể kiểm sốt tồn bộ các tuyến đường lưu thông, trao đổi buôn bán ven sông/ngược – xuôi, đông – tây/biển – núi, mở rộng ra vùng đầm phá và biển cả mênh mông: phá Nhật Lệ và Bình Hồ (hay “Thiền Hải”), mà, Bình Hồ và cửa Nhật Lệ, trong lịch sử Champa là những địa điểm chiến lược của thủy qn Champa ở phía bắc [Ngơ Văn Doanh, 2011, tr. 225]. Về mặt hành chính, thành nhà Ngo có thể là lỵ sở của châu Địa Lý của Champa. Điều này cũng được H. Parmentier ghi nhận: “Ninh Viễn cổ thành vốn là tòa thành cũ của Địa Lý” [Parmentier H., 1909, pg. 542].

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể champa tại quảng bình thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w