Bia ký trên vòi Yoni Đại Hữu
[Nguồn: Finot L., Goloubew V., 1925, PL LXI]
Cốc bằng đồng ở Đại Hữu
[Finot L., Goloubew V., 1925, PL L5 - B]
Thạch Anh trong hố thiêng ở tháp bắc (C) Đại Hữu
[Aurousseau L.,1926b, PL XVII]
Goloubew V., 1925, pg. 470]. Phía trước ba kalan là dấu vết của các cơng trình phụ đã bị phá hủy16.
Khi xuất lộ các nền móng, Henry de Pirey
nhận thấy bàn thờ, bệ tượng đã bị xê dịch. Đáng
chú ý, khi khai quật tháp C (tháp bắc), ngay
trên lớp nền đã tìm thấy một bàn tay, một cánh
tay và một bàn chân liền bệ của một pho tượng
đồng (ước đoán cao khoảng 60cm), tuy nhiên thân
tượng khơng cịn. Cuộc khai quật được tiếp tục đào sâu
xuống đến 3.50m, gặp một lớp đá cuội dày 50cm, dưới
lớp đá cuội, đến độ sâu 4m là một lớp cát sạch, mịn. Ngay trên mặt cát là một lá vàng hình con rùa, dài 0.57cm. Dùng tay gạt một cách hết sức cẩn thận lớp cát mịn, dày khoảng 35cm, phát hiện những vật quý được xếp thư tự như sau (BA 14 - 17):
- 4 vị nhỏ bằng đất nung, đường kính 11 - 12cm, mỗi vị nằm một góc, 3 vị chứa mấy mảnh thạch anh và 3 mảnh thủy tinh, hình chữ nhật khá đẹp, ngập trong cát; vò thứ tư đựng hai mảnh kim loại.
- Giữa nền, tức giữa 4 vị này là một lá vàng, hình hoa sen, xịe cánh hoa thành hình trịn dẹt, đường kính 0.65cm.
- Trên lá vàng hình hoa sen có đặt một âu nhỏ
bằng vàng (cao 0.57cm, có nắp, đường kính
0.54cm); trong vị là một viên ngọc trong suốt, dài 0.16cm.
- Bên cạnh vò là một vòng tròn nhỏ bằng vàng
(đường kính 0.12cm, được đốn là một bộ phận của
hoa tai).
16 Trong báo cáo của L. Finot và L.Goloubew, kích thước của các nền móng có phần khác biệt so với báo cáocủa L. Aurousseau. Theo bản vẽ của L. Finot, L.Goloubew, kích thước của các nền móng tháp lần lượt là, A: của L. Aurousseau. Theo bản vẽ của L. Finot, L.Goloubew, kích thước của các nền móng tháp lần lượt là, A: (6.30 x 4.60)m, B: (5.45 x 5.30)m, C: (5.90 x 5.90)m [Finot L., Goloubew V., 1925, pg. 470].
Những hiện vật thu được ở tháp Bắc (C) Đại Hữu
[Aurousseau L.,1926b, PL XIII]
Hiện vật trong hố thiêng tháp nam (A) Đại Hữu
[Aurousseau L.,1926b, PL XXI]
- Quây quanh những vật kể trên, đứng thành vòng tròn mà tâm là hoa sen vàng và âu vàng đựng ngọc là 7 vị nhỏ xíu bằng kim loại (đồng) rất mỏng mà 2 chiếc đã bị dập nát hoàn toàn, mỗi chiếc đựng 2 - 3 viên ngọc nhỏ ngập trong cát mịn và đậy bằng
một lá đồng mỏng hình vng.
- Nằm bên cạnh vòng trịn này, trong
khn khổ của 4 vị, 4 góc, khơng ra hàng lối
gì là 3 mảnh thạch anh tương đối lớn, có
hình thù mảnh vỡ tự nhiên.
Cuộc khai quật lịng Kalan phía nam
(A) cho thấy, tháp A rất giống tháp C cả về
đất lấp, sâu 60cm, lớp đá cuội đến độ sâu 4m và lớp cát mịn. Có khác là khơng thấy con rùa trên lớp cát. Dưới lớp cát, cách bố trí hiện vật và hiện vật cũng rất giống tháp
C: 4 vò đất ở 4 góc, lá vàng hình hoa sen ở giữa, âu vàng
đặt trên hoa sen, 7 vò đồng quay tròn xung quanh. Trong âu
là một viên ngọc màu tím, khác viên trong suốt ở tháp
C, cạnh âu là một hoa tai, có hình hơi lạ, thô sơ, hình
chiếc lưỡi vàng treo móc vào vịng; 7 vị chứa mỗi vò một
viên ngọc ngập trong cát và đậy bằng một lá đồng hình vng.
Cuộc khai quật lịng tháp giữa (B) cho thấy ở đây
khơng có gì. Henry de Pirey đã bóc lớp đất phủ sâu
3.30m đến lớp sỏi dày từ độ sâu 3.31m đến 4m. Dưới lớp
sỏi là một lớp đá ong, dày 0.50m, dưới nữa là sinh thổ [Aurousseau L.,1926b].
Như vậy, cuộc khai quật tại Đại Hữu đã tìm thấy hố thiêng nằm giữa lịng tháp A và C, cấu trúc và hiện vật trong hố thiêng của hai tháp khá tương đồng.
Ngoài ra, cuộc khai quật tại di tích này cũng tìm thấy nhiều hiện vật có giá trị, tiêu biểu là: 01 tượng Phật (Budda) bằng đồng, cao 0.445m (hiện giữ tại BT Lịch sử
Tượng Prajnaparamita Đại Hữu tại BT Đà Nẵng
[Nguồn: Boisselier J., 1963, pg. 493]
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) (BA 18); 01 tượng Lokecvara bằng đồng, cao 0.335m (BA 19); 01 tượng Prajnaparamita bằng đá, cao 0.65m (BA 20); 01 tượng nhỏ của Lokecvara mạ đồng, cao 0.122m (BA 21); 01 vật thờ cúng bằng kim loại, cao 0.082m; các mảnh vỡ của một bức tượng bằng sành khác và 01 mảnh vỡ Yoni (dài 0.29m, rộng phần trong 0.37m, phần ngồi 0.17m và cao 0.17m) có minh văn 2 mặt ở phần vịi, mỗi mặt 3 dòng. Nội dung minh văn ca ngợi sự thơng minh, mạnh mẽ và lịng từ bi của Ratna - Lokecvara, sự giàu có của vua Jaya Sinhavarman, cũng như việc xây dựng một ngôi đền, thờ Ratna - Lokesvara ở vùng đất có tên gọi Vrddha - Ratnapura [Finot L., Goloubew V., 1925, pg. 471 - 472].
Di tích tháp Đại Hữu hiện nay khơng cịn gì ngồi những mảnh gạch vỡ nằm ngổn ngang trên mặt đất. Gạch màu đỏ thẩm, xốp, có nhiều lỗ nhỏ li ti (lỗ khí), giữa có lõi đen, dựa vào độ dày có thể chia làm hai loại: loại 1 có độ dày từ 5 - 5.5cm, loại 2 dày từ 6.0 - 6.5cm, cả hai loại đều có chiều rộng từ 16.5 - 18.0 cm, chiều dài từ 28.0 - 31.0cm.
Trên phạm vi di tích, người dân lấy gạch Champa xây một ngôi miếu Bà, dân gian gọi là miếu Nữ Hồng, có thể là Thiên Y Ana, thuộc phong cách kiến trúc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (BA 1). Trong khu vực vườn nhà ông Trần Văn Ngọc, năm 2005, cịn thấy dấu vết một nền móng cao 57cm với kết cấu 8 lớp gạch xếp chập khối, khơng có chất kết dính. Phía dưới móng gạch là lớp đất cát pha sét có màu vàng trộn lẫn cuội sỏi [Lê Đình Phụng, 2005, tr. 7].
Hiện nay, đa phần các hiện vật của di tích tháp Đại Hữu đã bị thất lạc. Trước đây, BT Điêu khắc Champa Đà Nẵng có lưu giữ một tượng Padmapani (Bồ Tát Liên
Hoa) bằng sa thạch, cao 0,97m, tạo hình trong
tư thế đứng, hai tay cầm hai búp sen, đặt trên
hai trụ đỡ, búi tóc vấn theo kiểu Jata - mukuta và có thiết trí hình tượng Phật A Di Đà ở phía trước, niên đại thế kỷ IX - X nhưng tượng đã bị mất cắp năm 1988. BT Lịch sử
thành phố Hồ Chí Minh đang trưng bày một tượng Phật bằng đồng17 và một tượng Quan thế âm Bồ tát (Avalokitesvara) bằng đồng (BA 22)18, niên đại thế kỷ IX - X có nguồn gốc tại di tích tháp Đại Hữu. Ngồi ra, tại BT Lịch sử quốc gia Hà Nội cũng đang giữ một tượng Prajnaparamita bằng đá, cao 0.78m cũng có nguồn gốc tại di tích này (BA 23)19.
Dựa vào tài liệu bia ký và các tác phẩm điêu khắc bằng đá, đồng, có thể khẳng định, ngơi đền Đại Hữu được xây dựng dưới thời Jaya Sinhavarman (898 - 908), nhằm cúng hiến cho Ratna - Lokesvara.
2.1.1.2.3. Di tích Hỷ Duyệt
Những thơng tin đầu tiên về di tích đền tháp này được L. Cadière đề cập trong bài viết “Vestiges de l'occupation chame au Quang - Binh” đăng trên BEFEO năm 1904; sau đó, H. Parmentier trích dẫn lại trong tác phẩm “Inventaire descriptif des
monuments čams de l’Annam”, Tome Premier (1909). Khi L. Cadière khảo sát di tích
này vào đầu thế kỷ XX, ơng vẫn cịn nhận ra ở vùng đất có tên gọi “Tháp xứ”/“Thượng tháp xứ” hay “Thầy Ngơ xứ” thuộc xóm Đớ/Đá, cuối làng Hỷ Duyệt, thường gọi là Kẻ Địi, về phía Tây có ba gị gạch nhỏ, dài 60m, rộng 40m, cao từ 4 đến 5m so với mặt đất. Tồn bộ vùng gị được bao phủ bởi cây cỏ và những viên gạch nổi lên khắp bề mặt. Những viên gạch to, màu đỏ, rộng từ 18 - 20cm, dày từ 5 - 6cm, chiều dài không thể xác định. Theo L. Cadière, trục của ngơi đền hoặc của tồn bộ cơng trình này hình như nằm theo hướng đơng tây. Ở phía đơng, trên gị chính có một ụ đất nhơ lên, ở trung tâm cũng có một ụ đất khác và ở phía sau, có lẽ cịn một ụ đất khác. Những vùng đất nhơ lên hình như do ngơi đền chính và các ngôi đền phụ bị đổ tạo thành. Tên trong sổ địa
17 Tác phẩm này là một pho tượng Phật đúc bằng đồng, đứng trên tòa sen, cao 0.45m, hai tay đang bắt ấn vơ úy(Vitarva – mudra), tóc xoắn thành ba tầng, có mắt thứ ba trên trán (huệ nhãn/urna). (Vitarva – mudra), tóc xoắn thành ba tầng, có mắt thứ ba trên trán (huệ nhãn/urna).
18 Tác phẩm được làm bằng đồng thể hiện ngài Quan Thế âm Bồ tát Avalokitesvara, trong tư thế đứng, ngực nở,eo thon, mang nhiều trang sức ở tai, cổ, bắp tay, cổ tay, cổ chân,…khuôn mặt đầy đặn. Đơi mắt mở, tóc búi cao eo thon, mang nhiều trang sức ở tai, cổ, bắp tay, cổ tay, cổ chân,…khuôn mặt đầy đặn. Đơi mắt mở, tóc búi cao có miện chạm hình tượng Phật A Di Đà ngồi. Tượng có 4 tay, 2 tay sau hơi cong vào một tay cầm quyển sách, 2 tay trước đưa ra cầm nụ sen và bình nước cam lồ. Kích thước: cao: 52cm; ngang: 30cm. Tượng Avalokitesvara Đại Hữu đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 2599/QĐ-TTg, ngày 30/12/2013 công nhận là Bảo vật Quốc gia (đợt 2) [Trần Thị Diệu Hồng, 2014, tr. 70]. Tác phẩm này không thấy đề cập trong báo cáo của L. Finot và L. Aurousseau.