internet, mạng xã hội…)
1.3.4.1. Quá trình đổi mới đất nước trong cơ chế thị trường với công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên
Như chúng ta đã biết sự nghiệp đổi mới ở nước ta bắt đầu từ năm 1986, trải qua hơn 35 năm, đã thu được những thành tựu quan trọng, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một mặt tạo ra thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác nó ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người, đặc biệt là với sự hoàn thiện nhân cách thanh niên - thế hệ trẻ nhạy bén, dễ tiếp nhận và thích nghi với những điều mới mẻ. Cơ chế thị trường có tác động "hai mặt", do đó cơng tác giáo dục đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay khơng thể khơng tính đến mối liên hệ giữa nhân cách, lối sống và cơ chế thị trường, cơ chế thị trường chi phối mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội và con người.
Một số tác động tích cực
Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo nên sự năng động trong toàn xã hội và nâng lên đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi đối với công tác giáo dục cho thanh niên. Nhiều thanh niên vượt khó vươn lên trong học tập, sẵn sàng tham gia phong trào thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh, tuổi trẻ lập nghiệp... chính là nhờ họ đã có một lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp.
Mặt khác, cơ chế thị trường cũng chính là mơi trường tốt để cho mỗi thanh niên có điều kiện thử sức, thử tài, đồng thời là yếu tố rèn luyện tư duy sáng tạo cho họ, tạo ra động lực kích thích cho thanh niên tự giác học tập, tu dưỡng rèn luyện, nghiên cứu khoa học trang bị tri thức mới để có thể có được cơ hội tốt sau khi ra trường.
40
Trong cơ chế thị trường, khi lợi ích cá nhân che lấp lương tâm và trách nhiệm đạo đức, thì sự khơn ngoan, tính năng động, những nỗ lực ý chí khơng cịn là biểu hiện cho sức mạnh bản chất con người. Trái lại, chúng dễ biến thành phương tiện và kích thích cho những thói hư, tật xấu. Do bị tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, nếu thiếu bản lĩnh và khơng có lý tưởng, niềm tin vững vàng, nếu khơng có ý thức chính trị tư tưởng đúng đắn, thanh niên dễ bị sức mạnh của đồng tiền chi phối mà xem nhẹ những giá trị đạo đức và nhân văn. Đại hội XI (2011), Đảng ta cảnh báo: “Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp... làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”. Năm năm sau, tại Đại hội XII, Đảng ta vẫn cảnh báo và đặt ra trọng
trách: “Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, ít nhất trong
tầm nhìn tới năm 2021.
1.3.3.2. Sự tác động của xu thế tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự nhảy vọt của cách mạng khoa học - công nghệ, sự xuất hiện của kinh tế trí thức như là xu hướng tất yếu, đây là nhân tố tác động quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển lối sống, đạo đức thanh niên.Tồn cầu hóa cũng góp phần hình thành một xu hướng đạo đức mới trong nhân cách thanh niên. Đó là, đạo đức thanh niên hiện nay có sự giao thoa hài hịa giữa cái riêng của dân tộc và cái chung của đạo đức các dân tộc trên thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đến sự hồn thiện đạo đức, nhân cách của thanh niên, mặt trái của tồn cầu hóa có tác động tiêu cực khơng nhỏ. Tồn cầu hóa đặt ra rất nhiều thách thức đối với sự phát triển đất nước, với việc xây
41
dựng nguồn nhân lực nói chung và với việc xây dựng nhân cách thanh niên nói riêng trên cả ba mặt: Chính trị, kinh tế và văn hóa làm biến đổi về tư tưởng, tình cảm, lối sống… Bởi trên phương diện kinh tế, tồn cầu hóa càng phát triển càng làm cho quá trình phân cực giàu nghèo lớn; trên phương diện văn hóa, văn hóa phương Tây tấn công ồ ạt vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Điều này, khơng những làm các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc bị xói mịn mà cịn làm mất ổn định xã hội. Về phương diện chính trị, phương Tây lấy tồn cầu hóa làm cơng cụ truyền bá quan điểm về chính trị, về giá trị, văn hóa, tư tưởng của họ… Tất cả những thách thức này có ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách, đến việc nhận thức và xây dựng những chân giá trị trong mỗi thanh niên. 1.3.3.3. Âm mưu và hoạt động “Diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch Các thế lực phản động tăng cường chống chủ nghĩa xã hội bằng những âm mưu và thủ đoạn hết sức thâm độc, trong đó có âm mưu “diễn biến hồ bình”. Đây là chiến lược tấn cơng trên quy mơ tồn cầu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch do Mỹ khởi xướng nhằm thủ tiêu chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thông qua sử dụng tổng hợp các phương thức, thủ đoạn hoạt động thâm độc, tinh vi trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hố, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tơn giáo làm đòn đẩy; lấy sức mạnh quân sự để đe doạ, trấn áp, ủng hộ lực lượng chống đối bên trong, gây bạo loạn, lật đổ. Thế lực thù địch, phản động luôn xác định Việt Nam là một trọng điểm chống phá trong chiến lược “Diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ của chúng hịng xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa Việt Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cuộc chiến tranh "phi chiến tranh" này thúc đẩy tự do kinh tế, tự do chính trị nhằm làm giảm sút ý chí, làm thay đổi quan điểm tư tưởng của sinh viên thanh niên để chuyển hóa, hịng làm phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa và theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản, nếu khơng chuyển hóa được sẽ kết hợp diễn biến hịa bình với bạo loạn để lật đổ chế độ chính trị ở Việt Nam.
42
Thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã và đang là đối tượng mà chiến lược “Diễn biến hồ bình” hướng tới để tác động. Chúng tìm cách lơi kéo, tấn công vào ý thức hệ, làm sa sút niềm tin, gây hoang mang dao động, kích động chia rẽ gây mất đồn kết trong nội bộ thanh niên... Bằng con đường giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, các thế lực thù địch hướng vào lớp trẻ, gây tư tưởng sùng bái lối sống phương Tây, văn hoá phương Tây, tự do kiểu phương Tây, phá hoại các giá trị văn hoá truyền thống, tạo ra mâu thuẫn, xung đột tư tưởng giữa các thế hệ. Mục đích của chúng là làm suy yếu những người trung kiên, đồng thời làm suy thối tư tưởng chính trị đối với thế hệ trẻ, tạo ra một lớp người “mất gốc” dễ chấp nhận chủ nghĩa tư bản. Do đó, giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên tỉnh Bắc Ninh đứng trước yêu cầu phải sớm hình thành cho họ thế giới quan khoa học, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng. Có như vậy, họ mới có đủ “sức đề kháng” trước thủ đoạn thâm độc của kẻ thù.