1.2. Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế
1.2.4. Các yếu tố tác động tới quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế
1.2.4.1. Quan điểm chính trị: Hiện nay, QHQT có vai trị rất lớn và chi phối đến mọi ngành, lĩnh vực và cuộc sống của con người. Hoạt động HTQT tổ chức tốt hay không phụ thuộc phần nào vào yếu tố quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia liên quan. Thơng qua HTQT, các quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế và thương mại được thiết lập sẽ là cơ sở và tiền đề cần thiết cho việc tổ chức thực hiện được hoạt động này. Bên cạnh đó, thơng qua HTQT mà cụ thể là quan hệ ngoại giao, việc tham gia các tổ chức quốc tế sẽ tạo những cơ hội tốt cho việc tổ chức các hoạt động HTQT. Khơng có những mối quan hệ này, HTQT sẽ bị hạn chế cả về quy mơ và hình thức tổ chức.
Quản lý nhà nước về HTQT phụ thuộc nhiều vào các quan điểm chính trị của Đảng và Nhà nước. Trong chính sách đối ngoại ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn kiên định lập trường quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề có tính ngun tắc. Những nội dung về cách mạng triệt để, về vấn đề dân tộc và quốc tế, về tình đồn kết quốc tế vơ sản
trong học thuyết Mác- Lênin luôn được quán triệt và vận dụng. Nội dung cốt lõi của tư tưởng
Hồ Chí Minh là giữ vững độc lập, tự chủ, hịa bình và đồn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Chính sách ngoại giao theo Hồ Chí Minh là đối ngoại mở rộng, hòa hiếu với các dân tộc, "thêm bạn bớt thù", "làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và khơng gây thù ốn với ai". Tư duy "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Hồ Chí Minh ln là ngun tắc, phương châm, phương pháp chỉ đạo hoạt động đối ngoại và xử lý các vấn đề quốc tế.
1.2.4.2. Hệ thống pháp luật: Đối với các ngành kinh tế, xã hội của một quốc
gia, luật pháp và chủ trương chính sách của nhà nước ln đóng vai trị then chốt và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động của ngành. Việc triển khai HTQT chịu sự chi phối của luật pháp trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, từng ngành cụ thể trong HTQT chịu tác động của nhiều ngành liên quan, như: Ngoại giao, An ninh quốc phòng, Kinh tế, Thương mại, Xây dựng… do đó, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các ngành có vai trị đặc biệt quan trọng trong HTQT của từng ngành riêng biệt. Trong quá trình triển
khai HTQT địi hỏi phải thận trọng, có những nghiên cứu kỹ lưỡng về luật pháp nước sở tại trong triển khai hợp tác, trong lời nói và trong ký kết văn bản khi đàm phán…
Cơ chế, chính sách là điều kiện quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động HTQT của chủ thể, bởi HTQT có mối quan hệ tương quan với nhiều ngành kinh tế, xã hội khác. Giáo dục - Đào tạo ảnh hưởng đến kết quả nguồn nhân lực trong HTQT, ảnh hưởng đến ý thức người dân trong HTQT. Một cơ chế thơng thống về giấy tờ trong q trình đi lại, hay một chính sách phát triển cơ sở hạ tầng trong giao thông phù hợp sẽ là tiền đề cho HTQT trên nhiều lĩnh vực
kinh tế- xã hội. Việc đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh sẽ giúp tăng cơ hội cạnh tranh trong
HTQT. Trong An ninh quốc phịng, một chính sách an ninh quốc phịng chặt chẽ, bảo vệ lợi ích chính đáng của cơng dân và bảo đảm tốt việc tuân thủ luật pháp xã hội, ổn định chính trị sẽ tạo ra niềm tin cho các đối tác. Vì vậy, để HTQT có hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra cần phải có được sự nhận thức rõ ràng của các cấp, các ngành về vai trò của HTQT. Thế giới đang đối mặt với nhiều biến động như: thiên tai, bất ổn chính trị, chiến tranh, dịch bệnh… Trong bối cảnh tồn cầu hóa, những biến động này có thể tác động đến các ngành kinh tế của các quốc gia, trong đó có HTQT. Để có cơ chế, chính sách phù hợp với từng biến động, từng thời kỳ, cần phải có sự liên kết của các Bộ, ngành liên quan để xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài và vững vàng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xúc tiến được sâu rộng.
Năng lực của chủ thể tổ chức thực hiện QLNN về HTQT cũng chịu sự chi phối của hệ thống các văn bản pháp luật liên quan về hoạt động HTQT. Văn
bản luật gần nhất liên quan đến HTQT và Luật Thỏa thuận quốc tế được Quốc hội khóa XIV thơng qua năm 2020. Ngồi ra cịn phải kể đến một số văn bản như: Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ- CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về việc xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Quyết định số 06/2020/QĐ- TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về quản lý HTQT về pháp luật; Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, ngày 26/9/2012 của Chính phủ Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;...
1.2.4.3. Lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc: Văn hóa và các thành tố của nó như: ngơn ngữ, tơn giáo, lối sống, truyền thống, phong tục, tập quán… đã tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, được quy định bởi các yếu tố như: nhân chủng, vị trí địa lý,… Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội. Giữa HTQT và văn hóa có mối quan hệ biện chứng rõ ràng. HTQT khai thác các yếu tố văn hóa và làm nền tảng cho hoạt động của mình và ngược lại, HTQT góp phần khơi phục và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống. Văn hóa ảnh hưởng đến các vấn đề mang tính chiến lược trong HTQT như: lựa chọn mục tiêu, lựa chọn đối tác hợp tác. Để triển khai tốt HTQT cần đảm bảo những giá trị văn hóa mang tính phổ cập, thống nhất và cần chú trọng những giá trị văn hóa mang tính đặc thù. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
HTQT, đặc biệt là ảnh hưởng đến nội dung và hình thức HTQT. Nội dung phải phù hợp với thuần phong mỹ tục và các yếu tố, các vấn đề khác. Nếu những nội dung HTQT vi phạm đến những quy tắc xã hội thì hiệu quả hợp tác sẽ khơng cao hoặc sẽ phản tác dụng. Do đó, địi hỏi các chủ thể của HTQT cần quan tâm nghiên cứu triệt để các yếu tố này để có định hướng trong việc xây dựng chương trình, nội dung và kế hoạch thực hiện.
Truyền thống lịch sử, văn hóa Việt Nam trong hoạt động ngoại giao như vừa đánh vừa đàm, vừa cương vừa nhu, quan tâm đến quan hệ hữu hảo với láng giềng luôn được đề cao. Tinh thần "bán anh em xa mua láng giềng gần" trong truyền thống Việt Nam ngày nay vẫn đươc kế thừa và phát huy bằng quan điểm "giúp bạn là tự giúp mình". Nét nổi bật trong truyền thống là ngoại giao hịa bình. Nó thể hiện tư tưởng nhân văn, bắt nguồn từ bản sắc văn hóa dân tộc. Nó được quy định bởi vai trị, vị trí địa vị chính trị của nước ta. Trong q trình xây dựng và phát triển, Việt Nam luôn phải đối mặt với âm mưu khuất phục của các thế lực ngoại bang lớn mạnh. Song truyền thống Việt
Nam thể hiện rõ là tinh thần quật khởi, không chịu khuất phục; mặt khác luôn chủ động, khôn khéo, linh hoạt và mềm dẻo.
Khoảng cách địa lý đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động HTQT. Khoảng cách địa lý sẽ liên quan đến việc tổ chức các cơng việc triển khai hợp tác. Ví dụ: nếu khoảng cách địa lý là lớn sẽ ảnh hưởng đến kinh phí thực hiện của đồn cơng tác: hành trình di chuyển sẽ dài hơn, chi phí cho các phương tiện chuyên chở sẽ gia tăng, các phụ phí cũng gia tăng do thời gian kéo dài. Bên cạnh đó, địa lý ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên tham gia đồn cơng tác do những thay đổi về điều kiện khí hậu, giờ sinh học...
Có thể nói, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới quy mơ, chương trình, các mặt nội dung và cả hình thức tổ chức các hoạt động HTQT cụ thể.
1.2.4.4. Các xu hướng chính trị trên thế giới: là những yếu tố ngoại cảnh
quan trọng tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về HTQT.
Tồn cầu hóa là một xu thế, một q trình lịch sử trong giai đoạn hiện nay vẫn đang tiếp diễn, đang vận động, phát triển nhanh và phức tạp. Tồn cầu hóa bắt đầu từ kinh tế và cho đến nay vẫn chủ yếu là kinh tế. Tồn cầu hóa là kết quả của sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và sự gia tăng các mối liên hệ, liên kết, sự tùy thuộc vào chế ước lẫn nhau giữa các nước trong cộng đồng quốc tế. Có thể nói tồn cầu hóa là q trình phổ biến trên phạm vi tồn cầu những giá trị, hoạt động, mơ hình... nhất định. Do nhiều ngun nhân, q trình tồn cầu hóa hiện nay là một q trình đầy mâu thuẫn mang tính hai mặt cả tích cực và tiêu cực. Tồn cầu hóa tạo cơ hội cho mọi chủ thể rút ngắn khoảng cách phát triển. Thông qua giao lưu, trao đổi, hợp tác, tồn cầu hóa tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị, sự tơn trọng lẫn nhau giữa các nước, các nền văn hóa, văn minh. Đây là q trình tiến hóa, là bước phát triển tích cực của xã hội. Ở khía cạnh khác, tồn cầu hóa là xu hướng bành trướng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra toàn thế giới, là sự tồn cầu hóa giá trị của các
nước tư bản chủ nghĩa phương Tây. Đây là xu thế tiêu cực đặt ra những thách thức, nguy cơ phải đối phó khi gia nhập q trình tồn cầu hóa ở Việt Nam.
Diễn biến hịa bình là chiến lược tiến cơng trên quy mơ toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động nhằm chống phá, tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản và phong trào cách mạng trong điều kiện không thể thắng lợi về quân sự, chiến lược này được tiến hành thông qua sử dụng tổng hợp các phương thức, thủ đoạn phá hoại tinh vi trên mọi lĩnh vực xã hội kết hợp với răn đe quân sự. Việt Nam tham gia HTQT trong bối cảnh quá trình diễn biến hịa bình đã làm thoái trào phong trào cộng sản quốc tế và đang đe dọa chuyển hóa thể chế chính trị ở Việt Nam. Ngay tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1993, Đảng đã chỉ rõ nguy cơ diễn biến hòa bình là một trong bốn nguy cơ đối với nước ta. Quan điểm này luôn được Đảng khẳng định trong các văn kiện Đại hội sau này.
HTQT còn chịu tác động từ những bất ổn chính trị, khủng bố, khủng
hoảng kinh tế… Đây là những yếu tố bất khả kháng. Vấn đề bất ổn chính trị gây ảnh hưởng rất lớn đến HTQT. Tại khu vực Đơng Nam Á, tình trạng chính trị nội bộ của Thái Lan, Myanma là một điển hình. Các cuộc biểu tình chống chính phủ, tình trạng thiết qn luật ở đây đã ảnh hưởng lớn đến nước này. Những yếu tố khách quan này sẽ có tốc độ lan tỏa rất nhanh và ảnh hưởng đến định hướng, chính sách HTQT các quốc gia.
1.2.4.5. Các nguồn lực:
Nguồn lực tự nhiên là điều kiện cần để phát triển các hoạt động HTQT. Nguồn lực tự nhiên bao gồm: nguồn tài nguyên của mỗi chủ thể. Đây là điều kiện cần để từ đó các chủ thể xây dựng chương trình HTQT trong xúc tiến đối với mỗi thị trường. Từ đó xác định được những điểm mạnh, những nét khác biệt của mình để nâng cao hình ảnh của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Mỗi quốc gia với nguồn lực tự nhiên sẵn có của mình sẽ là lợi thế cho họ trong quá trình triển khai các hoạt động HTQT. Dựa trên những điều kiện tự nhiên có sẵn, bên cạnh cơng tác bảo tồn tốt sẽ làm nền tảng vững chắc cho họ phát triển. Đối với một số quốc gia khơng có sẵn nguồn lực tự nhiên, họ phải mất thêm nhiều công đoạn nữa để xây dựng một thương hiệu riêng cho mình.
HTQT địi hỏi nguồn nhân lực trực tiếp và gián tiếp tham gia phải có trình độ cao cả số lượng và chất lượng. HTQT có liên quan đến nhiều ngành và các lĩnh vực khác nhau và chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước. Để triển khai hoạt động HTQT cần có sự tham gia của nguồn nhân lực trên với nhiều nghề khách nhau. Yêu cầu đối với nhân lực nói chung là phải có trình độ chun mơn cao, tỷ mỉ, có kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với từng vị trí, được đào tạo có hệ thống, có bài bản, thường xuyên và liên tục được cập nhật kiến thức. Với ý nghĩa của nguồn nhân lực như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về HTQT cần phải có chiến lược quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực với những nội dung sau: Thứ nhất, cần dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực từ đó có định hướng cho việc đào tạo. Để đào tạo hiệu quả nguồn nhân lực cho HTQT, việc nắm bắt nhu cầu đào tạo là rất quan trọng. Đây là cơ sở cho các cơ sở đào tạo xây dựng mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, phương thức đào tạo…; Thứ hai là xác định cơ cấu nguồn nhân lực đề có định hướng về cơ cấu đào tạo, tránh sự mất cân bằng giữa cung và cầu về lao động trên thị trường và tránh lãng phí; Thứ ba là nội dung trong chương trình đào tạo nguồn nhân lực cần phải được chuẩn hóa; Thứ tư là cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ cần được quan tâm thường xuyên. Đây là cơ hội để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý về HTQT hợp với xu thế phát triển của thế giới. Bên cạnh đó, đối với nhân lực làm việc trong lĩnh vực HTQT ngồi những kiến thức chun mơn cần nắm vững, đòi hỏi cần phải sử dụng thơng thạo các ngoại ngữ thơng dụng, có kinh nghiệm và kiến thức trong QHQT, có kiến thức về văn hóa, xã hội của các nước, có kinh nghiệm trong giao tiếp và đàm phán.
1.2.4.6. Sự phát triển khoa học công nghệ:
Tham gia q trình HTQT, Việt Nam có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp. Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay thực chất bất bình đẳng khi nhiều đối tác của Việt Nam có tiềm lực kinh tế-kỹ thuật mạnh hơn, nhiều kinh nghiệm hơn trong HTQT. Với tiềm lực kinh tế nhỏ bé, khoa học kỹ thuật kém phát triển cùng với sự thiếu hiểu biết về thị trường, về luật pháp quốc tế, Việt Nam dễ vào thế yếu trong đàm phán song phương và đa phương, hoặc dễ thua thiệt trong hợp tác kinh tế quốc tế.
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, công nghệ, HTQT cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội khác đều chịu tác động sâu sắc. Hoạt động HTQT hiệu quả cần dựa vào khoa học, kỹ thuật mà chủ yếu là công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin phát triển khiến cho việc trao đổi, cung cấp thơng tin về q trình hợp tác được diễn ra nhanh chóng, kịp thời. Đặc biệt,