Hệ thống di tích lịch sử văn hố trên địa bàn thành phố Chí Linh

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử tại thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 43 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về hệ thống di tích lịch sử văn hố trên địa bàn thành phố Chí

2.1.2. Hệ thống di tích lịch sử văn hố trên địa bàn thành phố Chí Linh

gia từ trung tâm thị xã đi Bắc Giang. Về đường thuỷ, thị xã có 40 km đường sơng với 4 con sông bao bọc là sông Kinh Thầy, sông Thương, sơng Thái Bình, sơng Đơng Mai. Những đặc điểm riêng về địa lý đã tạo cho Chí Linh có vị trí chiến lược quân sự, kinh tế quan trọng. Có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế , tiếp cận nhanh với thị trường trong vùng và cả nước. Về vị trí quốc phịng Chí Linh là ranh giới giữa vùng núi Đơng Bắc và đồng bằng Bắc Bộ nên có một tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phịng thủ Quốc gia.

Chí Linh cịn là vùng đất thiêng, vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng, nơi hội tụ của những người tài. Trong bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, vùng đất Chí Linh được gắn liền với tên tuổi của nhiều danh nhân nổi tiếng như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, anh hùng dân tộc - danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Vạn Thế Sư Biểu Chu Văn An, Bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ, Đệ Nhị và Đệ Tam của Thiền phái Trúc Lâm là Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả….

Sau hơn 10 năm kể từ khi được thành lập Thị xã Chí Linh, nay là thành phố Chí Linh, thành phố đã có sự phát triển mạnh mẽ, đồng bộ trên các phương diện, xác định rõ lợi thế của mình, và tập trung xây dựng 02 đề án trọng điểm về phát triển kinh tế, trong đó có chú trọng “Phát triển du lịch, dịch vụ gắn với phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn”. Chí Linh hiện là trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại, du lịch và cơng nghiệp của tỉnh Hải Dương, giữ vị trí chiến lược quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

2.1.2. Hệ thống di tích lịch sử - văn hố trên địa bàn thành phố ChíLinh Linh

Trong những năm gần đây, cơng tác quản lý di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Chí Linh được thực hiện một cách tích cực, trên tồn Chí Linh có 392 di tích lịch sử đã được xếp hạng, trong đó: 08 di tích đã được xếp hạng

Quốc gia đặc biệt; 13 di tích được xếp hạng Quốc gia và 371 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn thành phố đa dạng về loại hình như: đền, đình, chùa, nhà thờ họ, miếu, nghè, đàn... Trong hệ thống các di tích lịch sử trên địa bàn thành phố, có nhiều khu di tích tiêu biểu, là điểm du lịch, trung tâm văn hóa tâm linh nổi tiếng của cả nước như khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc, hằng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến thăm quan, thắp hương chiêm bái.

Khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa, tơn giáo - tín ngưỡng lớn ở khu vực đông bắc châu thổ Bắc Bộ. Trải qua trên 700 lịch sử, tại khu di tích này, các lễ hội truyền thống gắn với khu di tích vẫn được duy trì, có sức thu hút đặt biệt, trở thành nhân tố khơng thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của cộng đồng. Hàng năm, hội Côn Sơn (gắn với Trúc Lâm đệ tam Tổ - Huyền Quang) được bắt đầu từ rằm tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Giêng... Lễ hội đền Kiếp Bạc (gắn với ngày giỗ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn) được tổ chức từ ngày 16 tháng 8 và kết thúc vào ngày 20 tháng 8 (Âm lịch) hàng năm... Ngoài ra, trong khu vực di tích cịn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật của nhiều thời kỳ lịch sử, có giá trị độc đáo.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt đó, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cơn Sơn - Kiếp Bạc là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 548/QĐ-TTg, ngày 10/5/2012).

Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn: tên Nôm là chùa Hun, tên chữ là Thiên Tư Phúc tự, Tư

Phúc tự, Côn Sơn tự, được xây dựng từ thế kỷ XIV, đã qua nhiều lần trùng tu. Các hạng mục kiến trúc chính của chùa hiện nay gồm: hồ bán nguyệt, tam quan, sân trước, tiền đường (5 gian, 2 chái), thiêu hương (3 gian), thượng điện (3 gian), nhà Tổ, điện Mẫu, vườn tháp, nhà bia, cùng một số hạng mục phụ trợ khác…

Tả, hữu hậu hành lang: hai dãy tả, hữu hậu hành lang dài 75,13m, rộng

3,86m, mỗi bên gồm 29 gian.

Thanh Hư động: nằm ở phía Tây Bắc núi Cơn Sơn. Đây là một thung

lũng, được bao bọc bởi núi Côn Sơn và núi Ngũ Nhạc, giữa là suối Cơn Sơn. Thanh Hư động bao gồm nhiều cơng trình kiến trúc nổi tiếng, gắn với một số danh nhân, hiền sĩ thời Trần và thời Lê, như nhà ở của Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, cầu Thấu Ngọc, nền nhà Nguyễn Trãi, bàn đá, suối Côn Sơn…

Đền thờ Nguyễn Trãi: Khu đền có 15 hạng mục cơng trình. Đền chính

rộng 200m2, mặt bằng kiến trúc dạng chữ Công.

Đền thờ Trần Nguyên Đán: Đền được dựng trên mặt bằng kiến trúc

dạng chữ Đinh, gồm bái đường và hậu cung. Kiến trúc bái đường gồm 2 tầng, 8 mái. Hậu cung là nơi đặt tượng Trần Nguyên Đán, được đúc bằng đồng. Cạnh đền thờ là dấu tích nền nhà cũ của quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, hiện được bảo tồn nguyên trạng.

Núi Ngũ Nhạc: là dãy núi xoải dài từ Bắc xuống Nam, với chiều dài

hơn 4km, gồm có 5 đỉnh. Đỉnh cao nhất khoảng 238m, nằm về phía Đơng Bắc của dãy Côn Sơn. Các ngôi đền/miếu ở đây đều được xây dựng lộ thiên, bằng các khối đá xanh...

Bàn cờ tiên: đỉnh Côn Sơn là một khu vực khá bằng phẳng. Tương

truyền, từ thời Trần, Pháp Loa Tôn giả - tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm, đã lập một bàn cờ tại vị trí này, tục gọi là Bàn cờ Tiên. Hiện nay, tại khu vực này mới dựng thêm một nhà bia, theo kiểu vọng lâu, với 2 tầng, 8 mái.

Đăng Minh bảo tháp: giữa hai khu vườn tháp, ở phía trên giếng Ngọc,

là Đăng Minh bảo tháp - tháp Tổ Huyền Quang, vị Tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Tổ Huyền Quang viên tịch tại chùa Côn Sơn (1334), tháp mộ của ơng được dựng ở vị trí này. Đăng Minh bảo tháp hiện nay được dựng lại trên nền tháp cũ, trên bình đồ rộng 8,40m, dài 7,78m, gồm 3 tầng, cao khoảng 6m, được ghép bởi những phiến đá hình hộp chữ nhật.

Hồ Cơn Sơn: có diện tích 43 ha, với sức chứa hàng trăm ngàn mét khối

nước. Bao quanh hồ là hệ thống đường dạo, cây cảnh.

Suối Côn Sơn: Bắt nguồn từ hai dãy núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc, dài

khoảng 3km, uốn lượn tạo thành nhiều ghềnh, thác kế tiếp nhau, rồi đổ vào hồ Côn Sơn.

Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc: tức đền thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Trần

Hưng Đạo vương từ), còn được biết đến với các tên gọi khác, như đền Kiếp, đền Vạn Kiếp, đền Trần Hưng Đạo. Đền được xây dựng ở trung tâm của thung lũng Kiếp Bạc, trên một khu đất có diện tích khoảng 13.5km2. Đền quay về hướng Tây Nam, nhìn ra sơng Lục Đầu, gồm các hạng mục kiến trúc: trạm hạ mã, đường thần đạo, nghi môn, sân đền, tả hữu thành các, giếng mắt rồng, tắc mơn, nhà giải vũ, đền chính. Đền chính được dựng theo dạng “tiền nhất, hậu đinh”, gồm tiền tế, trung từ và hậu cung.

Sinh từ: cách đền Kiếp Bạc 800m về phía Đơng Bắc. Để ghi nhớ cơng

lao to lớn của Hưng Đạo vương, vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng đền thờ ngay khi Hưng Đạo vương còn sống, nên được gọi là Sinh từ. Thượng hồng Trần Thánh Tơng đã đích thân viết văn bia ca ngợi cơng lao của Hưng Đạo Vương. Đến nay, Sinh từ chỉ cịn lại phế tích.

Đền Nam Tào: thờ quan Nam Tào, cách đền Kiếp Bạc 500m về phía

Tây Nam, thuộc thơn Dược Sơn. Kiến trúc này được xây dựng trên một không gian thống, với diện tích trên 2km2, gồm các thành phần kiến trúc: trụ biểu, tam quan, gác chuông, gác trống, tả hữu hành lang, đền chính và hậu đường.

Đền Bắc Đẩu: thờ quan Bắc Đẩu, được xây dựng trên đỉnh núi Bắc

Đẩu, trong một khơng gian thống rộng, gồm các hạng mục: nghi môn, gác chng, gác trống, tả hữu hành lang, đền chính, hậu đường và một số cơng trình phụ trợ khác…

Vườn Dược Sơn: tức Dược lĩnh cổ viên. Tương truyền, đây là vườn

thuốc Nam, do Trần Hưng Đạo trồng trên núi Dược Sơn, nay thuộc thôn Dược Sơn, xã Hưng Đạo. Núi Dược Sơn nằm ở phía Nam của đền Kiếp Bạc, với diện tích trồng thuốc Nam khoảng 10 km2.

Ao Cháo: nằm ở phía dưới chân núi Trán Rồng, thuộc địa phận thôn

Bắc Đẩu. Tương truyền, Trần Hưng Đạo đã tập trung quân sỹ để đào ao, đón nước từ hố Máng nước để nấu cháo dưỡng thương cho binh lính. Hiện nay, nơi này chỉ cịn lại phế tích.

Sơng Vang - Xưởng Thuyền: là di tích nằm trên cánh đồng Vạn Yên,

cách đền Kiếp Bạc 1km về phía Bắc. Tương truyền, Trần Hưng Đạo đã cho quân sỹ đào sông Vang ở trung tâm đại bản doanh, để làm đường thủy trong khu vực nội địa của Thái ấp Vạn Kiếp. Tại sông Vang, Trần Hưng Đạo đã cho xây dựng Xưởng Thuyền để đóng, sửa chữa và cất giấu thuyền chiến. Hiện nay, hai di tích này chỉ cịn dấu vết khá mờ nhạt.

Hang Tiền: nằm dưới chân núi Bắc Đẩu, cách đền Kiếp Bạc 500m về

phía Bắc. Tương truyền, đây là nơi cất dấu ngân khố của Phủ đệ Trần Hưng Đạo để phục vụ kháng chiến. Hang Tiền rộng khoảng 1ha. Tại khu vực này cịn dấu tích các vịm hầm đào vào núi, cao 1,5m, rộng 1,3m.

Hố Thóc: cách đền Kiếp Bạc 2km về phía Đơng Nam. Tương truyền,

địa điểm này từng là nơi cất giữ lương thảo. Hiện nay, di tích đã bị hư hại, chỉ cịn lại phế tích.

Viên Lăng: nằm trên gị đất nhỏ, hình trịn, cách đền Kiếp Bạc khoảng

300m về phía Đơng Nam. Tương truyền, Trần Hưng Đạo được an táng ở đây.

Núi Trán Rồng: nằm ở phía sau đền Kiếp Bạc. Trên sườn núi có nhiều

di tích, di chỉ khảo cổ thời Trần...

Sông Lục Đầu - Cồn Kiếm: là nơi đã diễn ra trận Vạn Kiếp lịch sử (năm

1285), chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của quân Nguyên - Mông lần thứ 2. Sơng Lục Đầu có vị trí chiến lược rất quan trọng. Tại đây,

Thượng hồng Trần Thánh Tơng, vua Trần Nhân Tơng đã tổ chức Hội nghị Bình Than. Trên sơng Lục Đầu, trước cửa đền Kiếp Bạc có một cồn cát chạy dài, gọi là Cồn Kiếm. Tương truyền, đây là nơi Trần Hưng Đạo thả kiếm xuống sơng khi đất nước thái bình.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử tại thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w